Cách chữa gà bị chướng diều ăn không tiêu

Gà một loại gia cầm được chăn nuôi quy mô rất rộng vì nhu cầu tiêu thụ cao. Những doanh nghiệp chăn nuôi khoa học, chăm sóc kỹ thường có lứa gà xuất chuồng chất lượng, thịt thơm ngon, giá cao. Tuy nhiên, giống gà cũng rất hay bị bệnh, nhất là bệnh chướng diều đầy hơi. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời gà sẽ bị ủ rũ, chết sớm. Vậy làm sao để nhận biết gà bị chướng diều đầy hơi? Nguyên nhân do đâu và cách chữa trị ra sao? Mời bà con theo dõi bài viết dưới đây!

Diều là một bộ chứa thức ăn của gà. Nó thường đầy ắp vào cuối ngày và rỗng vào buổi sáng. Thức ăn tại đây sẽ được các dịch vị, enzym làm mềm hơn trước khi chuyển vào mề, nơi tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân mà diều thường bị chướng không thể đẩy thức ăn qua dạ dày và bị tồn đọng lại rất lâu.

Biểu hiện của gà bị bệnh chướng diều đó là diều bị phình to ra ngoài, gà bỏ ăn, cơ thể trở nên yếu ớt. Việc này còn khiến gà không thể giữ được thăng bằng vì diều phình to, lệch khiến đầu ngoặt sang một bên, ra sau, ra trước và mỏ thì há ra. Đôi khi đầu chúng lắc lắc như thể bị hóc một vật dì đó. Dùng tay để sờ thì chúng ta sẽ thấy diều rất cứng hoặc rất mềm, kiểu mềm nhũn. Dùng mũi để ngửi thì sẽ thấy một mùi rất hôi, khó chịu vì thức ăn bị lên men quá lâu trong diều.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gà bị bệnh chướng diều. Phổ biến nhất gồm có:

Chất xơ rất cần thiết cho hê tiêu hóa của gà. Nếu gà không ăn đủ chất xơ thì khiến ruột không được kích thíc, hạn chế quá trình tiêu hóa. Nhưng nó cũng không nguy hiểm bằng việc ăn quá nhiều chất xơ.

Các chất xơ như cỏ tuiuw, rơm, cỏ khô khi vào diều sẽ vón thành cục , biến thành đám bùi nhùi làm thức ăn kẹt lại. Diều không thể đẩy thức ăn xuống dạ dày hay vào mề được. Ăn nhiều chất xơ, uống ít nước là nguyên nhân dẫn đến sự vón cục thức ăn trong điều gây diều bị chướng.

Gà ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chướng diều. Nó thường xảy ra với gà thả đàn, cho ăn thoải mái hoặc cho gà ăn quá no một lần. Tình trạng này khiến diều bị giãn cơ, nở to, kể cả khi tiêu hóa hết thức ăn rồi thì diều vẫn không trở lại trạng thái ban đầu. Nguyên nhân này thường diễn ra ở gà thịt, thích ăn nhiều và không kiểm soát được lượng ăn.

Những khối u, hoặc bệnh tạo khối u sẽ khiến tắc ruột từ đó dẫn đến tắc diều, khiến diều bị chướng. Nhiều khi gà bị rối ruột cũng dẫn đến chướng diều.

Trên đây là các nguyên nhân chủ yếu khiến gà bị chướng hơi. Ngay khi phát hiện gà bị chướng hơi thì bà con cần kiểm soát lại lượng ăn, chữa trị cho gà ngay lập tức để tránh thất thoát nguồn thu hoạch.

Tùy vào tình trạng chướng diều, không tiêu hóa thức ăn của gà mà có cách xử lý khác nhau. Sau đây là các cách phổ biến nhất.

Sau khi thăm khám cho gà phát hiện diều gà mềm mềm nhưng chướng do chứa đầy thức ăn thì bà con cho uống men tiêu hóa kết hợp với điện giải multivitamine. Theo dõi trong 1 đến 2 ngày xem tình trạng có được cải thiện hay không. Nếu không thì vấn đề không phải ở diều mà ở đường ruột. Lúc này cần can thiệp bằng thuốc dành cho gia súc gia cầm đặc trị.

Nếu bóp thấy diều gà căng cứng thì cho gà uống uống men tiêu hóa kết hợp với điện giải multivitamine như khi diều mềm. Bên cạnh đó cần ngâm thức ăn cho mềm trước khi cho gà ăn, chia thành nhiều bữa để kiểm soát lượng thức ăn gà tiêu thụ.

Khi các bước trên không hiệu quả thì bà con thực hiện thao tác:

  • Châm nước: dùng xilanh nhẹ nhàng di chuyển nước từ gốc lưỡi đến họng gà, tránh bơm vào lỗ thở.
  • Xoa bóp diều: đặt gà lật ngửa để xoa bóp nhẹ nhàng phần diều, tránh để thức ăn trào ra ngoài.

Nếu tất cả các thao tác trên không thành công thì bà con nên dừng lại để liên hệ với bác sĩ thú ý chẩn đoán tình trạng của gà để có hướng xử lý phù hợp.

Bà con có thể sử dụng các bài thuốc dân gian như dùng tỏi giã nhỏ trộn vào với thức ăn của gà. Tỏi giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phòng chống cảm cúm và gà lớn nhanh, ít bệnh.

Bài thuốc này nên sử dùng hàng ngày với lượng nhỏ, tránh lạm dụng quá nhiều cũng không tốt cho hệ tiêu hóa của gà. Vì nếu quá nhiều tỏi sẽ làm cơ thể bị nóng, dạ dày như bị đốt cháy vậy.

Triệu chứng gà ăn không tiêu, chướng diều đầy hơi không phải là hiếm gặp mà nó xảy ra thường xuyên. Do vậy, người chăn nuôi cần lưu ý quan sát gà hàng ngày, kiểm soát lượng thức ăn vừa đủ tránh làm gà quá no hoặc quá đói đều không tốt. Nắm vững kiến thức chăn nuôi gà kỹ thuật nuôi khoa học thì bà con sẽ có được sản phẩm gà to khỏe, chất lượng, xuất chuồng nhanh chóng.

Gà ăn không tiêu phải làm sao? Vốn dĩ đây là một bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa mà nguyên nhân có thể đến từ chế độ ăn hoặc vấn đề đường ruột. Thông thường một chú gà được coi là khỏe mạnh thì thể chất, lông, dáng vẻ, sức ăn, uống thường được bộc lộ rất rõ ra bên ngoài. Nên xảy ra các bệnh lý sẽ rất dễ phát hiện qua biểu hiện bề ngoài. Và triệu chứng gà ăn không tiêu, chướng diều cũng không hề ngoại lệ. Cách xử lý bệnh này như thế nào?

Trước khi đến một cách chữa gà ăn không tiêu thì cần phải biết đến nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Từ đó mới đưa ra một cách điều trị hợp lý, nhanh và hiệu quả.

Nguyên nhân gà ăn không tiêu

Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc gà ăn không tiêu. Có thể đến từ chế độ ăn không hợp lý của người nuôi. Hoặc cơ thể gà đang gặp vấn đề về tiêu hóa.

Nếu trong thức ăn có quá nhiều chất xơ như [cỏ khô hoặc rơm rạ]. Mà nước uống lại quá ít so với lượng thức ăn. Dẫn đến thức ăn trong diều bị vón cục hoặc gà ăn quá nhiều bị bội thực, nghẽn ruột và ké.

Ngoài ra nguyên nhân ăn không tiêu cũng thể do gà đang gặp một số bệnh về đường ruột. Dẫn đến hệ tiêu hóa của gà không được tốt.

                                    Nguyên nhân gà ăn không tiêu

Triệu chứng

  • Gà ăn không tiêu có biểu hiện gà ủ rũ chướng diều, mệt mỏi, đi ngoài phân lẫn thức ăn chưa tiêu hóa
  • Diều chướng ở thể cứng hoặc mềm
  • Gà xoắn cổ, há mỏ khó có thể giữ thăng bằng được
  • Gà lắc đầu liên tục như đang bị hóc
  • Nếu gà ăn không tiêu trong thời gian dài sẽ thấy mùi khó chịu từ miệng gà do thức ăn trong diều đã bắt đầu lên men.

Gà ăn không tiêu chữa thế nào?

Bài đọc thêm: Các bài thuốc dân gian trị bệnh cho gà hiệu quả tới 99%

                                   Gà bị chướng diều ăn không tiêu

2 cách chữa bệnh gà ăn không tiêu hiệu quả

Cách trị gà ăn không tiêu bằng thuốc

Cách chữa bệnh gà ăn không tiêu do chủ quan cũng được thực hiện bằng hai cách:

Cách 1: Chữa gà chướng diều không tiêu khi diều gà mềm

Nếu bóp diều gà thấy mềm mềm nhưng chướng do chứa đầy thức ăn. Thì cho uống men tiêu hóa kết hợp với điện giải multivitamine có tác dụng giống như thuốc gà ăn không tiêu. Theo dõi trong 1-2 ngày xem tình trạng gà không tiêu có cải thiện hay không. Nếu không thì vấn đề gà bị ăn không tiêu do đường ruột là rất cao.

Cách 2: Phương pháp chữa gà đầy diều thóc ăn không tiêu khi diều gà căng cứng

Nếu bóp thấy diều gà căng cứng thì vẫn tiếp tục cho uống men tiêu hóa và điện giải multivitamine. Đồng thời kiểm soát bữa ăn của gà. Sử dụng cám ngâm nước cho mềm làm thức ăn chính chia thành nhiều bữa cho gà ăn. Cách trị ăn không tiếp tiếp theo sẽ là châm nước và xoa bóp diều.

Châm nước: Sau đó, dùng xi lanh nhẹ nhàng di chuyển nước dọc theo gốc lưỡi đến họng gà. Lưu ý: tránh bơm vào lỗ thở

Xoa bóp diều: trong quá trình châm nước kết hợp với xoa bóp diều nhẹ nhàng. Đặt gà lật ngửa để tránh thức ăn bị trào ra ngoài.

Còn đối với gà ăn không tiêu, nguyên nhân khách quan do gặp các bệnh đường ruột như bệnh cầu trùng… Thì tùy từng vào triệu chứng và chữa trị theo những phương pháp được chữa trị trong các bài trước. Cách trị gà ăn lâu tiêu này thì không áp dụng đối với trường hợp gà con ăn không tiêu.

                                      Chữa trị gà ăn không tiêu

Bên cạnh cách chữa gà chọi, gà đá ăn không tiêu thì việc châm nước, xoa bóp diều cũng được nhiều các sư kê áp làm cách trị gà bị hóc cũng khá hiệu quả mà an toàn. Chỉ cần cẩn thận một chút để nước không vào lỗ thở của gà là được.

Bài thuốc dân gian trị bệnh gà ăn không tiêu

Ngoài phương pháp trên thì có một số bài thuốc trị ăn không tiêu ở gà theo dân gian cũng được rất nhiều người sử dụng. Tỏi – là nguyên liệu chính trong các công thức trị khó tiêu ở gà. Cách sử dụng đơn giản nhất là tỏi giã nhỏ trộn cùng với thức ăn của gà. Cách này có thể sử dụng hàng ngày vừa giúp gà tiêu hóa tốt hơn. Mà lại gà ăn nhiều, nhanh lớn và ít bệnh.

Với bài thuốc này thì nên áp dụng ngay sau khi phát hiện gà khò khè không tiêu. Bởi khò khè là triệu chứng do gà bị nhiễm lạnh mà ra. Vì thế tỏi sẽ là phụ gia giúp giảm lạnh trong cơ thể gà một cách nhanh chóng. Đồng thời giúp gà chống chọi lại với một số bệnh thông thường do thời tiết gây nên.

Gà ăn không tiêu chỉ là một trong rất nhiều triệu chứng thường gặp trong suốt quá trình nuôi gà. Vì thế muốn có một chú gà khỏe mạnh thì cần có một kỹ thuật chăm sóc tốt, khẩu phần ăn hợp lý. Đồng thời, nắm vững những kiến thức về các loại bệnh ở gà cũng là một cách để gà luôn được khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển trong một môi trường tốt nhất.

Xem thêm: Bán gà mái vảy rồng chất lượng ở Hồ Chí Minh

Tags: Bệnh thường gặp ở gànoibat

Video liên quan

Chủ Đề