Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện đại, thời cổ đại không có ngày trong tuần trong cuộc sống của con người, mặc dù lịch nguyên thủy đã xuất hiện từ rất lâu. Chúng được chia thành năm, tháng và ngày và tình trạng này phù hợp với tất cả mọi người

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần
Tại sao các ngày trong tuần lại được gọi là

Với sự phát triển của nền văn minh, thương mại đạt được đà, việc xây dựng các thành phố bắt đầu, trong đó các chợ và chợ xuất hiện. Việc buôn bán ở đó được thực hiện vào cùng những ngày được phân bổ, mà người ta gọi là ngày chợ. Những ngày này, ngoại trừ việc buôn bán và thực hiện các nghi lễ tôn giáo, họ cố gắng không làm bất cứ việc gì khác. Đây có lẽ là nơi bắt nguồn từ "tuần" trong các ngôn ngữ Slav. Trong một số chúng, ví dụ, trong tiếng Ukraina, tiếng Bungary, tiếng Séc, từ này biểu thị ngày Chủ nhật. Theo thời gian, tên của các ngày trong tuần đã xuất hiện.

Ở Ai Cập cổ đại, các ngày trong tuần được chỉ định bởi các ánh sáng - Mặt trăng và Mặt trời và năm hành tinh khác của hệ mặt trời. Những cái tên này đã được sử dụng bởi Đế chế La Mã Vĩ đại, đế chế chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ của Châu Âu. Theo đó, trong tiếng Anh, Đức, Pháp và các ngôn ngữ Tây Âu khác, những cái tên này được diễn giải theo cách giống nhau. Người ta tin rằng Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao Mộc, Sao Kim, Sao Thổ và Mặt Trời bảo trợ một người vào một ngày nhất định trong tuần, do đó có tên tương ứng.

Trong các ngôn ngữ Slav, ngày đầu tiên được gọi là Thứ Hai, tức là ngày đầu tiên sau một tuần, hay theo cách khác - Chủ Nhật. Ngày thứ hai có biệt danh là Thứ Ba, Thứ Ba - Thứ Tư, tức là ngày giữa, như một biến thể có tên "bên thứ ba" trong tiếng Nga Cổ. Thứ năm và thứ sáu lần lượt là ngày thứ tư và thứ năm. Đối với tên của ngày Sa-bát, ở đây trong nhiều ngôn ngữ có thể bắt nguồn gốc của từ "Shabbat" trong tiếng Do Thái, được dịch là "nghỉ ngơi, yên nghỉ", không phải vì điều gì mà tất cả người Do Thái bị cấm làm việc này ngày.

Tên của Chủ nhật trong tiếng Ý, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp được dịch là "Ngày của Chúa", cho thấy có mối liên hệ với việc áp dụng đức tin Cơ đốc. Ở Nga, thời cổ đại, ngày này được gọi là một tuần, và bản thân tuần được gọi là một tuần. Tên hiện đại bị mắc kẹt cùng với việc áp dụng Chính thống giáo.

Hiện tại, ngày bắt đầu của chu kỳ hàng tuần được coi là thứ Hai, nhưng ở một số quốc gia, việc đếm ngược vẫn được tiếp tục từ Chủ nhật, đó là điểm mạnh của truyền thống lâu đời.

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần

Các hành tinh trong hệ mặt trời - Ảnh: NASA

Từ xa xưa, người La Mã và Hy Lạp gọi các hành tinh trong Hệ mặt trời theo tên các vị thần trong thần thoại. 'Truyền thống' đó tiếp nối đến ngày nay.

Sao Thủy (Mercury)

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần

Sao Thủy được đặt theo tên thần Mercurius

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất và gần mặt trời nhất trong Hệ mặt trời.

Sao Thủy chuyển động rất nhanh, chỉ mất 88 ngày Trái đất để quay quanh mặt trời, thực hiện một chu kỳ quỹ đạo. Đồng thời, khi nhìn từ Trái đất, sao Thủy cũng có chu kỳ giao hội khoảng 116 ngày, nhanh hơn những hành tinh khác.

Chính vì nhanh nhẹn mà người La Mã đã dùng tên vị thần liên lạc và đưa tin Mercurius để đặt tên cho sao Thủy. Ông cũng thần của du lịch, trừng trị và bảo vệ kẻ trộm và thần là thương mại.

Trong thần thoại Hy Lạp, tên của vị thần này là Hermes

Sao Kim (Venus)

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần

Bức tranh "Sự ra đời của thần Vệ nữ" của họa sĩ người Ý Sandro Botticelli khoảng năm 1483 đến 1485

Sao Kim có tên xuất phát từ vị thần Venus - thần Vệ nữ trong thần thoại La Mã. Người Hy Lạp lấy tên vị thần Aphrodite gần như tương đường với thần Venus.

Venus được xem là vị thần của tình yêu, tình dục, và phụ nữ.

Trong thần thoại, thần Venus được xem là mẹ của người La Mã vì Aeneas con trai bà là người sống sót trong cuộc chiến thành Troy sau đó chạy sang Ý.

Ký hiệu thiên văn học cho sao Kim giống như ký hiệu sử dụng trong sinh học cho giống cái: một hình tròn với chữ thập ở bên dưới.

Sao Hỏa (Mars)

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần

Bức tượng thần Mars có niên đại khoảng thế kỉ thứ 2 sau công nguyên

Khi quan sát người ta thấy Sao Hỏa có ánh sáng màu đỏ sẫm giống màu của chiến tranh.

Do đó, người Hy Lạp đặt tên cho hành tinh này theo tên vị thần chiến tranh Ares hay Mars trong tiếng La Mã.

Mars là vị thần quan trọng chỉ đứng sau thần Jupiter (thần Zeus) và thần Neptune (thần Poseidon) đồng thời cũng là người bảo vệ nông nghiệp La Mã, và là vị thần nổi bật nhất trong tôn giáo của quân đội La Mã.

Tên vị thần này còn được đặt cho tháng 3 (March).

Sao Mộc (Jupiter)

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần

Thần Zesus (Jupiter) tại Bảo tàng Altes, Đức

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ mặt trời. Khi nhìn qua kính thiên văn, sao Mộc trông rất thanh tú, oai phong lẫm liệt như một vị vua. 

Người Hy Lạp đã lấy tên thần Zeus ngự trị trên ngai vàng tối cao đặt cho hành tinh này. Zeus là thần trị vì các vị thần, cai quản đỉnh Olympia, đồng thời cũng là thần sấm chớp.

Theo tiếng La Mã, thần Zeus có tên là Jupiter nên sao Mộc được gọi là Jupiter.

Sao Thổ (Saturn)

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần

Ảnh vẽ thần Saturn của họa sĩ Polidoro da Caravaggio vào thế kỉ 16

Khoảng cách trung bình giữa Sao Thổ và Mặt Trời là trên 1,4 tỉ cây số. 

Với tốc độ quỹ đạo trung bình bằng 9,69 km/s, Sao Thổ cần 10.759 ngày Trái đất - tương đương khoảng 29,5 năm, để đi hết một vòng quanh Mặt trời.

Sự "lâu lắc" này làm cho người Hy Lạp liên tưởng đến sự trôi đi của thời gian và đã đặt tên cho hành tinh là Cronus - vị thần của thời gian.

Trong tiếng La Mã, hành tinh này có tên là Saturn. Ngoài ra, Saturn còn được đặt cho ngày thứ 7 trong tuần - Saturday.

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần

Đền thờ thần Poseidon ở Athens, Hy Lạp. Thần Poseidon được đặt tên cho sao Hải Vương - Ảnh: Getty Images

Sao Thiên Vương, Diêm Vương... đều bắt nguồn từ các vị thần

Năm 1781, nhà thiên văn người Anh William Herschel phát hiện ra một hành tinh mới trong Hệ mặt trời.

Sau đó, người ta quyết định tiếp nối truyền thống đặt tên theo tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp, trong tiếng La Mã có tên Caelus. Hành tinh được mang tên vị thần Uranus, trong thần thoại Hy Lạp được coi là cha trời, là ông của thần Zeus. Người phương Đông thường gọi là Sao Thiên Vương.

Năm 1846, các nhà thiên văn học tiếp tục phát hiện một hành tinh mới nhìn qua kính thiên văn có màu xanh lam. Họ lấy tên thần biển Neptune trong thần thoại La Mã, tương đương với thần Poseidon trong thần thoại Hy Lạp, đặt cho hành tinh này. Đây là Hải Vương Tinh. 

Cuối cùng là Diêm Vương Tinh. Trước đây, người ta cho rằng Hệ mặt trời có 9 hành tinh, và hành tinh thứ 9 này được phát hiện năm 1930.

Lúc đó các nhà thiên văn học thấy đây là hành tinh xa nhất, mờ tối nhất khiến cho người ta liên tưởng tới địa ngục tối nên đã lấy tên người cai quản địa ngục trong thần thoại Hy Lạp là Pluto đặt cho hành tinh này - Diêm Vương Tinh.

TRỌNG NHÂN (tổng hợp)

Cách gọi tương ứng giữa các hành tinh và các thứ trong tuần
Tại sao tuần lễ lại có 7 ngày ? Vì sao số 7 lại được coi là con số “mầu nhiệm”? Bởi vì nó được xuất phát từ quan niệm của người châu Âu và liên quan đến hiểu biết của các nhà khoa học thời ấy về vũ trụ.

Theo họ, trái đất là trung tâm của vũ trụ, có 7 hành tinh quay xung quanh nó là Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và ngày ấy con người cũng mới biết đến 7 nguyên tố kim loại là vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm và thủy ngân. Họ coi 7 nguyên tố đó tương ứng với 7 hành tinh trong hệ mặt Trời, nên đã lấy mỗi ngày tượng trưng cho một hành tinh mà theo thế giới quan của họ mỗi hành tinh là một vị thần và được đặc trưng bởi nguyên tố kim loại với những tính chất nhất định.

+ Ngày đầu tiên trong tuần lễ được coi là ngày của vị thần thân thiết nhất, quan trọng nhất là Mặt Trời và ứng với thứ kim loại quý nhất là VÀNG. Đó là ngày Chủ Nhật. Tiếng Anh gọi là Sunday, tiếng Đức là Sonntag có nghĩa là ngày Mặt Trời.

+ Ngày thứ Hai được giành cho vị thần canh giấc ngủ đêm đêm của con người, đó là Mặt Trăng và tương ứng với nó là nguyên tố kim loại BẠC, thứ kim loại quý thứ hai sau vàng. Tiếng Anh là Monday, tiếng Đức là Montag có nghĩa là ngày Mặt Trăng.

+ Ngày thứ Ba được ứng với sao Hỏa và nguyên tố tương ứng là SẮT. Bởi sao Hỏa được coi là thần của chiến tranh mà vũ khí, áo giáp đều làm bằng sắt. Ngày nay người Pháp gọi là Mardy, còn người Tây Ban Nha gọi là Martes. Tiếng Anh là Tuesday, đây được coi là ngày của những chiến binh, của nam giới.

+ Ngày thứ Tư tiếng Anh là Wednesday, tiếng Pháp gọi là Mercredi, tiếng Tây Ban Nha là Mercoles có nghĩa là ngày của sao Thủy. Sao Thủy được coi là vị thần của thương mại. Theo hình dung của người xưa, đây là vị thần thường xuyên phải đi nhiều nên nguyên tố tương ứng là THỦY NGÂN. Thứ kim loại nặng, dễ di động.

+ Ngày thứ Năm người Pháp gọi là Jeudi, người Tây Ban Nha gọi là Juebes là ngày dành cho chúa tể của các vị thần linh, ứng với đó là sao Mộc và kim loại đi kèm là KẼM. Bởi kẽm có tính chất không gỉ nên nó đặc trưng cho sức mạnh của khôn cùng sao Mộc - vị thần sấm chớp. Có lẽ vì vậy mà ngày thứ Năm người Đức gọi là Donnerstag, nghĩa là ngày sấm chớp. Còn trong tiếng Anh nó là Thursday.

+ Ngày thứ Sáu người Pháp gọi là Vendredi, người Tây Ban Nha gọi là Biernes có nghĩa là ngày của sao Kim. Hành tinh này được coi là tượng trưng cho nữ thần của tình yêu. Ứng với sao Kim là nguyên tố kim loại ĐỒNG, một kim loại mềm dẻo, phản xạ những tia sáng lấp lánh. Các dân tộc ở Bắc Âu gọi nữ thần tình yêu là Fray, vì thế người Đức gọi thứ Sáu là Freitag và người Anh gọi là Friday. Đây được coi là ngày của nữ giới.

+ Còn ngày cuối cùng trong tuần được coi là của sao Thổ, vị thần mà theo quan niệm của người xưa là gây ra các nỗi bất hạnh, đau khổ về mặt tinh thần cho con người. Nên ứng với nó là nguyên tố CHÌ, một kim loại độc hại. Trong các ngôn ngữ ở châu Âu hiện nay chỉ còn tiếng Anh giữ nguyên được gốc tên gọi của sao Thổ (Saturn) để chỉ ngày thứ Bảy - Saturday.

Trên đây là khảo cứu nhỏ về nguồn gốc của các ngày trong tuần mà nguyên gốc tên gọi của nó còn giữ được trong ngôn ngữ của một số quốc gia châu Âu giúp chúng ta hiểu thêm về cách đặt tên ngày của người châu Âu cổ.

Theo Kiến thức phổ thông

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớc