Cách làm xe hút đinh bằng nam châm điện

Ngày 4/4, Trường Trung học cơ sở Lê Lợi [quận Hải An, Hải Phòng] tổ chức chuyên đề dạy học theo định hướng STEM “Các tác dụng của dòng điện. Tác dụng từ của dòng điện – Nam châm điện”.

Cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, đã từ lâu, vấn nạn rải đinh trên đường bộ là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi.

Các đối tượng thường rải đinh hoặc vật sắc nhọn dọc đường gây thủng lốp xe của người đi đường.

Việc này không chỉ gây thiệt hại cho các phương tiện giao thông mà còn gây nguy hiểm tới tính mạng của người tham gia giao thông.

Học sinh Trường Trung học cơ sở Lê Lợi ứng dụng tác dụng từ của dòng điện để chế tạo mô hình xe rà đinh [Ảnh: Lã Tiến]

Từ thực tế trên, các giáo viên Trường Trung học cơ sở Lê Lợi đã hướng dẫn học sinh chế tạo ra máy rà đinh, với mong muốn góp phần nhỏ công sức của mình để bảo đảm an toàn giao thông.

Đồng thời tuyên truyền tới học sinh ý thức tham gia giao thông an toàn.

Với lý do này, trường Trung học cơ sở Lê Lợi lựa chọn chủ đề “Các tác dụng của dòng điện. Tác dụng từ của dòng điện – Nam châm điện” thuộc chương trình Vật lý lớp 7.

Sau khi lựa chọn chủ đề, Bam giám hiệu nhà trường chỉ đạo nhóm Vật lý nghiên cứu, rà soát, sắp xếp chương trình hiện hành theo chủ đề dạy học và đề xuất thực hiện chủ đề dạy học theo định hướng STEM.

Các giáo viên nhóm Vật lý đã xây dựng nội dung chủ đề qua 3 tiết học, sau đó thiết kế kế hoạch thực hiện dự án cho học sinh.

Học sinh chế tạo các sản phẩm nhờ ứng dụng tác dụng từ của dòng điện [Ảnh: Lã Tiến]

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện chế tạo một sản phẩm ứng dụng tác dụng của dòng điện trong thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Học sinh vận dụng được tác dụng từ của dòng diện để chế tạo nam châm điện, từ đó chế tạo mô hình xe rà đinh ứng dụng trong cuộc sống, góp phần phòng tránh tai nạn giao thông.

Nguyên liệu chung cho các nhóm chủ yếu là tấm mê ka, dây đồng, bu lông, đai ốc, các mảnh sắt vụn.

Học sinh trường Trần Văn Ơn sáng tạo nhiều sản phẩm nhờ dạy học STEM

Sau một thời gian thực hiện, các nhóm báo cáo sản phẩm: ứng dụng tác dụng từ của dòng điện và chế tạo xe rà đinh.

Thông qua chuyên đề này, học sinh được củng cố các kiến thức, rèn kỹ năng, phát triển tư duy về những tác dụng của dòng điện một chiều; ứng dụng của các tác dụng và những lợi ích hay tác hại của tác dụng đó trong thực tế.

Ngoài việc củng cố các kiến thức, rèn kỹ năng trên, học sinh nhà trường còn được tham gia chế tạo ra những sản phẩm hoàn thiện, có ứng dụng trong thực tế như: máy rà đinh, xe cần cẩu sử dụng nam châm điện, máy sưởi mini, các đèn trang trí…

Qua đó giúp các em học sinh có hứng thú với phương pháp dạy học theo định hướng STEM và có động lực học tập cao.

Chuyên đề dạy học theo định hướng STEM của Trường Trung học cơ sở Lê Lợi được Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao [Ảnh: Lã Tiến]

Theo đánh giá của lãnh đạo Phòng Giáo dục trung học [Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng], Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải An, lãnh đạo, giáo viên một số trường trên địa bàn, chuyên đề của Trường Trung học cơ sở Lê Lợi mang lại hiệu quả rõ rệt, có tính tương tác cao, cần được nhân rộng để đông đảo các em học sinh có ý thức, biết chọn lựa và tích cực tuyên truyền về an toàn giao thông.

Cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lê Lợi chi sẻ: “việc dạy học theo định hướng STEM đã thực sự lôi cuốn giáo viên tham gia nghiên cứu sâu về lĩnh vực mình giảng dạy, đặc biệt là liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tiễn và kết nối liên môn.

