Cách lắp ráp robot bằng giấy


Dùng bìa carton và phế liệu để tạo ra các mô hình robot độc đáo, nhiều bạn trẻ tài năng nhận được nhiều lời khen ngợi từ dân mạng.

9X Kiên Giang gây bất ngờ khi lắp ráp mô hình robot từ bìa carton.


Nguyễn Tấn Đạt [21 tuổi, đến từ Kiên Giang] - chủ nhân sản phẩm này - cho Zing.vn biết cậu mất gần một tuần để hoàn thiện. Chú robot được làm từ những tấm phế liệu bỏ đi.

Đạt thừa nhận khi bất ngờ được quan tâm trên mạng, ban đầu cậu khá vui, song cũng gặp không ít rắc rối. Nhiều người khen ngợi và tò mò về cách làm robot. Bên cạnh đó, một số dân mạng lại bình luận không hay khiến 9X buồn, lo lắng.

Robot chàng trai quê Kiên Giang lắp ghép là loại Paperegrap, thuộc dòng Gundam, có tên là Babartor. Đạt tìm kiếm trên mạng, sau đó in ra giấy và làm theo mẫu.


Không biết nhiều về Gundam, 9X được một cậu bạn hàng xóm cho xem những mô hình robot khá đẹp, về tìm hiểu thì thấy loại đồ chơi này không rẻ. Bởi vậy, Đạt đã nghĩ ra cách thiết kế Gundam từ chất liệu bìa carton sẵn có.

"Mình mất một tuần để hoàn thiện mô hình robot từ bìa carton. Mỗi ngày, mình dành ra 2 tiếng để làm. Phần khó nhất để hoàn thiện một con robot là tạo khung và xử lý sao cho các mảnh ghép ăn khớp với nhau", Đạt cho hay.

Tấn Đạt thuyết trình cùng con robot tự thiết kế. Ảnh:NVCC

Chàng trai 21 tuổi tiết lộ cách đây không lâu, cậu tham gia nhóm học làm mô hình bằng robot bằng giấy và phế liệu. Những kỹ năng học được từ bạn bè giúp cậu có thể tự tay làm ra một con robot mình yêu thích.

Trước đó, Tiến Đạt đã làm khá nhiều mô hình robot từ bìa carton và phế liệu. Ngoài đam mê mô hình, chàng trai Kiên Giang còn biết chơi guitar, ca hát. 9X mơ ước trở thành huấn luyện viên thể hình.

10X Hà thành dùng 500 tờ giấy A4 xếp thành robot khổng lồ


Đặng Quang Hiệp, học sinh lớp 10 trường THPT Ngọc Hồi, Hà Nội, cho biết cậu dành gần một năm để hoàn thiện sản phẩm từ hơn 500 tờ giấy A4.

Hiệp thừa nhận cậu bất ngờ nổi tiếng, ban đầu cũng vui, song gặp không ít rắc rối. Nhiều người khen ngợi và tò mò về cách làm robot nhưng cũng không ít người bình luận không hay khiến 10X buồn và lo lắng.

Robot cậu lắp ghép là loại Paperegrap, thuộc dòng Gundam, có tên Unicor. Hiệp tìm kiếm trên mạng, sau đó in ra giấy và làm theo mẫu.

Cậu kể từ nhỏ đã yêu thích lắp ghép, kỹ thuật. 10X từng thiết kế một số sản phẩm tương tự nhưng kích thước nhỏ. Theo nam sinh, tạo ra những loại robot cỡ lớn không khó, quan trọng là sự tỉ mỉ, độ chính xác và tính kiên trì. Để hoàn thiện mô hình robot này, Hiệp mất tới 9 tháng.

Cậu chọn cách làm từng bộ phận và ghép lại với nhau. Từ công đoạn chọn, in, cắt giấy dán, 10X đều tự tay làm. Lắp phần đầu robot mất khoảng 3 ngày, tiếp đó là chân, bắp đùi và eo..., trung bình mất từ vài tuần đến một tháng.

Quang Hiệp cho hay để làm mô hình robot bằng giấy kích thước lớn, chi phí khoảng hơn một triệu đồng. 10X đã tiết kiệm tiền ăn sáng và tiền thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi để mua giấy và in hình. Phần còn lại, cậu nhờ bố mẹ hỗ trợ.

Công đoạn khó nhất là những bước cuối cùng khi ghép bắp chân và phần đùi của robot.

Để không ảnh hưởng học tập, chàng trai chỉ làm vào buổi tối khi đã học xong bài. Thời gian ôn thi cấp 3, nam sinh phải dừng việc hoàn thiện robot khá lâu, đến đầu lớp 10 mới tiếp tục.

Ngoài đam mê những mô hình, nam sinh còn biết chơi guitar, ca hát và yêu thích võ thuật. Hiệp tâm sự những thú vui về nghệ thuật giúp cậu thấy thoải mái sau thời gian học tập ở trường. Nam sinh Hà thành mơ ước trở thành kiến trúc sư.
Bảo Nam Tổng hợp [Theo Baomoi, Zingnews]

Video liên quan

Chủ Đề