Cách khử mùi bia rượu sau khi uống

Nếu bạn không muốn đi đến bất cứ đâu với mùi bia rượu nồng nặc, vài cách hay sẽ giúp bạn giảm bớt mùi khó chịu trong hơi thở.

Để hơi thở không còn mùi bia rượu khi gặp gỡ bạn bè, người thân và đồng nghiệp trong dịp Tết, hãy thử các phương pháp dưới đây, chúng đặc biệt có hiệu quả và có thể "cứu nguy" cho chúng ta trong một số trường hợp. 

Ngoài ra, một số thói quen khử mùi cho răng miệng chúng ta vẫn thường dùng tưởng như hiệu quả nhưng thực chất lại chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn.  Thông qua thói quen ăn uống, vệ sinh cá nhân, và những cách phòng tránh sau đây, bạn có thể hoàn toàn an tâm, tự tin với hơi thở không còn mùi bia rượu. 

Hơi thở có mùi rượu bia sẽ khiến bạn gặp phiền toái khi đi chúc Tết. Ảnh: Triangle Dentistry

Quan niệm cũ: Nhai kẹo cao su hoặc kẹo hương bạc hà?

Một vài người trong chúng ta lầm tưởng rằng, mùi rượu xuất phát trong khoang miệng, và việc nhai kẹo cao su hay các loại kẹo có hương bạc hà sẽ làm cho hơi thở chúng ta che lấp được mùi rượu nồng khó chịu. Nhưng, sự tươi mát của bạc hà chỉ có thể giúp đỡ bạn trong chốc lát, vì vốn dĩ mùi nồng của rượu xuất phát từ sâu trong lá phổi của bạn. 

Thay vào đó: Hãy ăn một món gì đó có mùi nồng tương đương. Những thực phẩm có mùi mạnh, hăng có thể giúp lấn át hơi thở có mùi bia rượu. Mùi hành tây, tỏi hoặc phô mai đều có thể được lưu lại trong hơi thở của bạn khá lâu và giúp loại bỏ mùi bia rượu. Bạn có thể gọi vài món nhậu có hành và tỏi trong đó. Các món dùng tỏi, chẳng hạn như khoai tây chiên tỏi hoặc bánh mỳ bơ tỏi hay được phục vụ trong quán bia rượu. Hãy cho thêm hành tây hay ăn kèm phô mai khi dùng bánh mỳ kẹp, salad trộn sau khi uống bia rượu.

Quan niệm cũ: Sử dụng nước hoa thơm xịt miệng

Một số nền văn hóa của các nước trên thế giới có thói quen sử dụng các loại nước hoa thơm cho miệng, không chỉ giúp tiêu hóa, mà còn mong muốn giúp cho hơi thở thêm tươi mát hơn. Nhưng với kết quả cuối cùng thu lại được, những loại nước hoa thơm miệng đó chỉ có tác dụng không hơn kém gì những loại kẹo ngậm chúng ta hay dùng mà thôi.

Thay vào đó: Hãy đánh răng. Đánh răng có thể giúp làm giảm đi mùi bia rượu trong hơi thở. Chỉ cần dành thêm vài phút để vệ sinh răng miệng, những loại vi khuẩn hay vết thức ăn còn sót lại trong khoang miệng bạn sẽ lập tức bay mất. Dùng kem đánh răng có mùi vị thơm mát, nồng nàn như vị bạc hà, trà xanh. Những loại kem đánh răng này sẽ rất hiệu quả trong việc đánh bật đi mùi bia rượu trong hơi thở. Và đừng quên vệ sinh lưỡi và vòm họng vì đó là những vị trí lưu mùi lâu nhất.

Hãy đánh răng thay cho việc dùng các loại xịt miệng để loại bỏ triệt để hơn mùi bia rượu. Ảnh: Coburg Dental Group

Quan niệm cũ: Sử dụng các loại rượu có mùi trung tính

Mỗi loại bia rượu có một mùi khác nhau, chính vì vậy nhiều người nghĩ rằng, uống vodka hay các loại rượu thảo mộc sẽ không gây ra sự cố hơi thở nặng mùi cho chúng ta, nhưng thậm chí việc đó còn làm hơi thở có mùi khó chịu hơn rất nhiều.

Thay vào đó: Hãy giúp cho cơ thể có khả năng trao đổi chất tốt hơn. Ăn uống đúng cách, chăm chỉ tập gym và luôn luôn uống nhiều nước là những cách giúp lá gan của bạn khỏe hơn, tăng tốc độ chuyển hóa rượu, giúp cơ thể cân bằng và từ đó các vấn đề liên quan đến hơi thở bạn gần như sẽ được giải quyết triệt để.

Ngoài các biện pháp để loại bỏ nỗi lo mùi rượu nồng nặc từ hơi thở của bạn như trên, cố gắng chú ý giữ các thói quen vệ sinh đúng cách cũng là một cách phòng tránh hiệu quả. Vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa, súc miệng hay ăn tráng miệng sau mỗi bữa ăn hay tắm rửa sạch sẽ, vì bia rượu không chỉ ảnh hưởng đến hơi thở của bạn, mà còn có thể tỏa ra qua lỗ chân lông và tạo ra mùi bia rượu từ cơ thể của bạn.

Mùi có thể phát hiện của ethanol hoặc các chất chuyển hóa của nó như acetaldehyd, lưu lại trong hơi thở của người uống trong hơn 12 giờ.

Mọi đồ uống có cồn như rượu, bia hoặc rượu ngũ cốc, đều có thể khiến hơi thở có mùi rượu trong nhiều giờ.

Mặc dù rượu có thể được tiêu thụ nhanh chóng, nhưng nó không thể nhanh chóng được đào thải khỏi cơ thể thông qua quá trình đốt cháy. Tốc độ đốt cháy là khoảng 0,015 gram mỗi giờ.

Vì vậy, nếu một người uống đủ để đạt nồng độ cồn trong hơi thở 0,18 gram, rượu sẽ cần khoảng 12 giờ để chuyển hóa. Thậm chí sau đó, mùi của sản phẩm phụ khiến hơi thở có mùi rượu có thể kéo dài thêm vài giờ nữa, theo Bubba Head.

Không có phép thuật để loại bỏ mùi rượu trong hơi thở của bạn. Cần phải có đủ thời gian để gan xử lý tất cả rượu trong hệ thống của bạn và chuyển rượu thành các sản phẩm phụ ít độc hơn.

Một trong những sản phẩm phụ này, acetaldehyd, có mùi giống với mùi rượu và bạn có thể bị nhầm là say rượu ngay cả khi nồng độ cồn trong hơi thở của bạn đạt đến con số 0, theo Bubba Head.

Mẹo để khử mùi rượu trong hơi thở

• Tắm sau khi đã hết rượu trong cơ thể

Nếu bạn tắm quá sớm, mùi rượu sẽ tiết ra từ mồ hôi của bạn đến một mức độ nào đó.

Đánh răng kỹ

Loại bỏ hơi thở có cồn đòi hỏi phải loại bỏ bất kỳ hạt thức ăn nào có thể bão hòa với đồ uống có cồn của bạn.

Đừng sử dụng nước súc miệng có cồn vì nó có thể khiến cho hơi thở có mùi rượu trở lại.

• Nhai kẹo cao su để tăng lưu lượng nước bọt và làm mới hơi thở

Kẹo cao su hoặc bạc hà có thể giúp che giấu mùi khó chịu từ acetaldehyd.

Mùi không xuất phát từ mùi rượu còn sót lại trong miệng bạn nhưng từ phổi, nơi rượu trong máu chảy vào không khí mà bạn thở ra. Sự tươi mát của bạc hà có thể che giấu mùi trong chốc lát, theo Thrillist

• Nhai thảo dược có hương thơm

Hồi, thì là và dừa không chỉ giúp tiêu hóa, mà còn làm tươi mới hơi thở.

• Giúp cơ thể xử lý nhanh rượu

Bạn không thể tăng tốc độ chuyển hóa rượu của gan lên hằng giờ, nhưng bạn có thể giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Bằng cách ăn uống đúng cách, tập thể dục thường xuyên và uống đủ nước. Bạn càng hỗ trợ gan, nó càng hoạt động hiệu quả hơn, theo Thrillist.

Tin liên quan

Hơi thở có mùi rượu là hậu quả sau khi uống quá nhiều đồ uống có cồn vào cơ thể. Vậy phải làm sao để giảm thiểu tối đa mùi rượu trong hơi thở. Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết này.

I – Tại sao hơi thở có mùi rượu?

Hơi thở có mùi rượu là hiện tượng bình thường mỗi khi cơ thể phải tiếp thu lượng lớn rượu hoặc các đồ uống có cồn. Bất kỳ loại đồ uống nào đều có mùi hương riêng biệt và rượu cũng không phải ngoại lệ.

Rượu được cơ thể coi như một loại chất độc hạng nhẹ, do đó khi uống rượu thì cơ thể sẽ không chuyển hóa và tiêu hóa ngay. Gan sẽ là cơ quan chính chịu trách nhiệm phân tách và thải loại chất độc trong rượu ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên tốc độ hoạt động của gan tương đối thấp. Vì vậy lượng rượu chưa tới lượt xử lý sẽ ngấm vào máu và đi tới toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể như não, phổi,…

Khi lượng rượu vào phổi đạt tới mức nhất định thì hiện tượng hơi thở có mùi rượu sẽ bắt đầu.

Ngoài ra uống rượu sẽ khiến cơ thể bị mất nước, lượng nước bọt suy giảm. Do đó các phân tử rượu đọng lại trên lưỡi, răng sẽ không được rửa trôi và từ đó cũng khiến miệng có mùi cồn.

II – Mùi rượu tồn tại bao lâu trong cơ thể?

Theo các nghiên cứu, gan và cơ thể sẽ chỉ đốt cháy và giải phóng được 0,015g rượu mỗi giờ. Do vậy trung bình mùi rượu sẽ tồn tại khoảng 12 tiếng trong cơ thể.

Tùy thuộc vào lượng rượu nạp vào cơ thể, cơ địa của từng người và những hoạt động diễn ra sau khi uống rượu mà thời gian này có thể ngắn hoặc dài hơn.

Ví dụ như sau khi uống rượu, chúng ta phải hoạt động mạnh hoặc đi hát karaoke thường sẽ hỗ trợ cơ thể giải phóng được hơi rượu nhanh hơn, từ đó khiến hơi thở có mùi rượu cũng biến mất nhanh hơn bình thường.

III – Cách khử mùi bia rượu trong hơi thở

Biết rằng uống nước có cồn sẽ khiến hơi thở có mùi. Nhưng vì nhiều lý do trong công việc hay các mối quan hệ, bạn không thể từ chối.

Để cải thiện mùi cồn trong miệng, bạn có thể thử những cách cách khử mùi bia rượu trong hơi thở dưới đây

♦ Ăn nhiều trước và trong khi uống rượu

Có thể giảm mùi rượu trong hơi thở nếu ăn nhiều trước và trong khi uống. Bạn có biết rằng khi ăn, khoang miệng sẽ tiết ra nước bọt giúp miệng không bị khô và đồng thời thức ăn cũng hấp thụ một phần rượu mà bạn đưa vào cơ thể.

Đó là lý do mà trong các quán bar hay quán pub thường gọi kèm đậu phộng, khoai tây chiên, bánh ngọt,… để ăn kèm. Những thức ăn này sẽ giúp quá trình chuyển hóa rượu được diễn ra nhanh hơn, giảm mùi cồn trong hơi thở.

♦ Ăn thực phẩm có mùi nồng, mạnh

Sử dụng các loại thực phẩm có mùi nồng và mạnh hơn mùi rượu như hành, tỏi, mắm tôm,.. là cách khá tốt để giảm mùi rượu trong hơi thở.

Mặc dù cách này làm đánh bay mùi rượu nhưng có thể làm lưu mùi của thực phẩm bạn sử dụng. Do đó, khi sử dụng cách này để khử mùi rượu trong hơi thở bạn cần phải chú ý.

Nếu có thể thì nên ăn thực phẩm có mùi thơm mát hơn như lá bạc hà, thảo dược,… để cải thiện mùi tốt nhất.

♦ Chải răng và cạo lưỡi thật sạch

Các phân tử rượu thường sẽ bám cả trên bề mặt lưỡi, bề mặt răng và các kẽ răng. Do vậy chải răng và cạo lưỡi thật sạch cũng là cách giảm mùi rượu trong hơi thở tốt.

Ngoài ra phương pháp này giúp đánh sạch vi khuẩn và thức ăn còn đọng. Nên sử dụng kem đánh răng có mùi bạc hà để đạt hiệu quả hơn.

♦ Đi tắm

Không chỉ tồn tại trong hơi thở, mùi rượu còn phát ra từ lỗ chân lông. Đi tắm lúc này sẽ giúp giảm bớt được mùi cồn tiết ra khỏi cơ thể. Trong lúc tắm nên sử dụng thêm dầu gội hay sữa tắm có mùi hương để lấn át mùi rượu bia.

♦ Dùng chai xịt thơm miệng

Một trong những cách đơn giản và nhanh nhất để khử mùi rượu bia trong hơi thở là dùng chai xịt thơm miệng. Bạn có thể sử dụng ngay sau khi dùng nước uống có cồn để hạn chế mùi.

Tuy nhiên cách này chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn, và bạn phải lựa chọn chai xịt có mùi thơm mạnh sao cho đánh bật được mùi bia rượu.

Ngoài ra, để giảm mùi bia trong miệng bạn cần uống nhiều nước. Nên uống xen kẽ trong khi sử dụng bia rượu để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Hoặc dùng nước súc miệng không chứa cồn cũng là phương pháp hay giúp đẩy lùi vi khuẩn trong miệng.

Quan trọng nhất, bạn nên sử dụng nước uống có cồn một cách chừng mực, đây là cách tốt nhất để giảm tình trạng hơi thở có mùi rượu và đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề