Cách hơ la trầu cho trẻ sơ sinh

Đã từ lâu, các bà các mẹ đã rất tín nhiệm và áp dụng phương pháp hơ lá trầu để chữa một số triệu chứng bệnh cho trẻ sơ sinh. Vậy hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh như nào cho đúng? Và hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh có những tác dụng gì? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau!

Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì? - Ảnh minh họa: Internet

Công dụng của lá trầu không

Theo kết quả nghiên cứu gần đây, lá trầu không chứa 2.4% tinh dầu, betel-phenol, chavicol và một số hợp chất phenolic khác. Lá trầu không có tác dụng như kháng sinh đối với một số loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis, trực trùng coli, tụ cầu,v.v. Do có tính kháng khuẩn tự nhiên và an toàn, lá trầu không thường được dùng để tắm cho trẻ sơ sinh, hoặc dùng để trị ho, nấc cụt, đầy bụng, mụn nhọt, v.v. 

Hơ lá trầu không giúp trị một số bệnh ở trẻ sơ sinh - Ảnh minh họa: Internet
  • Lá trầu không: 5 lá.
  • Nước sạch: 2 lít.
  • Muối hột sạch.
  • Cắt nhỏ lá trầu không sau đó cho vào đun sôi trong 15 phút. Cho thêm vài hạt muối sạch.
  • Đổ nước qua khăn xô để tách lọc phần lá và phần nước.
  • Nước sôi để cho nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh vừa mức tắm cho trẻ.
Đun nước lá trầu không tắm cho trẻ giúp trị rôm sảy - Ảnh minh họa: Internet
  • Mẹ chuẩn bị 5-7 lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch sau đó hơ nóng trên bếp. 
  • Hơ trực tiếp trên bếp củi hoặc bếp than hoa.
  • Cách hơ lá trầu bằng bếp ga, bếp từ hoặc bếp hồng ngoại: Đặt một nồi nước nóng lên bếp [chỉ cho ít nước cho nhanh sôi]. Rửa thật sạch vung nồi. Khi thấy nồi đã nóng, đặt lá trầu lên trên vung nồi để hơ cho nóng. Nếu có chảo sạch, mẹ có thể đặt thẳng lên chảo khô đã đun nóng.
  • Lá trầu khi được hơ nóng sẽ giúp cho tinh dầu trong lá trầu được kích hoạt và khuếch tán ra bên ngoài. Do đó có thể phát huy tác dụng nhanh và nhiều hơn.
  • Cách hơ lá trầu không cho bé trai: Thực hiện như trên nhưng chỉ dùng 7 lá trầu không. 
  • Cách hơ lá trầu không cho bé gái: Tương tự như trên nhưng dùng 9 lá trầu không.
Hơ lá trầu không trên bếp than hoa - Ảnh minh họa: Internet
  • Chữa triệu chứng khóc dai, khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh: Mẹ lấy lá trầu không đã hơ ấm áp vào bụng trẻ sẽ giúp trẻ nhanh nín khóc. Ngoài ra mẹ có thể đắp ở mông, đùi, tay, gan bàn chân.
  • Chữa mẹo khi trẻ bị nấc cụt: Trẻ sơ sinh rất hay bị nấc cụt. Mẹ lấy lá trầu không đã hơ ấm đặt vào thóp trong khoảng 10 phút bé sẽ hết nấc.
  • Chữa viêm khi trẻ bị xước tay chân, phát ban, sưng tấy: Lấy lá trầu không giã nát, bọc vào trong khăn xô rồi đắp lên chỗ bị phát ban sưng tấy trong vài phút. Hoặc lấy nước cốt vừa giã xong chấm lên những nốt bị sưng tấy. Thực hiện hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
  • Chữa đau bụng, lạnh bụng: Hơ nóng lá trầu, sau đó vuốt lên bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút. Chú ý nhẹ tay vì da trẻ vẫn còn rất non.
  • Chữa đầy hơi, khó tiêu: Dùng lá trầu không đã hơ đắp lên bụng, sau đó massage nhẹ nhàng.
Đắp lá trầu không đã hơ ấm giúp trẻ khỏi bị lạnh bụng - Ảnh minh họa: Internet
  • Chữa ho: Hơ nóng lá trầu, sau đó đắp vào lưng trẻ. Để đến khi nguội thì gỡ ra. Thực hiện hàng ngày cho đến khi trẻ đỡ hơn. Để tăng thêm hiệu quả, ngoài đắp ở lưng, các mẹ có thể đắp thêm ở gan bàn chân để làm ấm cho trẻ.
Hơ lá trầu không đắp chữa ho cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet
  • Cần đảm bảo nhiệt độ của lá trầu ở mức ấm hoặc hơi nguội ở trên tay người lớn mới được đắp cho trẻ. Vì da trẻ còn rất mỏng, do vậy khi người lớn thấy nguội thì với trẻ sẽ là vừa đủ để không bị bỏng.
  • Nghiêm cấm không được cho trẻ uống nước trầu không giã.
  • Không nên hơ bằng than củi trong phòng kín vì dễ gây ngạt.
  • Không đắp lá trầu không đã hơ trên da trẻ quá lâu.
  • Khi đắp thấy da trẻ đỏ lên thì cần bỏ lá trầu đi ngay lập tức và giữ mát cho phần da sớm hồi phục.
  • Không nên quá lạm dụng việc hơ lá trầu không để trị bệnh cho trẻ. Có biểu hiện bất thường ở trẻ nên đưa đi bác sĩ kiểm tra.

Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh là một mẹo dân gian đã được thực hiện từ rất lâu đời. Tuy trên thực tế đã có những kết quả lâm sàng tích cực nhưng vẫn chưa có cơ sở lý luận khoa học chứng minh cho những kết quả thực nghiệm đó.

Do vậy, để “đối phó” với những triệu chứng đơn giản thông thường mẹ có thể áp dụng hơ lá trầu, nhưng khi triệu chứng nặng và kéo dài mẹ nên tìm đến các cơ sở y tế để trẻ được chữa trị kịp thời và đúng cách.

//phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/huong-dan-me-cach-ho-la-trau-cho-tre-so-sinh-hieu-qua-352279.html

Trong lá trầu không có chứa rất nhiều thành phần tinh dầu, mang đến hoạt tính kháng sinh mạnh mẽ, có khả năng giúp ức chế rất nhiều chủng vi khuẩn khác nhau như phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn...nên thường được dùng cho trẻ sơ sinh. 

Đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh đã được áp dụng từ lâu trong dân gian. [Ảnh minh họa]

Tác dụng đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh 

Nói về tác dụng đắp lá trầu không đối với trẻ sơ sinh mang đến nhiều tác dụng qua các bài thuốc như:

- Đối với trẻ bị nấc cụt: Hơ lá trầu không lên cho ấm, sau đó đặt lá trầu lên thóp bé và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 phút sẽ giúp trẻ hết nấc. 

- Đối với trẻ sơ sinh thường xuyên quấy và khóc đêm: Hơ lá trầu không, để hơi ấm một chút rồi áp vào rốn bé, ôm bé vào lòng. Áp lá trầu không vào bụng con như vậy sẽ giúp bé nhanh chóng nín khóc. Nếu không hơ lá trầu, mẹ có thể đắp trực tiếp lên hoặc giã nát lá trầu không rồi đắp lên đùi, tay, mông và chân bé cũng mang đến tác dụng tương tự. Lưu ý, không đắp lá trầu không lên các vết thương hở hoặc bị xước xát.

- Đối với trẻ bị sưng viêm nhẹ hoặc phát ban: Giã nhuyễn một vài lá trầu không rồi đắp lên chỗ trẻ bị đau, làm như vậy 2-3 lần/ngày. Chú ý, không đắp lá trầu không lên vùng da bị trầy xước. 

