Cách dẫn nam châm củ đề xe máy

Củ đề xe máy là một dạng mô tơ điện một chiều có chức năng tác động lực kéo lên hệ thống động cơ giúp xe có thể khởi động một cách dễ dàng. Bộ phận này thường có điện áp định mức là 12V và công suất dao động từ 800 - 1000 W. Ngoài ra, đối với một số dòng xe sử dụng động cơ lớn, mức tiêu thụ có thể lên đến 1.500W.

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 

Củ đề ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành của động cơ xe. Đối với các loại xe số, quá trình khởi động phụ thuộc vào đề hoặc cần đạp khởi động. Trong khi đó, xe ga chỉ sử dụng củ đề để thực hiện nổ máy. Trên thực tế, củ đề trên các dòng xe này đều có cấu tạo và chức năng giống nhau, cụ thể:

  • Phần vỏ bọc: Có chức năng chính là bảo vệ các chi tiết và linh kiện bên trong. Phía trên lớp vỏ được thiết kế nam châm để tạo ra từ trường.
  • Mô tơ: Có nhiệm vụ tạo ra một lực vừa đủ để kích hoạt động cơ đốt trong.
  • Công tắc từ: Đây được xem là điểm bắt đầu của dòng điện trước khi chạy đến mô tơ, có chức năng đẩy và hút các bánh răng để ăn khớp với bánh đà.
  • Cầu dẫn động [thanh chạc]: Bộ phận có chức năng dẫn truyền chuyển động từ công tắc từ đến bánh răng nhằm đảm bảo ăn khớp và nhả khớp với bánh đà.
  • Bánh răng: Chức năng chính là tạo lực chuyển động cho hệ thống động cơ.

Để xe vận hành, củ đề cần có sự phối hợp nhịp nhàng của 2 bộ phận chính là cuộn cảm và động cơ điện. Theo đó, khi chìa khóa được đưa về nút ON, dòng điện một chiều khoảng 30A sẽ được nạp từ bình ắc-quy đến cuộn cảm làm từ hóa các cuộn dây và di chuyển đến thanh chạc. Dưới tác động của từ trường, nam châm hút piston của công tắc và đẩy bánh răng ăn khớp với bánh đà. Đây cũng là thời điểm xe máy được khởi động. 

3. Nguyên nhân gây hư hỏng củ đề xe máy và cách khắc phục

Bộ đề xe máy bị hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người lái nên kiểm tra chính xác dấu hiệu trục trặc để có thể khắc phục kịp thời.

3.1. Cục đề xe máy bị mòn chổi than

Sau một thời gian hoạt động, chổi than sẽ sinh ra nhiều mạt sắt do không được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên. Phần bụi mạt này sẽ bám vào nam châm vĩnh cửu trên vỏ máy khiến bề mặt tiếp xúc giữa Stator [nam châm vĩnh cửu trên vỏ củ đề] và Rotor [cuộn dây quấn quanh trục giữa của mô tơ] giảm dần. Về lâu dài, tình trạng này càng nặng hơn làm bong lớp nam châm, dẫn đến việc đề xe bị yếu hoặc chết máy hoàn toàn. Cách khắc phục hiệu quả cho tình trạng này là thay mới chổi than.

3.2. Bộ đề xe máy bị vả đề

Củ đề xe máy bị vả đề là do IC [bộ phận đánh lửa] thực hiện đánh lửa trước thời điểm cho phép gây ra hiện tượng nổ ngược [chiều quay mô tô bị ngược so với chiều quay động cơ]. Sự cố xảy ra khiến bánh răng và bánh đà bị biến dạng hoặc gãy. Do đó, khi khởi động, xe máy sẽ phát ra những âm thanh kỳ lạ. Vấn đề trục trặc này rất khó để tự xử lý tại nhà. Vì vậy, chủ xe nên đưa phương tiện đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để được điều chỉnh IC nguồn và thay thế các linh kiện. 

3.3. Củ đề xe máy bị han gỉ mối nối

Mối nối giữa đầu ra ắc-quy và đầu vào củ đề xe máy thường được làm bằng đồng nên tình trạng han gỉ là rất khó tránh khỏi. Khi đó dòng điện sẽ không được truyền đi để tạo lực chuyển động cho động cơ xe. Đối với tình trạng này, chủ xe nên đưa phương tiện đến các trung tâm sửa chữa để được thay mới. Ngoài ra, người dùng cũng nên vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ củ đề nhằm hạn chế bị han gỉ mối nối theo thời gian. 

3.4. Bộ đề xe máy bị hỏng rơ le

Rơ le là bộ phận thực hiện chức năng hút và nhả bánh răng để ăn khớp với bánh đà của động cơ. Nếu xảy ra trục trặc tại đây, quá trình hút nhả sẽ diễn ra liên tục dẫn đến tình trạng trượt đề và vỡ răng. Chủ xe có thể thử xử lý bằng cách gõ nhẹ để làm rơi hết bụi bẩn trên bộ đề xe máy. Nếu vẫn không có kết quả, tốt hơn hết là nên đem phương tiện đến các trung tâm sửa chữa để được xem xét và thay mới kịp thời.

>> Xem thêm: Nguyên nhân xe máy đề khó nổ và cách khắc phục

Củ đề xe máy là bộ phận quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả vận hành của động cơ. Do đó, người sử dụng phương tiện nên chủ động kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo xe luôn hoạt động ổn định.

Khác với xe máy xăng, xe máy điện không có trang bị bộ phận củ đề nên hoàn toàn không gặp phải các vấn đề trục trặc tương tự. Hiện nay các dòng sản phẩm xe máy điện VinFast sở hữu động cơ điện một chiều không chổi than giúp xe khởi động nhanh chóng chỉ với 1 thao tác [bấm vào nút khởi động] và vận hành êm ái, không gây tiếng ồn. 

Quý khách hàng quan tâm có thể liên hệ đăng ký lái thử xe máy điện hoặc đặt mua xe online qua website để nhận được nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn đến từ VinFast.

Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi: 

* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.

Hướng dẫn cách sửa củ đề xe máy tại nhà cho những xe bị củ đề xe máy bị yếu, hỏng củ đề xe máy đơn giản tiết kiệm chi phí

Củ đề xe máy là gì?

Củ đề xe máy là một trong những bộ phận quan trọng có chức năng khởi động hệ thống động cơ. Với các dòng xe tay ga, đây là bộ phận khởi động duy nhất, còn với dòng xe số thì có thêm bàn đạp.

Củ đề đơn giản là 1 động cơ điện nhỏ dùng để kéo theo bánh đà của động cơ khi khởi động xe. Trên 1 chiếc xe không nhất thiết phải có củ đề, vai trò chính của chúng là hỗ trợ chúng ta khởi động xe một cách dễ dàng nhất. 

Củ đề xe máy

Thông thường bộ đề có độ bền rất cao, ít khi xảy ra tình trạng hỏng hóc. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu bạn không kiểm tra bảo dưỡng định kì hoặc sử dụng đúng cách thì việc cục đề bị hỏng vẫn có thể xảy ra.

Xem thêm: cách xử lí khi không đề được xe máy

Cách Sửa Một Số Hư Hỏng Thường Gặp Trên Củ Đề Xe Máy

Củ đề xe máy bị han gỉ mối nối

Do các mối nối giữa đầu vào của củ đề và đầu ra của bình Ắc quy thường được làm bằng đồng hoặc nhôm nên tình trạng bị han, gỉ sét [hay còn gọi là hiện tượng Oxi hóa] là không tránh khỏi.

Khi mối nối bị oxi hóa sẽ làm giảm khả năng truyền dẫn của vật liệu và khiến dòng điện cung cấp cho bộ đề không đủ để tạo ra mô men quay lớn, từ đó xe máy không thể khởi động.

Để xử lí các bạn nên kiểm tra lại cách mối hàn nối dây điện.

Cục đề xe máy bị mòn chổi than

Chổi than là một phần của cục đề xe máy, qua thời gian sử dụng chổi than sẽ bị hao mòn. Nếu không được kiểm tra, bảo dưỡng định kì, phần mạt do chổi than sinh ra sẽ bám chặt vào nam châm vĩnh cửu được dán cố định ở vỏ bộ đề [Stator]

Củ đề bị mòn chổi than

Nếu lượng mạt than quá nhiều sẽ khiến khe hở giữa bề mặt Rotor và Stator giảm dần, đến một thời điểm nào đó, khi khe hở này quá nhỏ sẽ gây ra tình trạng kẹt, làm bong nam châm của Stator và từ đó khiến cục đề bị hỏng.

Khi chổi than bị mài mòn, lớp mạt than bám quá nhiều trên cổ góp sẽ khiến thiết bị hoạt động chập chờn, không ổn đinh.

Các bạn xem video bên dưới để biết cách thay chổi than nhé!

Stator đề bị bong nam châm

Nam châm vĩnh cửu bong khỏi thân vỏ củ đề, các trường hợp bị bong thì thường không có nam châm rời để thay thế, bạn chỉ có thể thay phần thân vỏ Stator của củ đề.

Hiện nay chỉ có thân vỏ của dòng củ đề xe Dream, Wave, các dòng xe khác không có thân vỏ bán rời, vì vậy hầu hết bạn cần thay củ đề mới trong các trường hợp này.

Các bạn xe video để biết cách xử lí khi bị bong nam châm ra nhé!

Phía trong củ đề xe bị ẩm ướt

Có thể do bạn rửa xe tại nhà và không có biện pháp lau khô triệt để, dẫn đến hiện tượng củ đề xe đề khó. Nguy hiểm hơn nữa là lõi củ đề có thể bị chập cháy.

Cách xử lí chỉ cần dùng xăng tráng qua và lau khô đi là được!

Các bạn xem video bên dưới để biết cách xử lí nhé!

Thay củ đề xe máy khi nào?

Khi củ đề xe của bạn hỏng và không sửa được là lúc bạn cần thay củ đề xe máy. 

Thông thường khi bạn bấm nút đề mà rơ le đề kêu tạch tạch trong khi củ đề không có tín hiệu gì, đó là dấu hiệu củ đề xe của bạn hỏng.

Bạn kiểm tra mà không thể sửa chữa hoặc khắc phục, hoặc đánh giá khả năng sửa xong mà không được lâu dài thì bạn cũng nên cân nhắc thay thế.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết được cách xử lí khi củ đề xe mình gặp vấn đề nhé!

Video liên quan

Chủ Đề