Ý nghĩa lớn nhất là dạy học theo định hướng STEM đã giúp khơi gợi niềm đam mê, nhiệt tình đổi mới ở các thầy cô và hứng thú trải nghiệm, say sưa nghiên cứu khoa học ở các em học sinh”.

LÃ TIẾN

Thông tin Sản phẩm

Xe hút đinh nam châm – thiết kế thông minh Cấu tạo của xe hút đinh nam châm – xe dọn vệ sinh nam châm gồm 3 bộ phận: – Tay cầm xe hút đinh – Bánh xe hút đinh

– Thân xe hút đinh


Ưu điểm của Xe hút đinh Nam Châm – xe dọn vệ sinh nam châm: – Chế tạo như hệ thống xe đẩy riêng biệt. – Thu dọn các thành phần sắt từ trên bề mặt nhà xưởng. – An toàn cho sản xuất. – Chế tạo bằng thép không gỉ. – Dễ dàng vận hành, linh hoạt, ứng dụng, tính năng cao. Các bộ phận của xe hút đinh nam châm dọn vệ sinh được kết nối với nhau bằng đai ốc, dễ dàng tháo rời gọn nhẹ sau khi kết thúc vệ sinh.

Hướng dẫn sử dụng xe hút đinh: Dùng xe di chuyển trong khu vực nhà xưởng cần vệ sinh, các kim loại nhỏ dưới nền sẽ được xe hút đinh hút lên thân xe, khi đầy phế thải, kim loại bám lên thân xe chỉ cần nhấc thanh ngang ở thân xe hút đinh các tạp chất phế liệu sẽ tự động rơi xuống.

Tại sao bạn nên mua xe hút đinh, ốc vít, mảnh sắt thép vụn sắc nhọn ? Trên đường cái, thậm chí cao tốc, bọn đinh tặc rải đinh, mảnh sắt thép sắc nhọn bẫy xe qua đường. Xe nam châm hút sắt thép này sẽ quét sạch đinh, sắt thép, ốc vít để bảo đảm an toàn cho xe cộ và con người. Trong các nhà xưởng, đinh và ốc vít văng vãi rất nhiều. Chúng ta quét bằng chổi hoặc máy hút bụi đều không sạch. Chỉ dùng xe hút sắt thép từ nam châm này mới giải quyết triệt để vấn đề. Trong các siêu thị, triển lãm, khu vui chơi, trường học,.. và mọi nơi đều có lẫn đinh thép, mảnh sắt thép trên nền đất. Điều này gây nguy hiểm cho con người, xe cộ, nhất là cho trẻ em. Xe hút sắt thép từ nam châm này sẽ giúp bạn dọn dẹp. Xe sử dụng bền bỉ vài năm, không hỏng hóc, không giảm lực hút. Dễ dàng sử dụng, ai cũng có thể đẩy đi hút đinh, sắt thép vụn được.

Giá thành rẻ, rất đáng đầu tư vì sự an toàn của mọi người.

Ứng dụng của xe hít đinh nam châm – xe dọn vệ sinh nam châm: – Ứng dụng trong các nhà máy sản xuất, phân xưởng cần vệ sinh liên tục.

– Vệ sinh dễ dàng an toàn đạt hiệu quả cao

Yêu cầu kỹ thuật: – Vật liệu chế tạo: Nam châm vĩnh cửu

– Vỏ bọc inox SUS 304.

* Nếu bạn cần kích thước nam châm theo yêu cầu, vui lòng gửi bản vẽ cho chúng tôi hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể trực tiếp tư vấn 0969260003
Xem video các loại nam châm tại đây : //www.youtube.com/channel/UCKhoSYTz_3rdPspPQ93YSlg/videos Thông tin chi tiết về sản phẩm xe hút đinh nam châm – thiết kế thông minh cũng như đặt hàng Quý khách hãy liên hệ: NAM CHÂM HÀ NỘI – chuyên cung cấp các loại nam châm trong sản xuất, công nghiệp, vật tư công nghiệp, máy móc thiết bị công nghiệp, sản phẩm chất lượng cao. Hàng có sẵn số lượng nhiều – đảm bảo chất lượng nam châm – giao hàng toàn quốc. Hotline: 0969260003 Minh Anh Website: //namchamhanoi.vn Email:

Trận trọng cảm ơn quý khách hàng !