Hơ lá trầu không, để hơi ấm một chút rồi áp vào rốn bé, ôm bé vào lòng sẽ giúp trẻ không khóc đêm. [Ảnh minh họa]

- Đối với trẻ bị khó tiêu, đầy bụng: Hơ ấm lá trầu không lên rồi vuốt bụng cho trẻ, vuốt theo chiều từ trên xuống trong khoảng 5 phút.

- Đối với trẻ bị ho: Hơ lá trầu không ấm lên rồi đắp lên ngực để giúp trẻ giảm ho. 

- Để vệ sinh đường hô hấp cho trẻ: Hơ lá trầu không ấm lên và để lá trầu cách mũi bé khoảng 2-3 cm hàng ngày sẽ giúp diệt khuẩn, thông thoáng đường hô hấp. 

Hướng dẫn cách hơ lá trầu không cho bé 

Nhìn chung, cách hơ lá trầu không cho bé trai hay cách hơ lá trầu không cho bé gái là giống nhau, đều thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị lá trầu không trước khi hơ 

Bố mẹ nên tìm những lá trầu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không dùng loại bị phun thuốc trừ sâu, chọn loại lá lành, không bị sâu bệnh, có thể ngâm muối loãng rồi để ráo nước trước khi hơ. 

Bước 2: Thực hiện hơ lá trầu không 

Hơi vò nhẹ lá trầu không lên để lấy tinh chất rồi hơ lá trong khoảng 1-2 trên bếp. Khuyến khích nên dùng bếp điện, không nên dùng bếp than vì dễ khiến trẻ bị ngạt. 

Chú ý khi hơ lá trầu không cho trẻ sơ sinh. [Ảnh minh họa]

Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ lá trầu không trước khi hơ cho bé 

Khi cảm thấy lá trầu vừa đủ nóng thì đặt lá trầu không lên cổ tay để kiểm tra, đảm bảo nhiệt độ của lá trầu không làm ảnh hưởng đến bé. 

Bước 4: Thực hiện xông hơ lá trầu không cho trẻ 

Sau khi đã kiểm tra chắc chắn nhiệt độ xong thì tiến hành hơ lá trầu không lên trẻ:

- Trường hợp hơ bụng: Khoảng 10 lần để giúp trẻ không bị lạnh. 

- Trường hợp hơ bẹn: Khoảng 5-7 lần. 

- Trường hợp hơ ngực và lưng: Khoảng 15 lần để giữ ấm phổi. 

Ở mỗi vị trí khác nhau, mẹ nên chú ý hơ kỹ lá trầu không một chút. Việc hơ và đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh này nên được thực hiện đều đặn trong vòng khoảng 1-2 tháng. Làm như vậy sẽ giúp bé cứng cáp và sau này ít bị đau hơn. 

Có nên hơ thóp cho trẻ sơ sinh? Hiện tại, chưa có nghiên cứu và khuyến cáo nào về việc hơ thóp cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, thóp trẻ sơ sinh là bộ phận nhạy cảm nên mẹ không nên thử nghiệm. Bất cứ vấn đề gì cũng nên theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. 

Theo khuyến cáo, không nên hơ thóp trẻ sơ sinh bằng bất kì hình thức nào. [Ảnh minh họa]

Lưu ý khi sử dụng cách đắp lá trầu không cho trẻ sơ sinh

- Hơ lá trầu không nên tránh hơ nhiệt độ quá nóng làm tổn thương da của bé vì da bé dễ bị nhạy cảm 

- Không dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu không vì có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. 

- Không hơ trực tiếp lá trầu không lên vùng da trẻ bị trầy xước. 

- Không đắp lá trầu không kết hợp với thoa dầu nóng cho trẻ sơ sinh.

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dap-la-trau-khong-cho-tre-so-sinh-co-tac-dung-gi-d...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/dap-la-trau-khong-cho-tre-so-sinh-co-tac-dung-gi-d257216.html

Theo Linh San Tổng hợp [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề