Cách làm gỏi cá mè Bắc Giang

Gỏi cá mè với vị ngọt thơm của cá, mằn mặn, cay cay, beo béo của hạt hòa quyện với mùi vị của các loại rau thơm, cộng thêm một chén rượu gạo làng Vân nồng đượm hồn quê thì còn gì bằng.


Gỏi cá mè của quê hương Hiệp Hòa Bắc Giang
Chọn cá để làm gỏi:
Cá dùng để làm gỏi phải là cá còn sống, được nuôi ở ao cát có nguồn nước ra nước vào thường xuyên.
Chọn cá có trọng lượng từ 700-800g là có thể dùng làm gỏi được. Nếu nhỏ quá thịt nhão, to hơn sẽ bị béo không còn ngon thịt nữa.

Sơ chế cá làm gỏi
Cách làm gỏi cá mè:
Cá bắt về rửa sạch, đánh vẩy sạch sẽ, dùng rơm hoặc lá tre khô hay giấy bản lau khô con cá.
Mổ cá dọc theo sống lưng, moi ruột, cắt đầu, vây, đuôi, róc xương; để riêng những thứ này dùng chế biến nước chấm.
Nếu cẩn thận, có thể cho phần thịt cá đã róc xương vào ngâm trong rượu trắng khoảng 400 trong vòng 2 đến 3 phút.
Sau đó, bỏ ra cho ráo rượu, dùng giấy bản sạch thấm khô, dùng nhíp rút hết các xương dăm của cá sau đó dùng giấy thấm gói cá ủ vào trong gạo khoảng 2-3 tiếng thì đem ra thái. Khi thái cá phải dùng dao thật sắc, thái vát để tạo thành từng miếng to, mỏng. Thái từ trong ra, đến phần da cá thì để lại. Cá thái trộn đều với bột riềng và bột đỗ tương rang, xay thành thính, dùng giấy cứng bọc kín để riềng thẩm thấu vào cá.

Món gỏi cá mè ngon
Các loại gia vị và lá thơm ăn kèm gỏi:
Để có một bữa gỏi cá bảo đảm chất lượng, ngoài việc chủ động chuẩn bị được những con cá tươi sống còn phải tìm các loại gia vị. Trong đó, các gia vị phải chuẩn bị là: riềng, mẻ, bánh đa nem, chuối xanh, khế chua, thịt ba chỉ, lạc, vừng, đỗ tương, nước mắm, mì chính, lá thơm.
Riêng lá thơm phải chuẩn bị trên dưới 10 loại lá gồm: Là nhội, lá sung, lá lộc vừng, lá mơ lông, lá vọng cách, lá đài bi, lá rấp cá, tía tô, kinh giới, mùi tàu, lá ổi, lá sắn thuyền, lá đinh lăng…Các loại lá có thể thái nhỏ, trộn đều, cũng có thể để nguyên để người ăn có thể chọn loại lá hợp sở thích, chú ý lá phải khô.
Nước chấm ăn cùng gỏi cá:
Để làm nên thành công cho món gỏi cá không chỉ ở cách chế biến mà còn ở khâu pha chế nước chấm [hay còn gọi là hạt]. Hạt được chế biến rất công phu với nguyên liệu chủ yếu là đầu và gan cá, thịt ba chỉ, trứng vịt và các gia vị như hành, tỏi khô, mẻ, mắm, muối, mì chính, đường, tiêu, ớt …
Đầu và gan cá được băm nhỏ cùng với thịt ba chỉ rồi ướp với mẻ và các gia vị nói trên cho mỡ lợn hoặc dầu ăn vào xoong đun sôi để phi thơm hành, tỏi, cho hỗn hợp trên vào xào qua rồi cho thêm vào một ít nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 – 20 phút. Trứng vịt đập vào bát, đánh tan cho vào nồi khuấy đều, nêm thêm muối và bột ngọt cho vừa ăn là được.

Thưởng thức gỏi cá cùng nước chấm và các loại rau thơm
Thưởng thức món gỏi cá:
Làm ra gỏi cá đã một công phu, nhưng thưởng thức gỏi cá còn là cả một nghệ thuật.
Thực khách dùng thìa san một ít hạt vào bát của mình, có thể dùng bánh đa nem hoặc trực tiếp dùng lá nhội, lá lộc vừng, lá sung, lá vọng cách để gói.
Đặt miếng cá vào giữa rồi cuộn lại, chấm vào hạt rồi đưa lên miệng nhai…
Nếu có dịp đến với Hiệp Hòa Bắc Giang các bạn nhớ đừng quên thưởng thức món gỏi cá mè- đặc sản ngon và dân dã này nhé!

Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng với khá nhiều món gỏi, đặc biệt là các loại gỏi cá. Do thiên nhiên ban tặng, chúng ta có nguồn nguyên liệu cá ngon và sạch từ những sông hồ ở quê. Vì vậy mà có những món gỏi đã đi vào truyền thống. Món gỏi cá mè Bắc Giang là một trong số đó ! Đây là món ăn dân dã của người làng quê có từ lâu đời tại vùng đất đồng bằng Bắc Bộ này. Tuy cá mè được biết đến là khá tanh so với các loại cá nước ngọt khác. Nhưng với cách chế biến riêng độc đáo của người dân nơi đây, món gỏi này trở thành đặc sản khó quên. Nếu có cơ hội thưởng thức ẩm thực nơi đây. Đừng bỏ qua trải nghiệm món ăn thôn quê có hương vị ấn tượng này.

Gỏi cá mè – Món ăn đặc trưng của Bắc Giang

Gỏi thường được hiểu là món ăn ngon làm bằng cá sống ăn kèm với rau thơm. Thực ra chẳng phải đơn giản vậy, phải chọn đúng loài cá nào để làm gỏi ra gỏi, phải chọn thứ rau thơm nào ăn gỏi cho thích hợp, rồi cách làm cá, cách trộn gỏi, cách pha chế nước mắm, cách nấu nồi nước lèo. Mỗi địa phương trên khắp nước Việt có cách làm gỏi và ăn gỏi cá của riêng mình.

Gỏi cá mè là món ăn dân dã đặc trưng của vùng đất Bắc Giang. Món ăn có hương vị độc đáo này khiến ai ăn rồi sẽ nhớ mãi không quên. Vùng Lý Viên, xã Bắc Lý, Huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang là một vùng quê ven sông Cầu, là nơi cực nổi tiếng với món đặc sản dân dã gỏi cá mè. Hương vị đậm đà đặc sắc nơi đây khiến ai ăn một lần cũng sẽ nhớ mãi không quên. Đặc biệt là những người đã từng thưởng thức nhiều món ngon đất Bắc.

Cá mè sống nhưng không tanh

Để làm gỏi cá thì không khó nhưng làm sao để gỏi cá mè không còn mùi tanh, đậm vị thì không phải ai cũng làm được. Cá có tươi thì làm gỏi mới ngon. Thường để làm gỏi ngon nhất thì nên chọn những con cá nhỏ tầm 3 lạng là ngon nhất. Cá phải câu hoặc đánh lưới được nuôi trong ao sạch. Không có chất tăng trọng thì mới làm nên món ngon được. Cá đem về được rửa sạch, bóc bỏ mang, vớt ra rổ cho ráo nước rồi mới đến quy trình chế biến.

Cá sau khi được làm sạch, lột da rồi thái thành lát mỏng vừa ăn. Dùng giấy thấm bản để thấm cá cho ráo, như vậy thì ướp gia vị ăn gỏi mới ngon. Ướp cùng thịt cá mè sẽ là thính thơm được làm từ bột xay, riềng giã mục để khi ăn cuốn với rau vừa thơm vừa bùi.

Phần đầu cá được để riêng để nấu hạt. Hạt là nước sốt để chấm cá mè đặc trưng của người Bắc Giang. Đầu cá được băm nhỏ [như xay bột] nhưng không được xay. Làm thế thịt cá sẽ chín trước khi chế biến mất vị ngon. Sau đó đem nấu cùng nước riềng, tương, mẻ, muối vừa trên bếp rất nhỏ lửa. Khuấy đều hỗn hợp cho đến khi đặc như bánh đúc. Múc ra bát có thể lật được lại thì hạt mới ngon. Đây là món chấm rất đặc trưng của gỏi cá, không có nó không thành gỏi cá mè xứ Bắc Giang.

Nét riêng thi vị khi thưởng thức

Ăn gỏi cá mè không thể thiếu các loại rau thơm làm gia vị như: lá đinh lăng, lá sung, lá cây mưng [cây lộc vừng], lá diếp cá, lá ngò tàu, lá ổi, lá mơ, lá Vọng canh, lá cây Lúc lác…Đặc biệt, lá hái về phải lau, không được rửa. Nếu rửa thì phải dùng quạt, quạt cho khô nước thì cuốn gỏi ăn mới ngon.

Gỏi cá mè thì không phải là món ăn hằng ngày của người Bắc Giang. Thỉnh thoảng dăm bữa, nửa tháng mới tụ tập hàng xóm, bạn bè thân thiết để thưởng thức. Một hai người thì ít khi bày vẽ, ăn gỏi là phải đông vui, ít nhất cũng dăm bảy người. Món ăn này cũng thường được làm khi có khách quý về thăm.

Cuốn hết các nguyên liệu vào miếng bánh đa nem, chấm vào thứ mắm hạt sệt sệt. Nhai thật từ tốn để cảm nhận hết vị ngọt của cá, vị bùi của lạc rang. Cả vị thơm nồng béo ngậy, mùi hăng hăng của rau, vị chát từ chuối xanh khiến không ai có thể quên được.

Nguồn : 24h.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề