Cách xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn

  • Viêm tai giữa
  • Tiêu chảy ở trẻ
  • Ho ở trẻ

Nhiều người nghĩ rằng khi bị nghẹn cứ uống nhiều nước là khỏi. Tuy nhiên thực tế cách làm này chỉ làm tình huống thêm trầm trọng, gây sặc, nếu không cẩn thận nghẹn vào phổi sẽ gây ngạt thở.

Khi nạn nhân bị dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khác để tống dị vật ra ngoài.

Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường. Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.

Để giúp tkhắc phục tình trạng hóc dị vật, nghẹn ở trẻ một cách nhanh nhất, bố mẹ cần trang bị cho mình các cách xử lý:

– Đầu tiên, hãy đặt bé nằm úp trên đùi mình. Một tay giữ bé, một tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 1-5 cái. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực bé tăng lên, giúp đẩy dị vật trong cổ họng bé ra ngoài.

Xử trí khi trẻ bị hóc dị vật . Ảnh: Internet

– Hoặc có thể cho trẻ nằm ngửa ra, dùng 2 ngón tay đè và ấn 5 lần lên vị trí nằm giữa xương ức của trẻ, ấn sâu 1,3 đến 2,5 cm cho đến khi vật bị hóc nghẹn bật ra ngoài.

Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.

Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật bên trong.

Thầy thuốc Việt Nam

[Visited 345 times, 3 visits today]

  • Tags:
  • hoc di vat
  • so cuu
  • tre bị hoc
  • tre em

Thông thường, trẻ em nhận được sự quan tâm và giám sát thường xuyên của người lớn song không thể tránh khỏi được những tình huống ngoài ý muốn: Trẻ vô tình nuốt một thứ gì đó và bị mắc ở cổ họng. Vậy hãy cùng tìm hiểu cách xử trí tình huống nguy cấp này.

Cách xác định một đứa trẻ bắt đầu bị nghẹn

Có khá nhiều dấu hiệu để có thể nhận biết được:

- Nếu đứa trẻ bắt đầu ho có nghĩa là đường hô hấp đang bị chặn bởi một thứ gì đó và nó cần phải ho để loại bỏ vật đó. Hay nôn mửa cũng có thể xảy ra, đó là do phản xạ của cơ thể khi có vật lạ ở thanh quản. Những phản ứng này được xem là tự nhiên, sẽ giúp làm sạch cổ họng trẻ mà không gây ra vấn đề gì và cũng không cần phải dùng kỹ năng nhiều.

- Nhưng nếu trẻ bắt đầu thở hổn hển thì lại khác. Khi trẻ ngừng ho, la hét hay ngừng tạo ra âm thanh tức là đường hô hấp đang bị vướng dị vật. Âm thanh nhỏ hay không phát ra tiếng tức là trẻ đang bị nghẹt thở.

- Cho đến khi da chuyển thành màu đỏ hơi xanh hoặc đỏ tươi, không thể hít vào, sùi nước bọt là dấu hiệu rõ ràng để biết trẻ đang ngạt thở. Trong một số trường hợp, có thể trẻ sẽ bị rơi vào trạng thái mất ý thức.

Để giúp được trẻ, bạn cần phải bình tĩnh, gọi ngay xe cứu thương, đồng thời thực hiện các thủ thuật cứu hộ trong thời gian chờ bác sĩ đến.

Lưu ý, đừng cố gắng móc dị vật ở cổ họng trẻ ra bằng tay vì có thể vô tình, tay bạn sẽ đẩy dị vật đi vào sâu bên trong mà chỉ lấy khi mắt bạn có thể nhìn thấy nó mà thôi.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Trong giai đoạn này, trẻ thường sẽ bị nghẹn thức ăn hoặc bị trào ngược dạ dày. Trường hợp trẻ bị nghẹt thở xảy ra khi chúng rất đói, chúng ăn nhanh, ăn không kịp nuốt hay sữa mẹ quá nhiều, uống không kịp. Hoặc cũng có thể là do thức ăn chưa được nghiền đủ nhuyễn và còn chứa miếng lớn.

Một số phương pháp có thể áp dụng trong trường hợp này:

- Đặt đứa trẻ nằm sấp trên cánh tay, nghiêng đầu trẻ cho mặt hướng xuống dưới. Vỗ 5 lần vào phần lưng phía gần vai của trẻ để di chuyển vật bị nghẹt ra khỏi miệng.

- Đặt trẻ nằm ngửa ra, dáng người nghiêng, đầu hướng xuống phía dưới. Nhấn ngón giữa và ngón trỏ của bạn vào dưới lồng sườn 5 lần.