Tags: cửa hàng bán nam châm, cửa hàng nam châm, nam châm đất hiếm, nam châm siêu mạnh, nam châm trắng đất hiếm, nam châm ứng dụng, nam châm vĩnh cửu, thiết bị

Nguyên tắc hoạt động của nam châm điện là: dòng điện chạy qua một miếng kim loại và tạo ra từ trường. Để chế tạo một thỏi nam châm điện đơn giản, bạn cần có nguồn điện, vật dẫn điện và kim loại. Quấn dây đồng có vỏ cách điện quanh một con ốc hay cây đinh bằng sắt trước khi kết nối dây đồng với pin, và quan sát nam châm hút các vật kim loại. Nhớ rằng bạn đang tạo ra điện nên phải cẩn thận khi làm việc với nam châm điện để tránh bị điện giật.

  1. 1

    Chọn một cây đinh hay con ốc bằng sắt để làm phần chính của nam châm. Tìm một miếng sắt ở đâu đó trong nhà như cây đinh, con ốc hay bu lông. Chọn một miếng sắt dài khoảng 8-15cm để có nhiều không gian quấn dây đồng quanh đó.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Kéo lấy một đoạn dây đồng. Vì bạn không biết chiều dài chính xác cần dùng cho đến khi quấn xong miếng sắt nên khoan hãy cắt đoạn dây khỏi cuộn. Định vị sợi dây vuông góc với trục của miếng sắt để bạn có thể quấn nhiều vòng một cách dễ dàng.

  3. 3

    Để thừa một đoạn khoảng 5-8cm ở đầu sợi dây đồng. Trước khi bắt đầu quấn, bạn hãy để thừa một đoạn dây đồng không quấn dài khoảng 5-8cm để nối với pin.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Định vị sợi dây sao cho nó vuông góc với trục miếng sắt.

  4. 4

    Quấn dây đồng có lớp cách điện quanh miếng sắt theo một hướng. Quấn thành hình xoắn ốc quanh miếng sắt để làm dây dẫn điện. Quấn dây liên tục theo một hướng để tạo ra được một dòng điện mạnh.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Điều thiết yếu là dây phải chạy theo một hướng để dòng diện cũng chạy theo một hướng. Nếu bạn quấn dây theo các hướng khác nhau thì dòng điện cũng chạy theo các hướng khác nhau, và điện sẽ không tạo ra từ trường.

  5. 5

    Đẩy các vòng dây sát vào nhau trong khi quấn. Quấn dây chặt quanh miếng sắt, tạo thành nhiều hình xoắn ốc để có dòng điện mạnh nhất. Trong khi quấn, bạn dùng ngón tay đẩy các vòng dây sát vào nhau. Tiếp tục quấn và đẩy dây sát vào nhau cho đến cuối miếng sắt.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn càng dùng nhiều dây thì dòng điện càng mạnh, do đó bạn cần thận trọng khi tạo nam châm điện.

  6. 6

    Quấn toàn bộ cây đinh trong dây đồng. Không có yêu cầu về số vòng dây phải quấn, bạn chỉ cần quấn hết cây đinh là được, và nhớ đẩy sát các vòng dây vào nhau.

  7. 7

    Cắt dây dẫn và để thừa một đoạn 5-8cm. Sau khi quấn đến cuối miếng sắt, sử dụng kéo hay kìm cắt dây khỏi cuộn. Cắt đầu dây thứ hai này dài bằng đầu dây thứ nhất, để hai đầu dây nối với pin một cách cân đối.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  1. 1

    Cạo bỏ một đoạn lớp cách điện dài khoảng 1-2cm ở hai đầu dây. Sử dụng kéo, giấy nhám hay dao lam để loại bỏ lớp cách điện ở mỗi đầu dây. Việc này giúp dây dẫn điện tốt hơn.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sau khi loại bỏ lớp cách điện, dây sẽ chuyển từ màu đồng của lớp cách điện sang màu bạc tự nhiên của dây.

  2. 2

    Xoắn hai đầu dây để tạo thành một vòng tròn nhỏ. Bạn dùng ngón tay uốn đầu dây thành một vòng tròn nhỏ với đường kính khoảng 0,5cm. Hai vòng tròn này sẽ tiếp xúc với tâm điểm của hai đầu cục pin.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Quấn dây thành vòng tròn sẽ giúp pin và dây dẫn tiếp xúc tốt với nhau.

