Cách học tốt Sinh 10

Môn sinh học là môn có lượng kiến thức tương đối lớn, do đó nếu muốn học tốt môn Sinh cũng không hề đơn giản, bạn phải có phương pháp riêng của mình. Tham khảo 10 phương pháp học tập sau để cải thiện tình hình môn Sinh nhé:

Mục lục [Ẩn]

Sử dụng sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp giúp hệ thống lại toàn bộ kiến thức nhanh và dễ hiểu nhất 

1. Cần phải có đam mê

Không chỉ riêng môn Sinh học, mà bất cứ môn học nào cũng vật, bạn muốn học tốt, học giỏi thì trước hết bạn phải thích môn học đó, thì mới động lực và quyết tâm để học dù bộ môn đó có khó tới đâu.

2. Không bỏ qua kiến thức trong sách giáo khoa

Lượng kiến thức trong sách giáo khoa, chiếm phần lớn lượng câu hỏi trong các kỳ thi. Do đó cần phải học chắc và kỹ những khái niệm, đặc trưng, quy luật, công thức trong sách để làm nền tảng để các bạn tiếp cận với những kiến thức mở rộng, nâng cao hơn.

3. Làm bài tập thường xuyên

Làm nhiều bài tập giúp các bạn vận dụng được phần lý thuyết vào trong bài, rèn luyện kỹ năng làm bài được tốt hơn. Trước khi làm bài tập, phần lý thuyết, các công thức, định nghĩa các bạn phải nắm thật chắc, làm nhiều dạng bài khác nhau, để tìm ra những đặc điểm chung, đặc điểm riêng của các sự vật, hiện tượng, quy luật trong môn Sinh. Từ đó, sẽ tìm ra các phương pháp tính nhanh, rất hữu ích trong quá trình làm bài thi.

4. Học để hiểu, chứ đừng học vẹt

Phần lý thuyết của môn sinh học khá nhiều vì thế các bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học hết những phần lý thuyết này, chú ý đừng tiếp cận kiến thức một cách thụ động, hãy biến nó thành kiến thức của mình, hiểu rõ về bản chất, thì mới có thể áp dụng vào nhiều trường hợp khác nhau, không bị nhầm lẫn khi làm bài.

5. Xây dựng sơ đồ tư duy để tổng hợp lại kiến thức

Xây dựng sơ đồ tư duy là một trong những phương pháp học đem lại hiệu quả cao đối với môn Sinh. Thể hiện kiến thức trên những cành cây, trên mỗi nhánh là một ý của phần kiến thức thì khi học các bạn chỉ cần nhìn vào sơ đồ, sẽ giúp cho việc nắm kiến thức dễ dàng và tổng quan hơn rất nhiều.

6. Tự học

Tự học và ôn tập một mình sẽ tạo cho bạn thói quen sắp xếp thời gian sao cho phù hợp với lượng kiến thức cần học, và tìm thấy được sự đam mê trong việc học của mìn.

Nên kết hợp cả phần lý thuyết và phần thực hành trong quá trình học. Chuẩn bị các dụng cụ, dẽ liệu cần thiết như đề cương, bài tập tự test lượng khả năng của bản thân đang ở mức nào, cần bổ sung kiến thức của phần nào, phần nào đã nắm chắc và  cần nâng cao thêm.

7. Tái hiện lại những gì đã học ở trên lớp

Muốn thực hiện phương pháp này, thì yêu cầu, trên lớp các bạn cần chú lắng nghe và ghi chép đầy đủ phần bài giảng.

Sau đó, về nhà tự ôn tập lại, nhớ lại những kiến thức vừa học được. Với phần lý thuyết, thì các bạn có thể tự xây dựng một dàn ý ngắn gọn, đủ các chi tiết quan trọng, không cần phải chính xác tới từng câu chữ, đúng ý là được.

Bài tập thì nên làm lại, và làm thêm những bài tương tự.

8. Quyết tâm và chịu khó

Không chỉ học trên lớp, mà về nhà các bạn cũng nên chăm chỉ làm các dạng bài tập để hình thành phản xạ. Một thói quen phản xạ nhanh sẽ giúp bạn làm bải và trả lời các câu hỏi rất hiệu quả.

9. Học theo nhóm

Hãy chọn một nhóm bạn có sức học tương đương hoặc khá đơn để tạo thành một nhóm, số lượng có thể từ 3-5 người. Khi học cùng nhau các bạn có thể trao đổi cùng nhau những phần nào chưa hiểu, thậm chí giảng lại bài cho bạn cũng là một cách để giúp bạn ôn tập lại.  Vừa giúp nhau tiến bộ, lại có thể hiểu bài hơn.

10. Có một cuốn sổ tay luôn đồng hành

Việc ghi chép những vấn đề mới đáng chú ý, những công thức mới, mẹo giải bài tập, hoặc các kiến thức liên quan tới môn Sinh luôn đều cần phải ghi chép lại ngay lập tức, đó là lý do vì sao bạn cần hãy luôn mang theo một cuốn sổ tay bên cạnh.

Chúc các bạn thành công!

16:41:0724/12/2018

Trong bài hướng dẫn phương pháp học thuộc bài nhanh và hiệu quả, các em đã hiểu được các yếu tố giúp khả năng tiếp thu bài tốt như:

- Giữ tinh thần thoải mái [không để bị áp lực, suy nghĩ vẫn đề khác,…]

- Không gian học tập thoải mãi [yên tĩnh, thoáng mát,..]

- Thời gian học tập phù hợp [phân bổ thời gian học, thời gian có thể tiếp thu bài tốt nhất ví dụ: 5-7h, 7h-11h, 15h-16h, 19-21h,…]

- Cố gắng ôn lại bài ngay trong ngày

- Hiểu nội dung khái quát, tóm tắt các ý chính của bài học

- Có thể học nhóm, nhẩm lại bài trước khi đi ngủ,...

* Phương pháp học bài nhanh thuộc môn Sinh học

- Trước hết các em cần hiểu về sinh học là một môn khoa học đa ngành, vì thế để học giỏi môn Sinh cần phải có kiến thức vững từ các môn học khác như Toán, Lý, Hoá, và vì thế rất cần cách học thông minh, sáng tạo. Tuy nhiên, cũng như các môn học khác, các em cần ghi nhớ khái niệm cơ bản và học cách vận dụng các khái niệm này chứ không phải chỉ biết học thuộc lòng một cách máy móc.

- Mặt khác, Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lý cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức của các phần lại với nhau, biết nhìn nhận các mức độ tổ chức của sự sống như những hệ thống mở luôn tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường không ngừng biến đổi. Nếu chỉ biết học thuộc lòng mà không tìm hiểu các khái niệm, hiện tương một cách thấu đáo thì khi đi thi gặp các câu hỏi vận dụng khác một chút là các em sẽ gặp khó khăn khi làm bài.

Vì các em đã hiểu rõ cách học ở trên nên chúng ta không nhắc lại nữa, mà ở đây chúng sẽ áp dụng phương pháp này vào 1 bài học cụ thể của môn sinh học:

- Đối với mỗi mỗi bài học cần học theo cách: Đi từ tổng thể tới chi tiết, nắm chắc khái niệm, cơ chế, ý nghĩa.

+ Ví dụ, khi học về đột biến đa bội thể thì cần học khái niệm thế nào là đột biến đa bội, cơ chế phát sinh thể đa bội, phân loại đa bội thể, đặc điểm của thể đa bội, ý nghĩa của đột biến đa bội trong chọn giống và trong tiến hoá, nêu được một số ví dụ về các dạng đa bội.

+ Ví dụ, học bài: “Quá trình tự nhân đôi của ADN”, các em sẽ tóm tắt nội dung và các ý chính cơ bản như sau: [học 5 tiêu đề từ 1-5, sau đó ghi nhớ 1 tiêu đề có mấy ý chính,...]

1. Thời điểm và vị trí

* Thời điểm: Xảy ra pha S của chu kỳ trung gian

* Vị trí : Trong nhân tế bào

2. Thành phần tham gia

- ADN khuôn [ADN mẹ]

- Các nucleotit tự do A, T, G, X

- Năng lượng: ATP

- Hệ enzim:

  • ADN polymeraza [kéo dài sợi mới theo chiều 5’ – 3’]
  • Enzim tháo xoắn
  • ARN polymeraza
  • Ligaza [enzim nối ADN]

3. Nguyên tắc

  • Nguyên tắc bán bảo toàn [giữ lại ½]
  • Nguyên tắc bổ sung: A lk T, G lk X

4. Các bước của cơ chế tự sao

+ Bước 1: Tháo xoắn

  • Enzym tháo xoắn sẽ tách mạch và tháo xoắn ADN → hình thành nên chạc tái bản [chữ Y] → lộ ra 2 mạch đơn 3’ – 5’ và 5’ – 3’

+ Bước 2: Tổng hợp sợi mới

  • Trên sợi 3’ – 5’: Tổng hợp sợi mới diễn ra liên tục
  • Trên sợi 5’ – 3’: Tổng hợp gián đoạn.
  • Tổng hợp các đoạn ngắn [Okazaki] ngược chiều tháo xoắn. Các enzym nối, nối Okazaki thành sợi mới

+ Bước 3: Hình thành ADN con

  • Đoạn nào tập hợp xong → đóng xoắn ngay → ADN
  • ADN con có 1 mạch đơn mới với 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ

5. Kết quả

  • Từ 1 phân tử ADN mẹ ban đầu → tự sao 1 lần → 2 ADN con
  • 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu
  • ADN con có 1 mạch đơn mới với 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ

6. Ý nghĩa

  • Đảm bảo được chức năng di truyền [từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác].

* Như vậy: Nội dung bài học "Quá trình tự nhân đôi của ADN" các em sẽ trả lời những câu hỏi sau:

- Xảy ra ở đâu? Xảy ra khi nào? Xảy ra như thế nào? Kết quả như thế nào? Ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi ADN?

>> có thể bạn muốn xem:

  • Phương pháp học bài nhanh thuộc môn Sử

* Phương pháp học thuộc môn Sinh hiệu quả

+ Trong thế giới của sự tưởng tượng, học sinh thỏa sức sáng tạo những nét đặc biệt, độc đáo thậm chí là kì dị cho các sự vật, hiện tượng. Liên tưởng càng sinh động, ấn tượng thì ghi nhớ càng tốt. Dưới đây là một số quy luật liên tưởng các em cần biết.

- Quy luật tương tự [như nói đến mùa thu thường liên tưởng đến lá vàng, nói đến cặp nhân tố di truyền là nghĩ đến cặp nhiễm sắc thể tương đồng,…].

- Quy luật tương phản [như nói đến phân li độc lập nghĩ đến di truyền liên kết, nói đến nhân đôi thì nghĩ đến phân li,…].

- Quy luật gần nhau [thấy đậu Hà Lan là nghĩ đến Menđen, thấy ruồi giấm là nghĩ đến Moocgan,…].

- Quy luật liên tưởng: Tạo ra sự liên hệ giữa những vấn đề cần ghi nhớ với thế giới hình ảnh xung quanh…

+ Những nội dung đơn giản, dễ nhớ thì sự tưởng tượng không thật cần thiết. Sự tưởng tượng rất phù hợp với những nội dung phức tạp và trừu tượng mà nếu học thuộc theo những cách thông thường mất nhiều thời gian, khó nhớ. 

+ Ví dụ sinh động về sử dụng liên tưởng để học tốt Sinh học

Ví dụ 1: Khi học bài 2 – Lai một cặp tính trạng, mục II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm, học sinh cần phải nắm được:

- Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.

- Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương đồng.

- Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố của cặp đi về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P.

- Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền của cặp được tổ hợp lại và tính trạng được biểu hiện.

+ Hoạt động của cặp nhân tố di truyền có thể được tưởng tượng thành: Đôi giày của bạn Mạnh có hai chiếc trông thật giống nhau, chỉ là ngược phía với nhau [như hai nhân tố di truyền khác nhau về nguồn gốc . Nếu muốn chúng vẫn có thể tách nhau ra, khi đó chiếc bên phải vẫn là chiếc bên phải, chiếc bên trái vẫn là chiếc bên trái, không lẫn lộn. Ghép lại cạnh nhau chúng lại tạo thành một đôi giày.

Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về diễn biến của quá trình tổng hợp chuỗi axit-amin trong mục I bài 19 – Quan hệ giữa gen và tính trạng, giáo viên có thể gợi ý để học sinh liên tưởng:

- Phân tử mARN – kho chứa hàng, gồm nhiều vị trí để hàng, các vị trí có thể để loại hàng giống hoặc khác nhau, vị trí để hàng đầu tiên là do một người được chỉ định trước mang tới; tARN – Người mang hàng; Ribôxôm – Xe chở người mang hàng, Mỗi axit amin – Một kiện hàng.

+ Câu chuyện có thể tưởng tượng như sau: Người mang hàng đầu tiên là người được chỉ định trước, với lí do “hợp tuổi”. Anh ta lên xe, xe đi 3 bước, anh ta mang kiện hàng mở đầu để vào đúng vị trí và đi ra. Tiếp tục theo đúng trật tự, người thứ hai lên xe mang hàng đặt vào đúng vị trí cạnh kiện hàng mở đầu, lấy dây xích móc hai kiện hàng vào nhau. Cứ như vậy, những người tiếp theo lần lượt mang các kiện hàng của mình đặt vào đúng vị trí và đi ra. Đến vị trí để hàng cuối cùng, vì thấy cửa kho hàng đã khóa nên người cuối cùng không lên xe nữa. Cả dây hàng trong kho được kéo đi giao cho nơi khác.

* Tóm lại:

- Để học thuộc bài môn Sinh nhanh, các em cần ôn tập theo kiểu hệ thống hoá kiến thức đi từ tổng thể tới chi tiết. Trong từng phần cụ thể lại đi từ khái niệm cơ bản đến cơ chế, qui trình, cách phân loại, đặc điểm đến ứng dụng.

- Mặc dù phải ôn tập toàn bộ chương trình sinh học nhưng cần xác định thứ tự ưu tiên một cách hợp lí mà không dàn trải đều. Cần kết hợp việc ghi nhớ các kiến thức cơ bản như khái niệm, nguyên lí đến việc vận dụng kiến thức vào việc giải các bài tập, các vấn đề ứng dụng trong thực tiễn.

Video liên quan

Chủ Đề