Cách thi đậu lớp 10

Ngày mai, học sinh tại Hà Nội và TP HCM bắt đầu bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 với hai môn Toán, Ngữ văn.

Môn Toán: Làm câu dễ trước, khó sau

Tiến sĩ Phạm Sỹ Nam - giáo viên môn Toán, THPT Chuyên Phan Bội Châu [Nghệ An] có nhiều học sinh đạt thủ khoa, điểm cao trong các kỳ thi quốc tế, đại học. 

Trong nhiều năm liền, thầy Nam tham gia báo cáo tại hội thảo quốc tế về Toán học. Thầy giáo Phạm Sỹ Nam có những chia sẻ về tâm lý, sức khỏe và bí quyết đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10.

Khi làm bài thi, học sinh nên đọc từ câu một đến cuối cùng, chia câu hỏi thành ba nhóm:

Nhóm 1: Những câu dễ, thí sinh nên viết trực tiếp vào bài thi, không nhất thiết phải trình bày từ giấy nháp trước để tiết kiệm thời gian.

Nhóm 2: Học sinh tập trung suy nghĩ, tìm hướng giải trong những câu có thể làm được.

Nhóm 3: Học sinh nên làm những câu khó, cần nhiều thời gian suy nghĩ sau cùng.

Thí sinh cần lưu ý nguyên tắc, câu dễ làm trước, câu khó làm sau. Bởi nếu chọn câu khó làm trước, thí sinh sẽ mất nhiều thời gian mà được ít điểm. Trong trường hợp không làm được, các em sẽ mất bình tĩnh trong những phần tiếp theo.

Tiến sĩ Phạm Sỹ Nam lưu ý học sinh không nên để mất từng 0,25 điểm trong bài thi môn Toán.

Trong quá trình làm bài thi, các em lưu ý, mỗi ý đúng đều có điểm. Vì vậy, việc viết thêm lời giải để cố 0,25 điểm nhiều khi không quá khó. Có thể thí sinh không để tâm đến điều này nhưng mỗi môn đều cố gắng 0,25 điểm, các em sẽ có 0,75 điểm. 

Học sinh thi vào trường chuyên sẽ có 0,75 [3 môn thi nền] + 0,25 x 3 [thi môn chuyên] = 1,5 điểm. Số điểm này không quá lớn nhưng có thể giúp nhiều em thi đỗ vào trường mình mong muốn.

Khi trình bày vào bài thi, thí sinh cần viết rõ các ý, tránh mập mờ, gây hiểu lầm.

Khi kết thúc một môn thi, học sinh không nên nháp, kiểm tra hay thảo luận về bài làm đã nộp. Bởi, việc phát hiện sai lầm nào đó trong quá trình làm bài sẽ gây ảnh hưởng tâm lý ở các môn thi tiếp theo. Thí sinh chỉ nên kiểm tra lại, hoặc thảo luận với nhau sau kỳ thi.

Thậm chí, nếu làm bài không tốt, các em cũng nên giữ tâm lý vững vàng, luôn tự an ủi và cố gắng ở những môn thi sau".

Môn Ngữ văn: Đề mở đang là xu hướng

Thạc sĩ Lương Hằng Nga - giáo viên giỏi môn Ngữ văn nhiều năm, hiện công tác tại trường Phổ thông Quốc tế Wellspring, đưa ra một số lưu ý:

"Về mặt nội dung: Đề thi Ngữ văn sẽ dựa theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục cấp THCS hiện hành, chủ yếu thuộc về lớp 9. 

Cấu trúc của bài thi thường gồm hai phần: Trích dẫn ngữ liệu thơ và văn xuôi trong SGK. Hệ thống câu hỏi sẽ được xây dựng theo ba mức độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng trong kỹ năng đọc hiểu. 

Đối với mức độ vận dụng, đề bài có thể yêu cầu thí sinh viết đoạn hoặc bài văn nghị luận và nghị luận xã hội ngắn, yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức tiếng Việt. Để bài thi đạt hiệu quả cao, thí sinh cần nắm vững hệ thống kiến thức và kỹ năng cơ bản.

Về hình thức: Chữ viết rõ ràng, cách trả lời theo từng yêu cầu đề, không được trả lời chung chung. Mỗi câu phải tách bạch bằng việc đánh số câu tương ứng với số câu trong đề, trả lời trọn vẹn những ý đã hỏi. Khi hết câu, các em phải xuống đoạn đánh số và trả lời câu hỏi khác.  

Về nội dung: Thí sinh phải trả lời đúng với yêu cầu câu hỏi, sát nghĩa, sâu và mang tính khoa học.

Cô Lương Hằng Nga cho rằng, đề Ngữ văn dạng mở đang là xu hướng.

Phần nghị luận văn học: Thí sinh nắm rõ xuất xứ, chủ đề, tác phẩm văn học ra đời trong hoàn cảnh nào. Đối với văn xuôi, các em nắm vững cốt truyện, nhân vật, chi tiết, nội dung nghệ thuật, những sáng tạo độc đáo trong tác phẩm.  

Ngoài ra, học sinh cũng phải chú ý việc triển khai ý. Phân tích tác phẩm văn xuôi phải mạch lạc, logic, từ khái quát đến cụ thể. Các ý có sự liên kết chặt chẽ. Với tác phẩm thơ, học sinh nắm chắc hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. 

Tác phẩm thơ khác văn xuôi. Nếu như văn xuôi thiên về chi tiết, nội dung cốt chuyện, thì thơ là hệ thống hình tượng và ngôn từ, hình ảnh. Vì vậy, khi phân tích đoạn thơ, các em nên đặt trong chỉnh thể tác phẩm và phải nắm được ý chủ đạo, phân tích mối quan hệ giữa đoạn thơ và nghệ thuật song song để làm nổi bật tư tưởng nội dung chính của đoạn thơ. 

Dù là văn bản thơ hay văn xuôi, để viết được bài văn đạt điểm cao, ngoài việc tổ chức luận điểm sáng rõ, mạch lạc, bài thi cần có kết cấu sáng tạo, từ mở bài đến kết bài. 

Khi bàn luận hoặc phân tích, thí sinh đưa ra được những ý kiến mới, đòi hỏi người viết có cảm thụ tinh tê ́và khả năng tư duy độc lập, chọn được dẫn chứng tiêu biểu, trúng vấn đề, có lời bình hay, phát hiện độc đáo.  Phân tích sâu rồi mới mở rộng so sánh với các tác phẩm tương đồng. 

Các em nên đa dạng hóa câu văn, kết hợp câu nghị luận với câu nghi vấn, câu khẳng định, câu biểu cảm, câu văn giàu hình ảnh... và phải huy động vốn từ phong phú. 

Phần nghị luận xã hội: Thí sinh nắm chắc kỹ năng làm nghị luận xã hội, biết tổ chức ý trong bài. Học sinh cần chú ý cách tổ chức luận điểm như sau: Luận điểm phải khoa học, chính xác; luận điểm phải rõ ràng, mạch lạc; luận điểm phải có tính hệ thống; luận điểm phải sâu sắc mới mẻ.

Phần nghị luận, thí sinh cần thể hiện rõ quan điểm, suy nghĩ của mình, biết rút ra bài học nhận thức và hành động từ vấn đề được nêu lên ở văn bản".

Thầy Phạm Sỹ Nam và cô Lương Hằng Nga đều là giáo viên giảng dạy tại trang giáo dục trực tuyến Zuni.vn.

Tại Hà Nội, năm nay, hơn 79.000 thí sinh làm bài thi tuyển sinh vào lớp 10 ngày 11/6 đến 13/6. 

Tỷ lệ thí sinh sẽ được vào trường công lập là 60%. Theo số liệu đăng ký dự thi của học sinh, có những trường, số lượng đăng ký cao gấp ba lần chỉ tiêu tuyển sinh. 

Tại TP HCM, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm nay có 77.726 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập là 64.715 học sinh. Điều này đồng nghĩa, hơn 13.000 thí sinh sẽ trượt lớp 10 công lập.

Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP.HCM sáng 16/7. Ảnh: Thanh Tùng

Những "bí kíp" sau tuy đơn giản nhưng có thể giúp thí sinh cải thiện điểm số hiệu quả.

Trước khi vào phòng thi

1. Kiểm tra đồ dùng học tập và thẻ dự thi

Hãy kiểm tra lại cặp sách để chắc chắn mình đã mang đầy đủ thẻ dự thi, đồ dùng học tập cần thiết cho môn thi. Luôn mang bút dự phòng để thay trong trường hợp hết mực. Đối với môn Toán, các bạn học sinh lưu ý mang thêm thước, eke, compa và máy tính cầm tay.

2. Ăn sáng nhẹ nhàng, đến phòng thi sớm

Nếu bỏ bữa sáng, sĩ tử có thể bị sôi bụng, khó tập trung hay hạ đường huyết. Ngược lại, bữa sáng quá no có thể gây nên tình trạng buồn ngủ hay đau bụng. Hãy bổ sung năng lượng vừa đủ giữa các ca thi để giữ tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Ngoài ra, các bạn học sinh lưu ý đến phòng thi sớm ít nhất 15 phút để ổn định chỗ ngồi, điểm danh hay kịp sửa thông tin sai sót nếu có. Đến muộn hay quá sát giờ thi dễ ảnh hưởng tới tâm lí và có thể dẫn tới kết quả không như ý muốn.

3. Lưu ý cất toàn bộ tài liệu, thiết bị điện tử theo hướng dẫn của giám thị

Năm ngoái, đã có 6 thí sinh bị đình chỉ do mắc lỗi mang điện thoại hay tài liệu vào phòng thi môn Ngữ văn. Dù không sử dụng nhưng cất điện thoại trong túi quần hay túi áo vẫn bị coi là vi phạm quy chế thi. Các bạn học sinh lưu ý kiểm tra lại túi quần, túi áo và ngăn bàn trước khi giám thị phát đề thi.

Trong khi làm bài thi

1. Dành 5-10 phút đọc kĩ đề

Không gì tệ hơn viết được một nửa bài văn rồi nhận ra bạn nhìn sai đề, hay giải xong câu toán mới nhận ra bạn chép sai số. Hãy dành thời gian đọc kĩ đề, gạch chân từ khóa quan trọng và giải nháp trước khi viết vào giấy thi.

2. Hãy làm câu dễ trước

Khi gặp khó khăn ngay trong câu hỏi đầu tiên vốn được coi là dễ nhất, nhiều bạn học sinh dễ rơi vào tình trạng hoảng loạn và mất nhiều thời gian vào một câu. Hãy bình tĩnh, đọc phần còn lại của đề và phân bố thời gian hợp lí theo nguyên tắc giải quyết nhanh gọn những câu mình chắc chắn trước.

3. Một số mẹo để đạt điểm số cao nhất

Với môn Toán, nên nhớ rằng bài đúng đến đâu sẽ được tính điểm đến đó. Vì vậy, kể cả khi không thể ra được đáp án cuối cùng, thí sinh vẫn cần triển khai thật rõ các ý, các bước mà mình có thể làm được... Qua đó, có thể giúp kiếm thêm từng 0,25 điểm quý giá.

Đối với môn thi trắc nghiệm, nên nhớ tô đủ số ô đáp án trong bài làm, không nên bỏ trống bất kì câu nào. Nếu không tìm được đáp án, học sinh sử dụng phương pháp loại trừ và tìm ra đáp án mình cảm thấy đúng nhất.

Đối với môn Ngữ văn, học sinh lưu ý trình bày sạch sẽ, dễ nhìn, viết có bố cục theo trình tự các ý xuất hiện trong đoạn văn/thơ cảm thụ để người chấm dễ theo dõi và cho điểm.

4. Rà thật kĩ trước khi nộp bài thi

Hãy tận dụng từng giây phút cuối cùng để kiểm tra lại số tờ giấy thi, số báo danh, bài giải… để chắc chắn không mắc bất kì sai sót nào đáng tiếc. Sự cẩn thận quan trọng hơn tốc độ.

Sau khi làm bài thi

1. Không nên so đáp án cho đến khi hoàn thành tất cả các môn thi

Bài thi đã kết thúc, so đáp án cũng không thay đổi được kết quả. Điều này còn có thể phản tác dụng, gây ảnh hưởng tâm lí tới các môn thi sau nếu bạn nhận ra mình mắc lỗi sai ở bài thi trước.

2. Từ chối trả lời câu hỏi của người khác nếu không muốn

Sau khi con cái hoàn thành một môn thi, các bậc phụ huynh hay người thân trong gia đình không tránh khỏi tò mò, lo lắng và hỏi rất nhiều câu như "Con làm bài thế nào?" hay "Bài thi có khó không?", "Có bỏ câu nào không?"...

Nếu những câu hỏi dồn dập này gây áp lực cho bạn, hãy từ chối trả lời với lí do con muốn chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho bài thi sau, và sẽ chia sẻ khi kì thi kết thúc. 

Mai Nguyễn [Sinh viên Đại học Pennsylvania, Mỹ; cựu học sinh chuyên Anh trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam]

Sáng nay 16/7, gần 90.000 học sinh ở Hà Nội đã hoàn tất thủ tục dự thi, đính chính sai sót thông tin và nghe phổ biến quy chế thi vào lớp 10 năm 2020.

Video liên quan

Chủ Đề