  3. 3

    Nối hai đầu dây với mỗi đầu của cục pin cỡ D. Tìm một cục pin cỡ D hoặc pin 1,5 vôn, và nối mỗi đầu dây với một đầu của viên pin. Dán băng dính hay băng keo điện lên mỗi đầu dây để giữ nó cố định.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Gắn một đầu dây vào cực âm của viên pin, đầu dây còn lại gắn vào cực dương.

  4. 4

    Kiểm tra nam châm trong khi giữ hai đầu dây kết nối với viên pin. Khi đã cầm chắc viên pin cùng với dây điện, bạn hãy thử nam châm! Cầm viên pin cùng với miếng sắt đến gần một vật nhỏ bằng kim loại, như kẹp giấy hay kim băng. Nếu cây đinh, con ốc hay bu lông hút vật kim loại đó thì nghĩa là nam châm đang hoạt động.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu viên pin trở nên nóng thì bạn lót miếng vải để giữ viên pin và dây điện tiếp xúc với nhau.
    • Khi bạn đã thí nghiệm xong thì tách hai đầu dây khỏi viên pin.

  1. 1

    Sử dụng bộ pin thay cho từng viên pin để có dòng điện mạnh hơn. Bộ pin có thể cung cấp điện lâu hơn và tạo ra dòng điện mạnh hơn viên pin riêng lẻ. Chúng được bán tại các cửa hàng kim khí và tiệm bán pin, và được sử dụng như viên pin bình thường.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hãy nghiên cứu đôi chút trước khi chọn một bộ pin lớn để đảm bảo thí nghiệm của bạn vẫn an toàn.
    • Hai đầu dây sẽ được gắn vào cực dương và cực âm của bộ pin, và bạn có thể dùng băng keo để kết nối.

  2. 2

    Tìm một miếng kim loại lớn hơn để tạo ra từ trường mạnh hơn. Thay vì dùng cây đinh, bạn sử dụng một thanh kim loại dài khoảng 30cm và có đường kính 1cm. Nhớ phải sử dụng thanh kim loại đó với một bộ pin để tạo ra một thanh nam châm mạnh hơn. Bạn sẽ phải dùng một lượng dây đồng nhiều hơn hẳn để quấn hết thanh kim loại.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Quấn chặt dây đồng quanh thanh kim loại để dòng điện truyền dẫn tốt.
    • Nếu sử dụng một thanh kim loại lớn hơn, bạn chỉ cần quấn quanh một đoạn của thanh kim loại để đảm bảo an toàn.
    • Sử dụng băng keo điện để kết nối hai đầu dây với mỗi đầu của viên pin.

  3. 3

    Quấn nhiều vòng dây hơn để có nam châm mạnh hơn. Bạn quấn càng nhiều vòng thì dòng điện càng mạnh. Hãy mua một cuộn dây đồng lớn và quấn càng nhiều vòng càng tốt quanh cây đinh hay con ốc để tạo ra một cục nam châm mạnh, quân thêm nhiều vòng dây chồng lên nhau nếu muốn.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Sử dụng một miếng sắt nhỏ cho thí nghiệm này, như cây đinh, con ốc hay bu lông.
    • Quấn dây đồng vòng quanh miếng sắt theo một chiều.
    • Dùng băng keo vải hay băng keo điện dán hai đầu dây vào hai đầu viên pin.

  • Đừng bao giờ sử dụng dòng điện có điện áp cao vì bạn có thể bị giật điện.
  • Đừng thử nhét đầu dây vào ổ cắm điện. Dòng điện có điện áp cao sẽ truyền qua dây dẫn và tạo ra một dòng điện rất mạnh, có thể khiến bạn bị giật điện.

  • Bu lông, ốc hay đinh bằng sắt
  • Dây đồng có lớp cách điện
  • Viên pin cỡ D
  • Kìm cắt
  • Giấy nhám hay dao lam
  • Vật bằng kim loại [kim băng, kẹp giấy v.v...]
  • Bộ pin [tùy chọn]
  • Miếng kim loại lớn [tùy chọn]

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 20.529 lần.

Chuyên mục: Khoa học và Công nghệ

Trang này đã được đọc 20.529 lần.

Video liên quan

Chủ Đề