Cách chữa bong gân ngón chân cái tại nhà

Bong gân, nhất là bong gân cổ chân không phải chấn thương hiếm gặp, thường xảy ra trong lao động, thể thao khi dây chằng phải di chuyển ngoài phạm vi hoặc chịu lực quá lớn dẫn tới giãn rách hay thậm chí đứt dây chằng. Hiểu rõ về chấn thương này sẽ giúp bạn xử lý, chữa bong gân nhanh chóng, hiệu quả hơn để trở lại với hoạt động bình thường.

1. Hiểu về chấn thương bong gân

Dây chằng là một tổ chức liên kết giữa các xương với nhau, và đây chính là vị trí dễ bị chấn thương nếu hoạt động của hai xương không tốt hoặc có lực tác động mạnh. Bong gân là tình trạng dây chằng bị kéo giãn quá mức hoặc rách, đứt hoàn toàn. Gân ở bất cứ khu vực nào của cơ thể cũng có thể bị tổn thương, tuy nhiên bong gân cổ chân - mắt cá chân vẫn là phổ biến nhất.

Cổ chân là khu vực dễ bị bong gân nhất

Nhiều người bị nhầm lẫn giữa chấn thương bong gân và căng cơ do triệu chứng khác nhau, tuy nhiên vị trí tổn thương lại hoàn toàn khác nhau.

Chấn thương bong gân thường xảy ra đột ngột xung quanh khớp, tùy vào chấn thương nhẹ hay nặng, số lượng mô tổn thương nhiều hay ít mà người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau. Song triệu chứng thường gặp khi bị bong gân là: sưng, đau, bầm tím và hạn chế cử động, di chuyển ở khu vực chấn thương.

Bong gân thường tự phục hồi nếu chăm sóc tốt

Bong gân mức độ nặng có thể liên quan đến chấn thương nghiêm trọng khác, điển hình là gãy xương. Đây là chấn thương nghiêm trọng cần được cấp cứu điều trị sớm, vì thế nên đi thăm khám nếu có triệu chứng: tê cứng, cảm giác đau nhói ngày càng nghiêm trọng, không thể di chuyển hoặc đứng vững,…

2. Cách chữa bong gân cổ chân theo phương pháp RICE

Cách chữa bong gân được khoa học công nhận và nhiều người áp dụng hiệu quả nhất đó là phương pháp RICE như sau:

2.1. Rest - nghỉ ngơi

Nguyên tắc đầu tiên để tổn thương bong gân cổ tay, cổ chân,… có thể phục hồi đó là cần ngừng hoạt động, tránh hoạt động gây đau, sưng hay không chịu. Tuy nhiên không nên giữ nguyên hoàn toàn, bạn vẫn nên cử động nhẹ nhàng và tăng dần mức độ để các khớp vẫn được hoạt động và phục hồi tốt hơn.

2.2. Ice - chườm đá

Với chấn thương bong gân, chườm đá là phương pháp vô cùng hữu dụng. Hơi mát từ đá sẽ giúp làm co mạch máu, từ đó giảm sưng viêm và đau đớn. Lưu ý bạn nên dùng túi nước đá đã tan đá hoàn toàn hoặc bọc đá vào khăn vải, chườm lên vùng bị bong gân khoảng 15 - 20 phút mỗi lần. Nên chườm đá ngay sau khi chấn thương, thực hiện đều đặn 2 - 3 tiếng một lần kéo dài một vài ngày cho đến khi không còn sưng viêm.

Chườm đá là cách chữa bong gân hiệu quả

2.3. Compression - Băng gạc

Băng gạc cũng là cách hiệu quả để giảm sưng, giảm tổn thương do bong gân gây ra. Băng thun sẽ bọc lấy phần gân bị giãn, rách giúp nó được giữ cố định và phục hồi nhanh hơn, tình trạng sưng cũng được cải thiện. Nên lưu ý không nên quấn băng gạc quá chặt vì sẽ khiến máu không thể lưu thông và đau đớn cũng nghiêm trọng hơn. Nếu sau khi quấn băng gạc, bạn bị đau nặng hơn hoặc kèm theo tình trạng sưng, tê bên dưới khu vực được quấn thì nên nới lỏng ra.

2.4. Elevation - Nâng cao

Bong gân cổ chân hoặc cổ tay thì nên nâng cao khu vực tổn thương ở trên tim so với mặt đất, đặc biệt là vào ban đêm. Việc này sẽ giúp giảm lưu lượng máu tới chấn thương, tình trạng sưng nề, bầm tím cũng được cải thiện.

Ngoài 4 nguyên tắc chăm sóc giúp chấn thương bong gân được phục hồi tốt hơn, nếu bạn bị đau đớn nghiêm trọng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để hạn chế tác dụng phụ tối đa.

Thông thường, sau chăm sóc và điều trị tích cực khoảng 2 ngày, khớp bị tổn thương sẽ được cải thiện, không còn đau đớn và cử động nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là chân bị bong gân, khi di chuyển với trọng lực mà không còn bị đau, nhức nữa nghĩa là đã phục hồi khá tốt. Tuy nhiên vẫn nên hạn chế vận động mạnh bởi gân bị rách, giãn có thể cần đến cả vài tháng để phục hồi hoàn toàn.

Đứt dây chằng là tình trạng nghiêm trọng nhất

Nếu chấn thương nghiêm trọng đến rách dây chằng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật và phục hồi vận động bằng vật lý trị liệu sau phẫu thuật. Sử dụng nẹp cũng là cách tốt để cố định khu vực xương - khớp bị bong gân, ổn định và giúp phục hồi tốt hơn.

3. Các mẹo chữa bong gân cổ chân theo dân gian

Điều quan trọng trong điều trị bong gân đó là giảm hoạt động để tránh tổn thương nặng hơn, giảm lưu thông máu gây sưng viêm nghiêm trọng hơn và tạo điều kiện tốt nhất để dây chằng phục hồi. Ngoài các phương pháp chăm sóc, điều trị trên, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương của dây chằng bằng một số phương pháp dân gian sau:

3.1. Thuốc đắp từ các loại lá

Dân gian có một bài thuốc đặc biệt với nguyên liệu là các dược liệu tự nhiên có sẵn nhưng vô cùng hiệu quả. Bài thuốc này cần: 2 - 3 thứ lá chìa vôi, lá đau xương, lá thầu dầu, lá cúc tần, lá bạc thau, lá náng hoa trắng, lá ngải cứu. Mỗi loại lá chuẩn bị khoảng 1 nắm tay, rửa sạch rồi giã nát, trộn đều trong rượu trắng hoặc giấm.

Sao nóng hỗn hợp này rồi đắp vào vị trí bị chấn thương bong gân. Đắp 2 - 3 lần cho đến khi hỗn hợp khô thì thay. Các tinh chất trong lá sẽ ngấm vào giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương dây chằng, đau đớn và sưng viêm cũng được cải thiện.

3.2. Đắp nước cam thảo

Một mẹo được nhiều người lan truyền nhau trong điều trị bong gân đó là dùng cam thảo ngâm trong nước. Để qua đêm để tinh chất cam thảo thấm ra nước, sau dùng nước này bôi lên vùng bị bong gân. Nên bôi kết hợp với xoa bóp để nhanh khỏi hơn.

Chăm sóc tốt giúp chấn thương bong gân nhanh phục hồi hơn

Những cách chữa bong gân cổ chân đơn giản trên bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng, nhất là đứt dây chằng, không đáp ứng điều trị tại nhà thì bệnh nhân nên sớm đi thăm khám. Với chấn thương đứt dây chằng hoặc có gãy xương phức tạp, bác sĩ có thể phải phẫu thuật mới chữa khỏi hoàn toàn và phục hồi được chức năng xương - khớp.

Bong gân ngón chân cái là gì? Do đâu? Xử lý như thế nào?

Thứ Tư ngày 13/04/2022

  • Những bệnh thường gặp nhất khi thời tiết quá lạnh
  • Bị đau xương khớp nên ăn hoa quả gì?
  • Hướng dẫn xử lý bong gân bàn chân đúng chuẩn phương pháp RICE

Bài viết dưới đây là những kiến thức về tình trạng bong gân ngón chân cái để bạn hiểu thêm về bệnh lý này, cũng như kịp thời đưa ra hướng xử lý phù hợp nếu gặp phải.

Bong gân ngón chân cái có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tình trạng này không còn xa lạ đối với nhiều người. Nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý vấn đề này, do vậy cũng có thể dẫn đến hậu quả khó lường như sưng tím, thoái hoá khớp.

Bong gân ngón chân cái là gì?

Bong gân ngón chân cái là gì?

Gân là một tổ chức mềm hay còn được gọi là dây chằng, được cấu thành từ collagen. Gân là mô liên kết nối liên 2 đầu xương hoặc cơ với xương để bao bọc và bảo vệ khớp xương. Do vậy, dây chằng giúp tránh khỏi những hư tổn nhờ khả năng chịu lực căng. Các chấn thương dẫn đến tình trạng bong gân làm các khớp xê dịch đột ngột, nếu nguy hiểm có thể khiến trật khớp ra khỏi vị trí bình thường. Bong gân là tình trạng hay gặp và để lại hậu quả xấu nếu không được xử lý và điều trị đúng cách.

Bong gân ngón chân cái làm các dải mô giữa các xương và ngón chân bị chấn thương. Ngoài ra, nếu bị giãn dây chằng còn có thể khiến việc di chuyển khó khăn hơn. Đây là tình trạng khó lường và rất đáng quan ngại do nó ảnh hưởng đến sức khỏe hơn chúng ta nghĩ.

Các dấu hiệu gặp phải khi bị bong gân ngón chân cái

Dấu hiệu khi bị bong gân ngón chân cái

Các dấu hiệu của bong gân ngón chân cái với mỗi trường hợp là khác nhau, vì nó còn tùy thuộc vào số lượng mô bị tổn thương. Do vậy, tùy mức độ mà có thể nhẹ nhàng hoặc nghiêm trọng. Bao gồm:

  • Ở quanh vùng da nhất sẽ thấy đau, sưng, bầm tím, phần khớp ngón chân hạn chế di chuyển.

  • Không chịu được trọng lượng và khả năng di chuyển như bình thường được.

  • Cảm giác nghe được âm thanh “bốp” của âm thanh lệch gân.

  • Cảm thấy tê chân hoặc liệt bàn chân vì tổn thương lên dây thần kinh hoặc mạch máu.

  • Các khớp xung quanh cũng bị ảnh hưởng nên hạn chế trong việc di chuyển.

  • Các chấn thương nặng sẽ bị những cơn đau dữ dội khiến khó khăn hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Trong vòng 24 giờ đâu thì bong gân gây các cơn đau ngay lập tức. Đặc biệt các tổn thương cũng hay lặp đi lặp lại và nó khó lành hơn bình thường. Cùng xem các cấp độ của bong gân ngón chân cái thường gặp ngay dưới đây nhé!

Các cấp độ bong gân ngón chân cái thường gặp thường gặp

Phụ thuộc vào yếu tố và nguyên nhân chấn thương thì bong gân sẽ có mức độ biểu hiện khác nhau. Mỗi mức độ biểu hiện lại tùy thuộc vào cấp độ khác nhau. Bong gân ngón chân cái sẽ được phân thành 3 cấp độ, gồm:

  • Bong gân nhẹ: Trường hợp này lành tính vì dây chằng ở giữa 2 khớp bị giãn ra nhưng chưa bị đứt và rách. Do vậy, cấp độ này có khả năng lành là cao nhất.

  • Bong gân vừa: Trường hợp này nặng hơn chút khi một, một số hoặc nhiều sợi dây chằng giữa các khớp đã bị giãn ra gây đứt và bị rách ra.

  • Bong gân nặng: Trường hợp này nặng nhất cùng khó lành nhất khi một chùm dây chằng của một khớp đã bị giãn đến mức rách ra. Do vậy, nếu bị bong gân ở cấp độ này phải được xử trí một cách đúng cách và kịp thời. Mặc dù khả năng chữa lành thấp hơn 2 cấp độ trên nhưng cần được điều trị vì nếu không, có thể sẽ dẫn đến những hậu quả, hệ lụy khó lường.

Bị bong gân ngón chân cái là do đâu?

Bất kỳ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” của tình trạng bong gân nếu không cẩn thận. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Nguyên nhân chủ yếu đến từ:

  • Khi chúng ta bị ngã, uốn người.

  • Do chơi thể thao các môn dùng chân nhiều như chạy marathon, đá banh, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, tennis,…

  • Hoạt động mạnh hằng ngày không cẩn thận.

  • Chạy bộ, nhảy ở những nơi gồ ghề, không bằng phẳng, có nhiều chướng ngại vật.

  • Do bị ngã khi trơn trượt hoặc gặp phải tai nạn giao thông.

  • Vấp ngón cái chân vào chân bàn hoặc ghế.

  • Vô tình bị người khác đạp chân lên.

  • Đi giày cao gót không vừa hoặc đi sai cách trong thời gian dài.

  • Chưa khởi động trước khi chơi thể thao hoặc vận động sai tư thế.

  • Bị các vấn đề về xương khớp.

  • Chưa chữa trị kịp thời, dứt điểm đối với những lần bị bong gân trước đó làm bong gân dễ phát sinh lại hơn.

Đối tượng có thể bị bong gân ngón chân cái

Theo nghiên cứu của bác sĩ cùng các chuyên gia trong nghề thì những đối tượng dễ bị bong gân ngón chân cái nhất, bao gồm:

  • Người cao tuổi.

  • Người bịbéo phì, thừa cân.

  • Trẻ em quá nhỏ.

  • Những người có thân hình quá gầy.

  • Chị em hay đi giày cao gót trong thời gian liên tục.

  • Người có thói quen tập thể dục và chưa khởi động kỹ.

  • Vận động viên chơi các môn thể thao cần sử dụng chân nhiều.

  • Những người có bệnh liên quan đến các vấn đề về xương khớp trước đó.

Cách xử lý khi bị bong gân ngón chân cái

Điều trị bong gân ngón chân cái

Khi bị bong gân cần xử lý như sau để tránh những hậu quả không mong muốn:

  • Phải cho ngừng chảy máu và hạn chế phù nề.

  • Chườm đá lạnh ngay lập tức để giúp dịu cơn đau, co mạch, bớt phù nề.

  • Nếu nặng thì đi viện để được khám và theo dõi sớm nhất.

  • Với trường hợp nặng cần xử trí bằng phẫu thuật, sau đó bất động khớp [có thể bó bột] trong thời gian khoảng 4 tuần lễ.

  • Không nên vận động mạnh, chơi đá bóng hoặc chơi thể thao trong thời gian này.

Chú ý:

  • Không được xoa bóp để làm nóng bằng các loại dầu lên vết thương hở.

  • Không được chườm nóng.

  • Không tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân.

  • Không băng quá chặt.

Qua bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn sẽ hiểu thêm được về tình trạng bong gân ngón chân cái. Với các thông tin trên hy vọng sẽ có ích để bạn hiểu thêm về tình trạng này cũng như có cách xử lý kịp thời. Chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh.

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • đau xương khớp

Video liên quan

Chủ Đề