Đối với trẻ trên 1 tuổi

Bạn sẽ cần phải thực hiện các thủ tục cứu hộ khác nhau như:

- Dùng tay đỡ đứa trẻ ngả người về phía trước, để chân và tay trẻ tự do. Vỗ liên tục vào giữa bả vai, đồng thời nhấn nhanh, mạnh khoảng 5 lần.

- Xoay người đứa trẻ hướng lưng vào ngực bạn, quỳ xuống ngồi ở ngang tầm trẻ, vòng hai tay ra phía trước ngực trẻ, nắm tay thành nắm đấm, tay này đặt lên tay kia rồi tiến hành ấn mạnh khoảng 5 lần vào điểm vào vị trí giữa sườn và rốn, theo phương từ dưới lên. Thực hiện cho đến khi vật thể mắc ở họng trẻ ra ngoài.

Hoặc nếu đứa trẻ nằm xuống thì hãy đặt bé nằm ngửa, ngồi xuống ngang với phần đầu của trẻ, đặt hai tay lên hông của chúng và tiến hành ấn mạnh ở phía dưới ngực, chuyển động theo hướng trượt về phía đầu. Lặp lại liên tục cho đến khi dị vật ra khỏi họng.

Trong trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên những trẻ không hồi phục, hay mất đi ý thức sau khi đã loại bỏ dị vật thì cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc xoa bóp tim gián tiếp. Nên nhớ, những kỹ thuật khi sử dụng đối với một đứa trẻ không hề giống khi dùng với người lớn.

Cách để ngăn chặn hiện tượng bị mắc nghẹn ở trẻ

Để hạn chế đến mức tối đa nguy cơ trẻ bị mắc nghẹn, bố mẹ cần:

- Theo dõi con thường xuyên và không cho chúng cầm những vật nhỏ bé, có thể cho vào miệng;

- Không để con chơi với những đồ chơi có mảnh ghép nhỏ;

- Chỉ cho con ăn quả không hạt;

- Xay thật kỹ thức ăn;

- Dạy trẻ không nên cười và nói chuyện khi ăn;

- Không để con ăn nhiều thức ăn trong miệng cùng một lúc;

- Không cho trẻ ăn và uống khi đi bộ hay chạy xe;

- Nếu trẻ đang ăn, đừng đùa giỡn hay làm mất sự chú ý của chúng;

- Hãy chắc chắn là chúng không cho bút vào miệng khi đang vẽ.

Có thể sẽ không hoàn toàn loại bỏ hết được nguy cơ bị mắc nghẹn của trẻ song nếu làm theo những điều này, bạn sẽ bảo vệ con một cách hiệu quả hơn.

Không ai trong chúng ta hy vọng một lần sử dụng những phương pháp cấp cứu khi trẻ mắc nghẹn trên đây, song cũng nên biết.

Theo Minh Hạ/ Brightside [Khám Phá]

Ngạt thở do sặc thức ăn hoặc hít phải dị vật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ. Xử lý đúng cách trong những phút đầu tiên ngay sau khi bé bị sặc là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.


Vì sao bé dễ bị sặc? Trẻ nhỏ rất dễ bị sặc thức ăn hoặc vật lạ. Đó là do các bé rất tò mò, thích khám phá thế giới xung quanh và bỏ vào miệng tất cả những gì rơi vào tầm tay. Bé chưa có răng hàm nên không thể nhai và nghiền nát hoàn toàn các mẩu thức ăn cứng. Việc nhai và nuốt cũng chưa thuần thục. Các bé lớn hơn một chút lại thích chạy nhảy cười đùa khi miệng đang ngậm thức ăn… Chỉ sơ sểnh một chút là sự cố có thể xảy ra.


Cách xử trí Nếu thấy bé đang ăn hoặc đang chơi đột nhiên lên cơn ho sặc sụa, mặt đỏ và/hoặc tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức cần nghĩ tới khả năng bé bị sặc thức ăn hoặc vật lạ. Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn trẻ có thể ngưng thở ngay lập tức, tiếp đó là hôn mê và tử vong nếu không được xử trí đúng cách. Hãy cố gắng bình tĩnh, đánh giá tình hình để có cách xử lý thích hợp. Đáng nói là có khoảng 25 – 50% trẻ bị dị vật đường thở không có biểu hiện ra bên ngoài hoặc không được chẩn đoán trong vòng 24 giờ, phần lớn các trường hợp này là do dị vật ở phế quản lớn và phế quản nhỏ. Sau khi biểu hiện của ‘hội chứng xâm nhập ngắn', trẻ có thể trở lại bình thường trong nhiều giờ nên cha mẹ ít để ý. Sau đó các dấu hiệu của xẹp phổi, bội nhiễm [viêm phế quản, viêm phổi, apces phổi…] do dị vật có thể xuất hiện như: sốt cao, ho khan, ho máu, ho có đờm và mủ, khó thở tăng dần, suy hô hấp, tím tái… Nếu không biết trẻ bị sặc, khi trẻ có biểu hiện ho và sốt thì cha mẹ thường chủ quan không đưa trẻ đi khám sẽ làm bệnh tiến triển nặng hơn.


