Cách sử dụng kẹp gỗ trong phòng thí nghiệm

Ống nghiệm thủy tinh là dụng cụ không thể thiếu trong các phòng thí nghiệm, phòng lab, viện nghiên cứu. Chúng được sử dụng để giữ, trộn hoặc gia nhiệt các chất hóa học ở thể rắn hoặc lỏng theo tỉ lệ nhất định và là vật chứa môi trường nuôi cấy vi sinh. Chất liệu thủy tinh để chế tạo ống nghiệm có khả năng chịu được hầu hết các loại hóa chất, các dung dịch ăn mòn, có độ bền với nhiệt cao và khả năng chịu lực tốt.

Những lưu ý khi sử dụng ống nghiệm thủy tinh

Ống nghiệm được đặt trên giá đỡ ống nghiệm để thực hiện các phản ứng hóa học. Dung dịch chứa bên trong chỉ ở mức một phần tư thể tích ống nghiệm.

Dùng ngón cái và ngón trỏ của tay trái để giữ ống nghiệm tại vị trí gần phía miệng ống, đỡ ống bằng ngón giữa. Sử dụng ngón trỏ phải gõ nhẹ vào phía dưới ống nghiệm hoặc đập nhẹ vào cạnh bàn tay để lắc ống nghiệm. Nếu lượng dung dịch chiếm quá nửa ống, cần sử dụng đũa thủy tinh khuấy nhẹ, tránh làm nứt, vỡ hoặc thủng đáy ống nghiệm.

Không được lấy ngón tay bịt miệng ống nghiệm để lắc, tránh trường hợp lẫn thêm những tạp chất từ tay, ảnh hưởng đến tính chính xác của kết quả thí nghiệm cũng như gây hại cho tay nếu đó là hóa chất nguy hiểm.

Đối với những phản ứng cần tác dụng nhiệt, nên sử dụng nồi cách thủy. Tuy nhiên ta cũng có thể đun trực tiếp ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.

Trước khi đun nóng, dùng kẹp gỗ hoặc kẹp kim loại giữ ống tại vị trí cách miệng ống khoảng cách bằng một phần ba chiều dài của ống nghiệm đó. Đối với giá sắt có gắn kẹp vạn năng thì kẹp ống nghiệm ở vị trí 4/5 ống. Khi đưa kẹp ống nghiệm – đưa từ dưới lên trên, khi lấy kẹp ra lấy theo chiều ngược lại. Không nên kẹp quá cao vì nếu làm vậy, đầu ống nghiệm sẽ rất dễ vỡ hoặc tuột ống khỏi kẹp. Nếu kẹp quá thấp, lửa có thể làm kẹp bị nóng hoặc cháy.

Khi sử dụng ống nghiệm để điều chế khí phải hơ đều, đuổi khí ra và đun dần từ trên mặt thoáng của hóa chất xuống dưới đáy ống nghiêm.

Luôn giữ miệng ống nghiệm tránh xa hướng có người. Vừa đun vừa lắc nhẹ theo chiều ngang.

Khi rửa ống nghiệm, sử dụng nước sạch để tráng qua sau đó dùng chổi cọ nhỏ, xoáy tròn trong lòng ống. Với những ống nghiệm trước đó chứa thuốc tím, bạc hoặc kim loại, có thể dùng oxy già để rửa còn nếu là các muối không tan thì ta sử dụng dung dịch axit.

Dụng cụ thí nghiệm, dụng cụ thủy tinh cần phải được sử dụng, bảo quản đúng cách mới giữ được độ bền và chất lượng theo thời gian. Vậy cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm như thế nào là chuẩn nhất? Bài viết sau đây VietChem sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng và bảo quản các loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm. Đừng bỏ qua nhé!

Xem thêm: Bật mí cách xếp giấy lọc trong phòng thí nghiệm cực kỳ đơn giản
                   Nơi mua bán ống nghiệm thủy tinh ở đâu TỐT nhất

Khái quát về dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm

Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, thường được làm bằng thủy tinh borosilicat, thạch anh nấu chảy hoặc oxit sillic nấu chảy. Thông thường, các loại dụng cụ thủy tinh cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Chịu được hầu hết các loại hóa chất, dung dịch ăn mòn mạnh ở nhiệt độ cao
  • Chịu được nhiệt cao, sock nhiệt
  • Các loại dụng cụ thủy tinh sử dụng trong phòng thí nghiệm không được dính các chất hữu cơ hoặc  vô cơ, đồng thời không chứa bất kỳ tế bào vi sinh vật hay bào tử của chúng. Do vậy, trước khi sử dụng cần phải rửa sạch và khử trùng thật sạch.

Sử dụng, bảo quản dụng cụ thủy tinh đúng cách đảm bảo độ bền của sản phẩm

Cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm

Hầu hết các loại dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm đều phải được rửa sạch và sấy khô trước và sau khi sử dụng. Vì thế, khi sử dụng các loại dụng cụ trong phòng thí nghiệm chúng ta cần phải lưu ý:

  • Bước 1: Xử lý các dụng cụ trước khi rửa

Đối với những loại dụng cụ mới mua, chưa được sử dụng chúng ta nên ngâm trong nước hoặc dung dịch axit H2SO4 loãng trong khoảng 24h, tiếp theo rửa với với xà phòng nhiều lần cho tới pH trung tính.

Đặc biệt, đối với các loại dụng cụ dùng để nuôi cấy vi sinh cần phải rửa sạch và tiệt khử trùng trong nồi hấp tiệt trùng.

  • Bước 2: Rửa dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

Tráng dụng cụ bằng nước sạch để loại bỏ đi những cặn bẩn có thể bám trên thành thủy tinh

Dùng miếng bông thấm cồn hoặc miếng nhám xà phòng để lau sạch các ký hiệu ghi bằng bút dạu trên thủy tinh nếu có.

Nên lựa chọn loại chổi rửa phù hợp cho từng loại dụng cụ thí nghiệm. Dùng chổi rửa thấm xà phòng rồi cọ rửa kỹ phần phía trong, dùng khăn mềm lau sạch phía bên ngoài rồi xả lại thành nước nhiều lần, nên tráng lại bằng nước cất để đạt pH trung tính.

Đối với Pipet nên ngâm trong dung dịch sunfocromic khoảng  ngày rồi chuyển sang bình rửa pipet tự động để rửa trực tiếp dưới vòi nước để dòng nước chảy thẳng bên trong pipet, rửa bằng xà phòng sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước, tráng lại với nước cất.

Lưu ý: Sau khi rửa dụng cụ xong cần úp ngược để ráo nước, làm khô tại nhiệt độ phòng hoặc đem sấy ở nhiệt độ từ 6000C – 10000C.

  • Bước 3: Cách khử trùng khi rửa dụng cụ thí nghiệm thủy tinh

Trong cách sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghệm thì khử trùng là một trong các bước quan trọng và không thể thiếu. Tùy vào dụng cụ khác nhau mà chúng ta có các cách khửu trùng khác nhau:

Đối với ống Pipet: sử dụng một miếng bông nhì vừa phải nhồi vào đầu ống hút, có thể sử dụng kim loại không gỉ cho bông vào hoặc dùng giấy bao gói từng cái pipet hoặc theo từng bó có cùng kích cỡ, buộc 2 đầu, đánh dấu phần đầu hút, dau khi khử trùng xong tránh chạm vào đầu nhọn của pipet.

Ống nghiệm, bình tam giác, bình cầu nếu không có nút thì phải được đậy nút bông, nên dùng bông mỡ [loại bông không thấm nước] để làm nút. Nút bông có chức năng giống như một loại dụng cụ lọc khí vô trùng do vậy cần phải có độ dày vừa phải để không khí có thể qua lại nhưng các loại vi sinh vật có thể bị giữ lại.

Dụng cụ thủy tinh Duran – Đức với nhiều mẫu mã, kiểu dáng khác nhau

Mặt khác, chúng ta có thể sử dụng tủ sấy và nồi hấp để khử trụng các loại dụng cụ thí nghiệm, cụ thể:

  • Cách khử trùng bằng tủ sấy: Xếp các loại dụng cụ thủy tinh đã bao gói kín vào tủ sấy, đặc biệt không để ống có nút bông vào giá ở ngăn dưới đề phòng cháy, không xếp quá chặt, duy trì nhiệt độ từ 160 – 1800C trong 1h. Chờ đến khi nhiệt độ bằng nhiệt độ phòng thí lấy dụng cụ ra.
  • Cách khử trùng bằng nồi hấp: Với phương pháp này chúng ta nên khử trùng nồi hấp tại 120 – 1250C trong vòn 30 phút. Sau khi khử trùng nên sấy thật khô.

Tuy mỗi phòng thí nghiệm có mục đích và cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm khác nhau nhưng việc vệ sinh, bảo quản, khử trùng các loại dụng cụ là rất cần thiết. Hy vọng, bài viết trên đây sẽ giúp các bạn nắm được những thao tác sử dụng các loại dụng cụ thủy tinh cơ bản, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong quá trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Những lưu ý khi pha chế hóa chất trong phòng thí nghiệm

THÔNG TIN LIÊN HỆ VIETCHEM: 

  • Địa chỉ khu vực Hà Nội: Số 9 Ngõ 51, Lãng Yên, Hai Bà Trưng - Hà Nội.
  • Địa chỉ khu vực Hồ Chí Minh: Phòng số 301A, toà nhà WINHOME số 91-93 Đường số 5, Phường An Phú, Quận 2, TP Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ khu vực Cần Thơ: K2-2, Võ Nguyên Giáp, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng. TP Cần Thơ.
  • Nhà máy Tân Thành: Văn Lâm - Hưng Yên.
  • Kho Hải Hà: Lô CN5.2Q, Khu hóa chất hóa dầu, KCN Đình Vũ, Đông Hải 2, Hải An, Hải Phòng.
  • Hotline: 0826 010 010
  • Email: 
  • Website: vietchem.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề