Cách lắp tụ máy bơm

Cách đấu tụ điện máy bơm nước như thế nào? Làm thế nào để đấu dây motoe điện 1 pha các loại? Trong bài viết trước, Phun sương Hoàng Oanh chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn đọc các nguyên nhân máy bơm lên nước yếu hay không lên nước cũng như các cách khắc phục tại nhà đơn giản và hiệu quả.

Trong bài viết này, Phun sương Hoàng Oanh chúng tôi sẽ đem đến cho bạn đọc những kiến thức mới mẻ hơn. Đó chính là cách đấu tụ điện máy bơm nước dây motoe điện 1 pha các loại. Bạn đọc hãy cùng Phun sương Hoàng Oanh chúng tôi theo dõi nhé.

Cách đấu dây motor điện 1 pha có 3 dây ra

Trước hết, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách đấu tụ điện máy bơm nước dây motor điện 1 pha 3 dây ra. Loại dây motor điện 1 pha ba đầu ra này cũng là loại dây được sử dụng phổ biến trong các thiết bị máy phun sương.

Thông thường, motor quạt và máy nén một tốc độ được ứng dụng trong máy bơm nước tăng áp gồm 2 loại cuộn dây theo đói là 3 dây ra. Ba dây này được quy ước là R-S-C. Cụ thể, dây R là dây chạy, dây S là dây đề nhằm mục đích khởi động và dây C là dây chung.

Cách đấu tụ điện máy bơm nước dây motor điện 1 pha như sau. Đầu tiên, ta sử dụng đồng hồ VOM để đo 3 cặp điện trở của 3 đầu dây. Sau đó, ta cặp dây có điện trở lớn nhất. Đó là hai dây R và S. Tiếp theo, ta so sánh điện trở của dây C với cặp dây còn lại. Lúc này, dây nào có điện trở nhỏ hơn là R còn dây có điện trở lớn hơn là dây S.

Cách đấu mô tơ 1 pha có 4 dây ra

Ta có hai phương pháp nhằm xác định đâu là cuộn LV và đâu là cuộn KD khi đấu tụ điện máy bơm nước dây điện motor 1 pha có 4 dây ra. Hai phương pháp này là sử dụng mắt thường và bằng đồng hồ vạn năng.

Bằng mắt thường

Trước hết, để thực hiện cách đấu tụ điện máy bơm nước, bạn đọc cần tháo Roto ra khỏi Stato. Trong Stato, cuộn dây LV nằm bên trong với cỡ dây lớn hơn cuộn KD. Khi nhìn vào các đầu nối, chúng ta có thể biết được đâu là cuộn LV và đâu là cuộn KD

Ra thực hiện cách đấu mô tơ 1 pha 4 dây ra như sau. Đầu tiên, ta thực hiện nối 2 đầu bất kỳ của cuộn LV và cuộn KD với nhau rồi nối ra một dây nguồn. Trong khi đó, dây còn lại của cuộn LV nối với dây nguồn còn lại cũng với 01 má tụ.

Tiếp thep, dây còn lại của cuộn KD ta nối với má tụ còn lại. Như vậy là cách đấu tụ điện máy bơm nước đã hoàn thành. Cách này cũng được ứng dụng tương tự cho cách đấu tụ ngậm của hệ thống phun sương.

Bằng Đồng hồ

Bởi lẽ cuộn LV sở hữu tiết diện lớn hơn cuộn KD. Trong khi đó, số vòng cuộn KD lại bằng hoặc lớn hơn số vòng cuộn LV. Như vậy, chúng ta có thể đo thông mạch khi thực hiện cách đấu tụ máy bơm. Cụ thể, cuộn nào có Điện trở lớn hơn thì đó là cuộn KD và cuoonjc còn lại với điện trở nhỏ hơn là cuộn LV.

Thêm nữa, do màu dây mỗi hãng sản xuất theo quy định riêng nên mỗi người thợ sửa điện lại có một cách đánh dấu riêng. Đây chính là lý do tại sao việc dựa vào màu dây nhằm xác định các cuộn không đem đến hiệu quả thực tế.

Cách đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra và xác định các đầu dây

Khi hực hiện cách đấu tụ máy bơm nước dây motor điện 1 pha, ta cần xác định được đầu dây. Đối với motor quạt 3 tốc độ, thông thường, đây là motor dàn lạnh của máy lạnh. Chúng bao gồm 4 cuộn dây và 5 dây ra. 5 dây này được quy định là R-S-Hi-Me-Lo.

Cụ thể, dây R là dây chạy, dây S là dây đề nhằm khởi động. Trong khi đó, dây Hi là dây tốc độ cao. Dây Me là dây tốc độ trung bình. Dây còn lại, dây Lo là dây tốc độ thấp

Để xác định các loại dây, ta thực hiện lần lượt các bước sau. Đầu tiên, chúng ta sử dụng đồng hồ VOM để đo 10 cặp điện trở của 5 đầu dây. Nếu cặp dây nào sở hữu điện trở lớn nhất thì chúng là 2 dây R và S. Như vậy, các dây còn lại là dây Hi,Me,Lo.

Tiếp theo, chúng ta chập 3 đầu dây Hi, Me, Lo lại với nhau. Sau đó, ta thực hiện đo điện trở giữa các điểm chập này với 2 dây R và S. Nếu dây nào có điện trở lớn hơn thì đó là dây R. Trong khi dây có điện trở nhỏ hơn là dây S.

Sau đó, chúng ta tiến hành tháo cả 3 đầu dây Hi, Me, Lo rời ra sau đó tiến hành đo điện trở của từng dây với R. Khi này, sợi dây nào có điện trở nhỏ nhất thì đó là dây Hi. Trong khi đó, dây có điện trở lớn nhất là dây Lo và dây có điện trở trung bình là dây Me.

Nếu không, tại bước này, chúng ta cũng có thể thực hiện thao tác khác để đem lại hiệu quả tương tự khi thực hiện cách đấy tụ điện máy bơm nước. Đó là, chúng ta thực hiện thao tác tháo 3 đầu dây Hi, Me, Lo rời ra. Sau đó, ta tiến hành đo điện trở của từng dây với S. Lúc này, chúng ta sẽ có được kết quả tương tự. Cụ thể, sợi dây nào sở hữu điện trở nhỏ nhất là sợi dây Lo. Trong khi đó sợi day sở hữu điện trở lớn nhất là dây Hi và dây còn lại sở hữu điện trở trung bình là dây Me,

==========================

Trên đây là những thông tin về cách đấu động cơ điện 1 pha hoạt động hay cách đấu tụ điện của máy bơm nước mà Phun sương Hoàng Oanh chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Hi vọng bài viết của chúng tôi có thê giúp bạn đọc hiểu thêm nhiều điều thú vị trong vấn đề cách đấu tụ điện cho động cơ điện 1 pha hoạt động.

Hi vọng bài viết của chúng tôi đem đến cho bạn đọc nhiều giây phút vui vẻ.

Máy bơm nước là một trong những thiết bị phổ biến trên thị trường hiện nay. Thiết bị được nhiều gia đình sử dụng với những lợi ích mang lại đó là bơm nước để phục vụ cho đời sống sinh hoạt chúng ta. Nếu anh em nào đang tự đấu tụ cho máy bơm tại nhà thì có thể tham khảo bài chia sẻ chi tiết dưới đây nhé:

Sơ đồ đấu tụ máy bơm nước là bản vẽ thiết kế dùng để mô tả, hướng dẫn cách đấu tụ của thiết bị. Nhìn vào sơ đồ sẽ giúp các anh em thực hiện quá trình đấu tụ dễ dàng và hiệu quả nhất. Không chỉ an toàn cho hệ thống điện mà còn bảo vệ chính bản thân mình trong lúc đấu tụ máy bơm.

Các anh em kỹ thuật sẽ có cái nhìn tổng quan về cách đấu tụ cùng với thao tác thực hiện nhanh hơn kể cả khi chưa biết gì về máy bơm nước. Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất mà anh em không nên bỏ qua mà hãy nên nghiên cứu thật kỹ nếu đang cần đấu tụ máy bơm tại nhà.

Để có thể đọc bản vẽ một cách dễ hiểu nhất thì anh em có thể xem chú thích của những ký hiệu dưới đây. Trong đó:

  • R: dây chạy.
  • S: dây đề [hay còn gọi là dây khởi động].
  • C: dây chung.
  • Hi: dây có tốc độ cao.
  • Me: dây có tốc độ trung bình.
  • Lo: dây có tốc độ thấp

Sau khi tìm hiểu về cách đọc bản vẽ đấu tụ của máy bơm nước 1 pha đã liệt kê trên đây. Với những chia sẻ tiếp theo sẽ hướng dẫn cho các anh em kỹ thuật cách đấu như thế nào là chuẩn nhất.

Để có thể thực hiện đấu tụ đòi hỏi cần phải chuẩn bị một số phụ kiện đi kèm. Các anh em cần có như tua vít, băng dính điện, kéo cắt dây điện, đồng hồ đo để hỗ trợ trong việc đấu tụ máy bơm.

Với cách đấu tụ 1 pha có 4 dây đầu ra các anh em phải thực hiện các công đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đều có chức năng khác nhau nhưng đều quan trọng như nhau nên bắt buộc phải thực hiện đầy đủ. Cụ thể:

  • B1: Sử dụng đồng hồ đo [đồng hồ vạn năng VOM] có nhiệm vụ dò các cặp dây để xác định cuộn dây đề và cuộn dây chạy. Việc xác định cuộn dây đề bằng cách nhận biết cặp dây có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra quá trình nạp xả của tụ đề.
  • B2: Dùng một đầu của cuộn dây đề đấu với một đầu của cuộn dây chạy để tạo thành một đầu nguồn.
  • B3: Dùng đầu còn lại của cuộn dây đề đấu vào tụ điện và sau đó đấu nó vào vít ly tâm.
  • B4: Dùng đầu dây thứ hai của cuộn dây đề đấu vào cuộn dây chạy và tiếp theo là đấu một đầu dây còn lại của cuộn dây đề vào tụ điện.
  • B5: Dùng các dây nguồn đấu vào dòng điện thích hợp.

Hoàn thành những bước trên đây các anh em có thể kiểm tra máy bơm chạy thử. Lưu ý rằng hãy thực hiện theo trình tự các bước để giúp máy bơm hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh việc đấu tụ với 4 dây thì còn có cách đấu với 5 dây đầu ra cho máy bơm nước. Và trước khi tiến hành thao tác hãy nên xem kĩ sơ đồ cách đấu tụ 1 pha với 5 dây đầu ra. Điều này giúp anh em khi thực hiện công việc này một cách dễ dàng hơn:

  • B1: Dùng đồng hồ vạn năng VOM giúp xác định 5 dây được kí hiệu là R, S, Hi, Me, Lo được chú thích ở trên sơ đồ. Sau đó, anh em lại tiếp tục sử dụng đồng hồ đo 10 cặp điện trở của 5 đầu dây. Trong đó với cặp điện trở lớn nhất là 2 dây R, S và 3 dây còn lại là Hi, Me, Lo.
  • B2: Dùng 3 đầu dây được ký hiệu là Hi, Me, Lo chập lại với nhau, đồng thời đo điện trở tại giữa điểm chập với 2 dây khác đó là R, S. Từ đó có thể biết được dây R có điện trở lớn nhất và có điện trở nhỏ nhất là dây S.
  • B3: Tại bước này anh em sẽ thực hiện đo điện trở ở mỗi dây R, S:
    • Dùng 3 đầu dây Hi, Me, Lo tách rời ra với nhau và thực hiện đo điện trở mỗi đầu với dây R. Từ đó suy ra dây Hi có điện trở nhỏ nhất, Me có điện trở trung bình và Lo có điện trở lớn nhất.
    • Dùng 3 đầu dây Hi, Me, Lo tách rời ra với nhau và thực hiện đo điện trở mỗi đầu với dây S. Từ đó suy ra dây Hi có điện trở lớn nhất, Me có điện trở trung bình và Lo có điện trở nhỏ nhất.
  • B4: Lắp ráp các bộ phận của máy bơm lại.

Sau khi hoàn thành thì anh em có thể cho máy bơm nước hoạt động thử xem có chạy tốt hay không? Lưu ý rằng thiết bị được vận hành bình thường khi chạy êm và không rung lắc.

Thực hiện cách đấu tụ máy bơm hỏa tiễn thường sẽ không có sẵn tụ điện do thiết bị được lắp đặt dưới nước. Để tiến hành thao tác thuận lợi và dễ dàng có thể tham khảo những bước sau đây:

  • B1: Dùng đồng hồ đo vạn năng VOM dò xác định các đầu dây bao gồm dây khởi động, dây trung tính, dây trung dây, dây làm việc.
  • B2: Dùng dây khởi động đấu nối với một dây của tụ điện và anh em có thể bỏ qua dây trung tính.
  • B3: Dùng dây trung dây đấu nối với một dây của nguồn điện và cần xác định đúng để đảm bảo kỹ thuật đấu tụ hiệu quả.
  • B4: Dùng dây làm việc đấu nối với một dây của tụ điện và nối với một dây khác của nguồn điện.

Khi hoàn tất những công đoạn trên đây các anh em có thể bật công tắc cho máy bơm hoạt động thử. Đặc biệt để hoàn thành việc đấu nối một cách nhanh chóng anh em nên cần nắm rõ các thao tác trên.

Những dòng máy bơm nước dành cho gia đình hoặc những thiết bị có công suất 350W trở xuống thường sử dụng loại tụ điện này. Tụ có giá trị điện dung dao động tầm khoảng 25 – 30 µF khi hoạt động ở mức 220V. Từ khoảng 70µF trở lên thường có mức điện áp phù hợp bao gồm 125V, 165V, 250V và 330V.

Loại tụ điện 125V có khả năng làm tăng Mô-men khởi động cho mô tơ trong khoảng thời gian ngắn. Hoặc có thể làm cho mô tơ dùng và chạy một cách nhanh chóng. Việc lựa chọn tụ điện phù hợp sẽ phụ thuộc vào giá trị điện dung nhằm tránh gây tiếng ồn cho máy bơm.

Máy bơm nước sử dụng tụ điện nhôm thường có điện áp phù hợp nhất từ 450W trở lên. Tụ được thiết kế để đáp ứng làm việc liên tục trong suốt thời gian hoạt động của mô tơ. Trong đó, động cơ điện một pha thường dùng tụ này để làm lệch pha điện áp được đặt tại cuộn dây thứ hai.

Trong trường hợp nếu tụ sai giá trị gặp phải hiện tượng sinh ra từ trường do các mô tơ không đồng đều. Điều này làm cho máy bơm tiêu thụ nhiều năng lượng và nhanh hỏng thiết bị. Nên vì vậy cần phải cho lựa máy bơm phù hợp với điện áp của tụ điện này.

Loại tụ điện thường phù hợp với máy bơm có công suất từ 125 – 750W là phù hợp nhất. Tụ sử dụng điện 1 pha với điện áp 220V trên dưới 10%V hoặc 3 pha của 380V trên dưới 10%V.

Nó giúp kích hoạt động cơ cực mạnh giúp bơm nước lên cao và nhiều hơn. Nên vì vậy loại tụ này thường dùng cho dòng máy bơm nước công nghiệp hoặc hệ thống tưới, cấp nước sinh hoạt có đường kính là 42mm.

Dưới đây là bảng giá tham khảo của tụ điện ngầm với giá cả hợp lý trên thị trường hiện nay. Nhưng để chọn lựa tụ điện với chất lượng tốt nên tìm mua sản phẩm tại những đơn vị cung cấp uy tín và chính hãng.

Quy cách tụ ngậm Mức giá [VND]
10UF/400V 19.000
15UF/400V 21.900
20UF/400V 26.400
25UF/400V 27.500
30UF/400V 32.800
35UF/400V 35.200
40UF/400V 37.500
45UF/400V 39.600
50UF/400V 42.800
60UF/400V 49.700
70UF/400V 53.900
80UF/400V 62.500

Lưu ý rằng tùy thuộc vào công suất của máy bơm nước hoặc số mi của tụ sẽ tỉ lệ thuận với máy bơm gia đình. Nếu thay tụ nhỏ dẫn đến việc máy bơm sẽ không chạy hoặc ngược lại lớn quá sẽ nhanh bị hỏng. Vì thế nên kiểm tra kỹ các giá trị của tụ để chọn lựa tụ điện phù hợp nhất.

⏭️ Đọc thêm:

Với những hướng dẫn về cách đấu tụ điện cho máy bơm nước 1 pha trên đây. Hi vọng giúp anh em hiểu rõ hơn về các thao tác cũng như hoàn thành việc đấu tụ dễ dàng nhất. Nếu có thắc mắc hãy bình luận cùng trao đổi với mình nhé, cám ơn đã theo dõi.

@Mecsu

Video liên quan

Chủ Đề