Cách chọn cây khế

Từ lâu những cây khế đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam không chỉ qua ca dao mà còn ngoài đời thực. Hiện nước ta có 2 giống khế chính là khế chua và khế ngọt. Trong khi khế chua được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn thì những cây khế ngọt được mọi người yêu thích vì hương vị ngon ngọt của chúng mang lại.

Khế ngọt là một nhánh trong họ khế có xuất xứ từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á từ rất nhiều năm nay. Bên cạnh giống khế chua bản địa của Việt Nam thường chỉ dùng như rau sống hoặc nấu canh. Khế ngọt với hương vị ngọt ngào thơm mát đã chiếm được cảm tình của mọi người trở thành loại khế được trồng nhiều nhất tại nước ta hiện nay. Qua nhiều năm lai tạo giống các nhà khoa học nước ta đã cho ra đời những giống khế ngọt cho quả to hơn và thơm ngon hơn.

Đặc điểm của giống khế ngọt

Không cần nói quá nhiều về giống khế này vì hầu như mọi người đều quen thuộc với giống khế ngọt. Cây khế ngọt có thân gỗ phân cành thấp. Chiều cao trung bình của cây khoảng 4m. Ngoài việc trồng để ăn quả thì cây khế ngọt còn được trồng để làm cảnh khá đẹp mắt.

Khế ngọt mọc thành chùm trông rất đẹp

Hoa của cây khế ngọt có dạng hình sao nhỏ liti mọc từng chùm màu trắng khá đẹp. Qủa có dạng hình sao thuôn dài bên trong thịt mọng và vàng. Khi còn xanh khế có màu xanh bóng đến khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng trông rất đẹp.

Giá trị dinh dưỡng của khế ngọt :

Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác, lám mứt, nước quả, … có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng và giải nhiệt. Khế ngọt có hàm lượng itamin C khá cao [25 – 40 mg/100 g thịt quả], lượng carotene có trong 150 quả khoảng 25 – 35 calo/100 g phần ăn được.

Theo như nhiều nghiên cứu thì khế nói chung và khế ngọt nói riêng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đầu tiên phải nói đến hàm lượng Vitamin C khá dồi dào trong khế ngọt cùng hàm lượng chất xơ khá cao. Trong 100g thịt quả có chứa đến 40mg Vitamin C trong đó. Hàm lượng Carotene chiếm đến 35calo/100g thịt quả.

Khế ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Khế ngọt được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu và long đờm giảm cân và cảm cúm khá hiệu quả. Trên cây thế phần thân có tác dụng làm lợi tiểu. Phần rễ cây giúp trừ phong thấp và giảm đau rất hiệu quả. Ngoài ra khế ngọt còn có chứa hàm lượng các loại vitamin như vitamin K, A,C, B1, B2 và P

=>>>>Xem: cây khế đài loan  cây giống cherry

Cách trồng cây khế ngọt cho nhiều quả

Tiêu chuẩn chọn giống 

Khế ngọt thường được nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành. Những cây khế giống con được chọn đem trồng phải đảm bảo được đầy đủ tính trạng của cây mẹ. Cây phải cao trên 50cm và khỏe mạnh không bị sâu bệnh.

Cây giống khế ngọt to khỏe không sâu bệnh

Thời vụ trồng cây

Theo như knh nghiệm đã được truyền lại thì thời vụ trồng tốt nhất là vào tháng 2-3 hàng năm. Bạn có thể trồng thâm canh với khoảng cách 6m mỗi cây.

Tiêu chuẩn đất trồng

Khế ngọt có thể trồng trong nhiều loại đất khác nhau. Tuy vậy loại cây này cho thấy sự thích nghi tốt nhất với loại đất mụn tơi xốp và thoát nước tốt. Độ pH khoảng 6.

Trồng khế ngọt 

Sau khi đã chuẩn bị được đất và chọn được cây giống phù hợp bạn tiến hành trồng cây con xuống đất. Đào một hố nhỏ và đặt bầu đất vào rồi lấp đất xung quanh kín phần cổ rễ. Bạn có thể cắm cọc cho cây để tránh bị đổ. Buộc cây với cọc sau đó tưới nước duy trì độ ẩm trong 3 tuần sau đó.

Chế độ nước

Cây khế ưa ẩm nên bạn cần phải cung cấp nguồn nước thường xuyên để cây phát triển. Định kì sau khi trồng 2 ngày tưới nước 1 lần và giảm dần sau 3 tháng. Khi vào mùa khô cần tăng lượng nước tưới và mùa mưa chú ý thoát nước cho đất tránh ngập úng.

Chú ý việc tưới nước bón phân cho cây khế ngọt

Kỹ thuật cắt tỉa và tạo tán cho cây 

Mục đích của việc cắt tỉa tạo tán để cho cây khế phát triển đều và cành phân bố rộng khắp tán. Việc cắt tỉa còn giúp bạn loại bỏ cành già, cành yếu và cành sâu bệnh để cây tập trung nuôi cành khỏe mạnh. Thời điểm cắt tỉa thích hợp nhất là trước thời kì ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

Một đặc điêm cần chú ý ở cây khế ngọt cũng như các giống khế khác nói chung là phần thân cây to dễ bị ánh nắng làm cho nứt vỏ. Chính vì thế mà việc cắt tỉa tạo tán rộng sẽ giúp che phủ cho thân cây được tốt hơn.

Kĩ thuật cắt tỉa tạo tán cho cây

Bón phân cho cây

Cũng giống như các giống cây khác thì cây khế ngọt cũng cần phân bón để phát triển. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm.

  • 3 năm đầu: Bạn tiến hành bón thúc cho cây lượng phân bón bao gồm 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.
  • 3 năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên cần tăng lượng phân bón lên 4kg NPK và 20kg phân chuồng. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm.

Thu hoạch quả khế ngọt

Khế ngọt chín sau khoảng 3 tháng từ khi ra hoa. Độ chín của quả sẽ tùy thuộc vào màu sắc của quả và bạn muốn thu hoạch ở thời điểm nào. Không nên thu hoạch khi khế ngọt còn xanh vì khế không chín thêm khi thu hoạch. Nên thu hái khi trời mát không mưa và nhẹ nhàng tránh làm dập khế.

=>>>>Giống cây mới

Khế là một loại trái cây nhiệt đới với vị chua đặc trưng. Ngày nay, không ít gia đình chọn cách trồng cây khế chua trong chậu tại nhà để lấy màu xanh tươi mát từ chúng. Khi cây ra hoa khế và kết quả, bạn có thể hái ngay vào nhà, ăn trực tiếp hoặc chế biến các món ăn. Còn gì tiện bằng đúng không nào? Hãy đọc bài viết này để biết cách trồng và chăm sóc cây khế chua trong chậu tốt nhất nhé.

Trồng cây khế chua trong chậu có tác dụng gì?

Khế là loại trái cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Đặc biệt là khế chua, chúng được chứng minh có nhiều công dụng hơn khế ngọt.

  • Quả khế có các vitamin C, B9, B6, B2 và chất xơ, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Nó cung cấp một lượng khoáng chất, bao gồm sắt, kẽm, phốt pho và kali.
  • Tăng cường thị lực. Đẹp da, trị ho.
  • Vỏ khế giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Ngăn chặn sự hấp thu cholesterol gây hại cho ruột, ngừa nguy cơ tim mạch.
  • Khế chua chứa ít calo, ít đường nên là loại trái cây lý tưởng đối với những bạn thích ăn chua và muốn giảm cân đấy nhé.

Điều kiện thích hợp để trồng cây khế chua trong chậu

Cây khế thích thời tiết nóng và có thể dễ dàng trồng được trong chậu. 

  • Cây khế chua trong chậu cần được trồng ở nơi kín gió, thoát nước tốt. Vì chúng rất nhạy cảm với gió mạnh và khô hạn.
  • Khế mọc ở nhiều loại đất nhưng đất thoát nước tốt, nhiều mùn, giàu chất hữu cơ là thích hợp nhất.
  • Loại đất có độ pH cao hoặc nhiều muối không thích hợp để trồng cây khế chua trong chậu. Đất phèn làm cho lá khế dễ bị úa. Điều này có nghĩa là tình trạng lá cây chuyển sang màu vàng hoặc nhợt nhạt do thiếu chất diệp lục.
  • Một yêu cầu khi trồng cây khế trong chậu là đảm bảo sự lưu thông không khí của cây. Loại cây ăn quả này thích có khoảng cách nhất định để phát triển tốt. Vì vậy bạn không nên đặt chúng san sát nhau.

Quy trình cách trồng cây khế chua trong chậu bằng hạt giống

Chuẩn bị hạt giống

Hạt giống có thể được đặt mua trên mạng hoặc lấy từ những quả khế tươi.

Lựa chọn hạt giống to và dày từ một cây khế chua khoẻ mạnh để nhân giống cây trồng. Không sử dụng những hạt đã tách ra khỏi quả khế nhiều ngày trước đó.

Hạt từ khế bán trong siêu thị thường không thể gieo trồng được.

Kỹ thuật cách trồng cây khế chua trong chậu

  • Chọn hạt giống tốt.
  • Cho đất vào cốc để khởi động hạt giống [hỗn hợp rêu than bùn]. Làm ướt đất bằng nước ấm [làm ướt trước khi gieo hạt để giữ nước không đẩy hạt giống của bạn xuống đáy cốc].
  • Mỗi cốc gieo một hạt. Tưới kỹ bằng nước ấm và phủ nilon để giữ ẩm cho đất.
  • Quan sát khi hạt bắt đầu nảy mầm, chuyển cây sang chậu chứa hỗn hợp đất pha cát. Tưới đủ nước cho cây.

  • Trong điều kiện tối ưu, hạt có thể nảy mầm trong một tuần. Cách chọn hạt giống cũng sẽ mang lại hiệu quả khác nhau khi trồng cây khế chua trong chậu.

Đây không phải là kỹ thuật trồng và nhân giống được ưa chuộng nhất cho việc trồng khế. Tuy nhiên, nó là phương pháp trồng cây khế chua trong chậu cực kỳ thích hợp để làm cảnh tại nhà.

Cách chăm sóc cây khế chua trong chậu

Cách tưới nước cho cây khế chua trong chậu

  • Tưới đủ nước cho cây. Đặc biệt vào giai đoạn nảy mầm và khi cây khế đơm hoa, kết trái.
  • Tưới nhiều nước khi đất trên bề mặt bị khô, tránh làm héo cây khế chua trong chậu.
  • Tưới đẫm nước một hoặc hai lần một tuần.
  • Giảm tưới nước cho cây trong mùa đông. Cây không cần nhiều nước vào thời điểm này.

Cách bón phân cho cây khế chua trong chậu

  • Cây khế nên được bón phân thường xuyên khi còn nhỏ.
  • Cây trưởng thành phải bón phân vào đầu mùa sinh trưởng. 
  • Bạn có thể bón phân trộn hoặc phân chuồng để phát triển kết cấu của đất.
  • Bón phân cân đối trong mùa sinh trưởng [từ mùa xuân đến mùa thu] là cần thiết để giúp cây tạo quả.
  • Phân bón dạng hạt hữu cơ hoặc phân nhả chậm là lựa chọn tốt nhất. Bạn nên thêm chúng vào chậu vài tháng một lần.

Cách cắt tỉa cây khế chua trong chậu

Hai năm đầu khi trồng cây khế chua trong chậu, bạn phải thường xuyên cắt tỉa các cành dài quá 90cm, tạo điều kiện cho sự phát triển của cành ngọn và các cành lớn.

Tiến hành cắt tỉa khi cây không [hoặc chậm] phát triển, thường diễn ra vào mùa lạnh.

Để thu hoạch hiệu quả, cây khế chua trong chậu khi trưởng thành hoàn toàn cần được giữ độ cao trong khoảng 2-3,5m.

Cách thu hoạch quả

Cây khế chua chuẩn bị thu hoạch khi quả bắt đầu nhạt dần màu xanh. Thường sau 3 tháng kể từ khi đơm hoa. 

Quả khế chua có kích thước to hơn khế ngọt. Khi chín, chúng chuyển từ màu xanh sang phơn phớt vàng.

Ưu tiên thu hoạch khế chua vào ngày trời mát, không mưa. Động tác nhẹ nhàng và sắp khế vào sọt cẩn thận. Vì khế khi chua khi chín có độ giòn, có thể va đập vào nhau gây dập quả. 

Nếu muốn ăn quả trực tiếp, bạn không nên thu hoạch khế chua sớm khi quả còn non, xanh. Vì khế khi hái khỏi cây sẽ ngừng phát triển, không chín thêm. 

Các bệnh trên cây khế chua trong chậu và cách xử lý

  • Các loại côn trùng gây hại thường tấn công cây khế bao gồm: bọ ve, rệp vảy, ruồi đục quả, sâu bướm và các loại bọ cánh cứng khác nhau.
  • Bọ ve, rệp vảy và sâu bướm ăn các tán lá của cây. Các loài gây hại khác tấn công phần quả. Xử lý cây khế chua bị sâu bệnh bằng sự kết hợp của các loại dầu làm vườn, thuốc diệt côn trùng.
  • Các bệnh nấm như thán thư, nấm mốc hoặc đốm lá phát triển khi chăm sóc cây không tốt hoặc điều kiện nuôi trồng không đúng cách. Chăm sóc và bảo dưỡng cây khế đúng cách là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.
  • Phun thuốc trừ nấm cho cây khế vào đầu mùa có thể ngăn ngừa bệnh phát triển. Lưu ý, phải loại bỏ toàn bộ quả bị thối và nhiễm nấm khỏi cây.
  • Ở trạng thái đất quá ẩm ướt, cây khế chua xuất hiện nấm Pythium. Bệnh này chưa có phương pháp điều trị cụ thể ở hiện tại. Biện pháp khắc phục duy nhất là phòng ngừa. Bạn phải giúp cây thoát nước và loại bỏ độ ẩm dư thừa trong chậu cho cây. 

Cây khế chua trong chậu ra hoa

Khác với cây khế ngọt, hoa cây khế chua có màu sẫm hơn. Hoa mọc thẳng ở kẽ lá hoặc ngang thân, cành. Hoa mọc thành từng chùm nhỏ có màu sắc tươi tắn và bắt mắt. Chúng sẽ khiến cây khế chua trồng trong chậu và cả khu vườn nhà bạn trở nên rực rỡ hơn đó.

Cây khế nở hoa khi nào?

  • Cây khế thường bắt đầu ra hoa từ đầu hạ [khoảng tháng 6]. Kéo dài tới cuối thu, tức tháng 10 -11, cây bắt đầu kết quả.
  • Cây khế trồng ở những khu vực chắn gió có thể bắt đầu cho hoa và kết quả trong vòng 10 đến 14 tháng sau khi gieo trồng.
  • Nếu không gặp vấn đề sâu bệnh, cây khế thường bắt đầu nở hoa ngay khi chỉ cao 1,5m. Thậm chí bắt đầu kết vài quả non. 
  • Để có kết quả tối ưu, cây khế cần nhiệt độ cao, ít nhất là 15°C để ra hoa và đậu trái liên tiếp. 
  • Với nhiệt độ và ánh nắng phù hợp, cây sẽ ra hoa quanh năm.

Một số lưu ý về cách trồng cây khế chua trong chậu

Cây khế chua trồng trong chậu không quá kén đất. Dù vậy, cây sẽ mau lớn và phát triển tối ưu trong đất thịt giàu dinh dưỡng, đất chứa mùn chua, thoát nước tốt với độ pH từ 5,5 đến 6,5.

Tại sao lá khế chuyển sang màu vàng?

Do cây khế phát triển thiếu sắt, magie và mangan khi trồng trong đất có độ pH trên 7.

  • Triệu chứng của thiếu sắt là úa lá. Biểu hiện: vàng ở các kẽ trên tán lá non, giảm kích thước lá. Nếu thiếu sắt nghiêm trọng, lá có thể dần chuyển sang màu trắng.
  • Triệu chứng thiếu magie: các mảng màu xanh lá cây và vàng lốm đốm. 
  • Triệu chứng thiếu mangan cũng bao gồm giảm kích thước lá và vàng lá.

Hãy xử lý bằng cách bổ sung các chất như sắt dưới dạng phun sương.

Tổng kết

Cách trồng cây khế chua trong chậu đơn giản lại có nhiều giá trị thực dụng. Đây là một trong những loại cây ăn quả tuyệt vời để đặt trong vườn nhà đấy. Hy vọng Bảng Xếp Hạng đã giúp bạn thêm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc cây khế xanh tốt, trĩu quả.

Video liên quan

Chủ Đề