1. Nếu bé ho hoặc khóc
Lúc này, tình hình chưa quá nghiêm trọng. Thông thường, khi di chuyển trong đường hô hấp, không khí sẽ gây ra tiếng ồn. Bé ho hoặc khóc thành tiếng có nghĩa là bé đang thở, đường hô hấp không bị tắc nghẽn hoàn toàn, bé không bị ngạt trầm trọng.

Nếu bé thở được thì không nên can thiệp vì điều này có thể gây nguy hiểm. Đừng tìm cách lấy vật lạ ra bằng động tác vỗ lưng ấn ngực, bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, khiến bé ngừng thở.

Những việc cần làm: • Hãy đứng bên cạnh cổ vũ, động viên bé tiếp tục ho. Phản xạ ho và ọe có thể giúp bé tống được vật lạ ra ngoài trong vòng một phút. • Tỏ ra bình tĩnh, để bé hiểu rằng mọi chuyện vẫn ổn, như vậy bé sẽ không bị hoảng sợ. Theo dõi xem sau khi ho bé có dễ thở hơn hay không.

 • Kiểm tra miệng bé và lấy ra những thứ bạn nhìn thấy trong đó. Tuyệt đối không dùng ngón tay mò mẫm tìm vật lạ, vì như vậy bạn có thể vô tình đẩy vật này vào sâu hơn. Chỉ móc ra những thứ mà bạn nhìn thấy. • Không cho bé uống bất cứ thứ gì trừ khi bé sặc phải đồ vật khô, ví dụ như bánh quy. Việc đưa thêm nước vào có thể làm tình hình tồi tệ hơn. • Nếu sau khi cơn ho dịu đi, bạn vẫn tiếp tục nghe thấy tiếng thở ồn ào hay tiếng ho thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức, có thể vật lạ đã đi sâu vào phế quản. • Nếu bé thở khó khăn trong vòng vài phút, gọi ôtô cấp cứu ngay.


2. Nếu bé tỉnh táo và khó thở
• Kiểm tra miệng bé và lấy ra tất cả những thứ bạn có thể nhìn hoặc sờ thấy. • Thực hiện động tác vỗ lưng ấn ngực:

A. Vỗ lưng:

Bé dưới 5 tuổi thì đặt nằm xuống đùi bạn, mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn ngực.   Trẻ lớn thì cho ngồi hoặc đứng


Dùng gốc bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa hai bả vai. Kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì vừa xuất hiện. Nếu biện pháp vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực:

B. Ấn ngực:

• Đặt bé dưới 5 tuổi nằm ngửa trên đùi bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực.
• Ấn 5 lần vào nửa dưới của xương ức [với bé dưới 12 tháng thì dùng 2 ngón tay để ấn, với bé lớn hơn thì dùng phần gốc của bàn tay].
• Nếu đường thở vẫn tắc thì làm luân phiên 5 lần vỗ lưng/5 lần ấn ngực.
 
3. Nếu bé bất tỉnh và ngưng thở
• Gọi cấp cứu ngay.
• Bắt đầu hồi sức tim phổi [hà hơi thổi ngạt và ấn tim ngoài lồng ngực] tỉ lệ 2 lần thổi ngạt và 30 lần ép tim cứ như vậy đến khi nhân viên y tế đến nơi
• Mở khí quản qua màng nhẫn giáp cấp cứu do nhân viên y tế thực hiện nếu không thể lấy được dị vật trong đường thở.

Các biện pháp phòng ngừa

1. Đồ chơi
• Để bóng bay [đã thổi căng hoặc chưa thổi] ngoài tầm tay của bé.
• Để đồ chơi nhỏ, ví dụ như đồ chơi xếp hình Lego, giầy dép của Barbie… xa tầm tay của bé. Nhắc anh chị của bé tuân thủ quy định này.
• Không cho bé chơi với những thứ đồ chơi có thể tháo rời.

2. Đồ đạc trong nhà
• Không để cúc áo và các loại pin trong tầm tay của bé.
• Khóa những ngăn tủ chứa vật dụng nhỏ mà trẻ có thể với tới.

3. Phòng ngừa sặc thức ăn
• Luôn cho bé ngồi một chỗ khi ăn.
• Không cho bé ăn khi đang chạy, nhảy, cười đùa.

• Động viên bé ăn từ từ và nhai kỹ. • Không bao giờ ép bé ăn, vì như vậy bé có thể bị nghẹn.


Nên tập cho trẻ thói quen ngồi một chỗ khi ăn.



BS. Tăng Thị Minh Thu Khoa Nhi – Bệnh viện TƯQĐ 108

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề