Cách giải đố của Em be thông minh

Soạn bài: Em bé thông minh [soạn 3 cách]

Câu 2 [trang 79 sgk Ngữ văn 6 tập 1]

Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyệnEm bé thông minhđược thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Soạn cách 1

Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:

- Lần 1: Một viên quan được vua sai đi dò la tìm người tài giỏi, khi đi qua cánh đồng hai cha con cậu bé đang cày liền hỏi câu hỏi oái oăm, nghe câu hỏi cậu bé hỏi lại viên quan khiến viên quan sửng sốt, không biết đáp lại. Đây chỉ là hình thức đối đáp một cách thông minh, nhạy bén, không có ý thách đố.

- Lần 2: Nghe được câu chuyện về cậu bé đã đối đáp tài tình với viên quan, ông vua bèn nảy ra ý thử thách sự thông minh của cậu bé. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, và yêu cầu phải nuôi ba con trâu ấy đẻ thành chín con, nếu không cả làng phải chịu tội. Cậu bé nhanh trí, cùng cha lên kinh thành kêu khóc, than với nhà vua cha không đẻ em bé cho chơi, khiến vua và quần thần bật cười. Lần này, thử thách đã khó hơn, nguy hiểm hơn nhưng cũng không làm cậu bé lo sợ mà đã dùng chính lý lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lý của mình.

- Lần 3: Nếu lần đầu tiên, cậu bé thách đố viên quan, thì lần thứ ba cậu mạnh mẽ đố lại nhà vua. Khi vua sai người mang con chim se đến bảo cậu bé làm thịt chim dọn thành ba mâm cỗ. Thử thách lần này đã khó hơn bộ phần vậy mà cậu bé vẫn giải quyết một cách thông minh khiến mọi người trầm trồ thán phục. Bởi vì cậu đã đưa lại cho sứ giả cây kim khâu và bảo đưa cho nhà vua cho người rèn thành con dao làm thịt chim.

- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải câu đố của sứ thần nước láng giềng để chứng minh cho nước bạn thấy, nước mình cũng nhiều người tài giỏi, không làm mất mặt vua và quần thần. Đây chính là cách vận dụng sựthông minh cùng với tài văn chương của cậu bé với câu chúng “ Tang tình tang! Tính tình tang…”

⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:

+ Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố

+ Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố

+ Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.

Và thử thách càng khó, càng thấy sự khôn ngoan, lanh lợi của cậu bé. Cậu xứng đáng với danh hiệu trạng nguyên nước ta.

Soạn cách 2

Sự thông minh của cậu bé được thử thách qua bốn lần:

- Lần 1: Viên quan hỏi về đường cày ngày hôm nay của trâu.

- Lần 2: Đố nuôi trâu đực đẻ ra con.

- Lần 3: Thịt một con chim sẻ làm ba cỗ bàn thức ăn.

- Lần 4: Xâu chỉ qua đường ruột ốc dài.

Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng của người đố tăng dần, người giải đố cũng ở phạm vi rộng hơn, và độ khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.

Soạn cách 3

- Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:

+ Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan.

+ Lần 2: Đáp lại thử thách của nhà vua.

+ Lần 3: Đáp lại thử thách của nhà vua.

+ Lần 4: Thử thách của sứ thần nước ngoài.

- Lần đố sau khó hơn lần đố trước vì:

+ Người đố: Từ viên quan → vua → sứ thần nước ngoài.

+ Tính chất của câu đố ngày một tăng. Để làm tăng sự oái oăm của câu đố và thử trí thông minh của em bé:

./ Lần 1: So sánh em bé với cha.

./ Lần 2: Em bé với dân làng.

./ Lần 3: Em bé với vua

./ Lần 4: Em bé với sứ thần nước ngoài.

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 6
  • Đề Kiểm Tra Ngữ Văn Lớp 6
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 6
  • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 1
  • Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 Tập 2

Câu 1 [trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1]: Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

– Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến.

– Tác dụng của hình thức này: đưa ra tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh của mình.

Câu 2 [trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1]: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

– Tóm tắt nội dung mỗi lần thử thách bằng một câu ngắn:

+ Quan hỏi cha cậu bé mỗi ngày trâu cày được mấy đường, cậu bé hỏi lại quan mỗi ngày ngựa của quan đi được mấy bước.

+ Vua sai dân làng nuôi ba con trâu đực tới năm sau thì thành chín con, cậu bé bèn khóc lóc với vua cha không chịu đẻ em bé.

+ Vua sai sứ giả mang con chim sẻ bắt phải dọn thành ba cỗ thức ăn, em bé mang cho sứ giả cây kim tâu với đứa vua rèn thành một con dao xẻ thịt chim.

+ Sứ giả muốn ta xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột con ốc vặn dài và rỗng hai đầu, em bé hát bài đồng dao giúp cho vua giải được câu đố của sứ thần.

– Thử thách sau có khó hơn lần trước. Lần đầu là thử thách của vị quan, sau đó là thử thách của nhà vua và cuối cùng là thử thách của sứ giả, gắn với bộ mặt của quốc gia. Đặt ra thử thách như thế thì trí thông minh của em bé mới được khẳng định một cách rõ ràng và chắc chắn.

Câu 3 [trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1]: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải thích những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

– Em bé đã dùng nhưng cách sau đây để giải những câu đố:

+ Hỏi vặn lại xem ngựa của quan một ngày đi được mấy bước.

+ Khóc lóc với vua rằng cha không chịu đẻ em bé và nhờ vua phân xử.

+ Đưa cho sứ giả cây kim và tâu với đức vua rèn thành con dao để xẻ thịt chim.

+ Buộc chỉ ngang lưng con kiến càng, bôi mỡ vào một bên vỏ ốc để kiến chui sang.

– Những cách ấy lý thú ở chỗ:

+ Ba câu đố đầu tiên: Dựa vào sự vô lý ở câu đố, dùng chính sự vô lý ấy để vặn lại người đố khiến người đố công nhận.

+ Câu đố cuối cùng: Hiểu được đặc tính của loài kiến và lợi dụng kích thước nhỏ của kiến để giúp xâu sợi dây xuyên qua ruột con ốc vặn.

Câu 4 [trang 74 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 – trang 42 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1]: Hãy nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh.

– Trí thông minh trong truyện là của một em bé chừng bảy, tám tuổi, là con của một người nông dân ở một làng quê nọ, thuộc tầng lớp nhân dân trong xã hội xưa.

– Truyện hàm ý ca ngợi.

– Truyện này không nói đến chân lý thiện thắng ác, không giống như Thạch Sanh và Sọ Dừa.

→ Truyện ca ngợi sự thông minh và trí khôn của em bé, thông qua đó ca ngợi sự thông minh và trí khôn của dân gian, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Câu 5. Những chi tiết nào trong truyện làm em bật cười? Tại sao em cười?

Trả lời:

– Những chi tiết gây cười:

+ Em bé vặn hỏi ngựa của quan một ngày đi được mấy bước.

+ Em bé khóc lóc với vua cha không chịu đẻ em bé.

+ Em bé muốn rèn cây kim thành con dao.

– Lí do: Đây là những yêu cầu vô lý, hoang đường, không thể thực hiện được, quan trọng hơn là em bé đã dùng sự vô lý để đáp lại sự vô lý trong câu đố mà người khác đưa ra.

Câu 6. Trí thông minh của em bé bắt nguồn từ đâu [dựa trên cơ sở nào]? Điều đó có ý nghĩa gì?

Trả lời:

– Trí thông minh của em bé bắt nguồn từ kinh nghiệm trong đời sống lao động hằng ngày, đó là trí khôn dân gian.

– Điều đó thể hiện sự ca ngợi đối với trí khôn của nhân dân lao động.

Kể lại câu chuyện Em bé thông minh, các bạn học sinh đã nói những câu sau:

Kể lại chuyện em bé thông minh theo gợi ý sau:

Ai là nhân vật thông minh được kể trong câu chuyện?

Chi tiết nào chứng minh sự thông minh, tài trí của nhân vật?

Nêu ý nghĩa của từ in đậm trong các câu văn, đoạn văn dưới đây:

Đọc thông tin sau và bổ sung ví dụ cho mỗi loại tình thái:

Video liên quan

Chủ Đề