Nguyên nhân nơi kí sinh tác hại và cách phòng tránh bệnh kiết lị và bệnh sốt rét

Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng và khám bệnh rất khó, xét nghiệm phân tìm kháng nguyên ký sinh trùng hoặc soi phân dưới kính hiển vi tìm nang hoặc ký sinh trùng là cần thiết

Xét nghiệm kháng nguyên phân nhạy và đặc hiệu với một số động vật nguyên sinh hiện có gồm:

Chẩn đoán sinh học phân tử sử dụng kỹ thuật PCR để chẩn đoán cho các căn nguyên đã biết và đây là kỹ thuật hứa hẹn trong tương lai.

Sốt rét trong khi mang thai gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với cả mẹ và thai nhi. Chloroquine có thể được sử dụng trong thời kỳ mang thai ở những nơi có chủng Plasmodium nhạy cảm, nhưng không an toàn và hiệu quả khi dự phòng, vì vậy phụ nữ mang thai nên tránh đi du lịch đến những vùng có kháng chloroquin. Sự an toàn của mefloquine trong thời kỳ mang thai không được ghi nhận, nhưng những kinh nghiệm ít ỏi cho thấy nó có thể được sử dụng khi những lợi ích được đánh giá cao hơn những rủi ro. Doxycycline, atovaquone / proguanil, và primaquine không nên dùng trong thời kỳ mang thai.

Artemisinins có thời gian bán hủy ngắn và không hiệu quả cho dự phòng.

Các biện pháp dự phòng muỗi bao gồm:

  • Dùng dung dịch thuốc diệt côn trùng permethrin hoặc pyrethrum [có thời gian hoạt động kéo dài]

  • Đặt rèm che ở cửa ra vào và cửa sổ

  • Sử dụng lưới chắn muỗi [tốt hơn là ngâm tẩm permethrin hoặc pyrethrum] xung quanh giường

  • Xử lý quần áo và đồ dùng [ví dụ: giày, quần, vớ, lều] với các sản phẩm có chứa 0,5% permethrin, được bảo vệ thông qua một số lần giặt [quần áo đã được xử lý sẵn và có thể bảo vệ lâu hơn]

  • Sử dụng chất chống muỗi như DEET [diethyltoluamide] 25 đến 35% đối với da tiếp xúc

  • Mặc áo sơ mi và quần dài tay bảo vệ, đặc biệt ở thời điểm giữa lúc trời sáng và trời tối, khi muỗi Anopheles đang hoạt động

Trước khi sử dụng chất chống muỗi có chứa chất DEET người dùng cần được hướng dẫn:

  • Chỉ sử dụng thuốc chống muỗi bôi trên da theo hướng dẫn trên nhãn và sử dụng chúng một cách nhẹ nhàng quanh tai [không nên áp vào hoặc phun vào mắt hoặc miệng].

  • Tránh xa tầm tay trẻ em [người lớn nên lấy vào tay trước, sau đó xoa nhẹ nhàng lên da trẻ].

  • Chỉ dùng đủ để che phủ vùng tiếp xúc.

  • Rửa sạch sau khi quay trở lại trong nhà.

  • Giặt quần áo trước khi mặc lại trừ khi nhãn sản phẩm ghi chú.

Hầu hết các chất chống muỗi có thể được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi. Cơ quan bảo vệ môi trường không khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa bổ sung cho việc sử dụng hóa chất chống muỗi đối với trẻ em hoặc phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Vắc-xin sốt rét đang được nghiên cứu. Một thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm của vắc xin tái tổ hợp RTS, S dựa trên P. falciparum protein circumsporozoit cho thấy hiệu quả ngắn, kết quả giảm số trường hợp sốt rét lâm sàng ở trẻ em sống ở các vùng lưu hành ở Châu Phi, 46% nhưng không được bảo vệ lâu dài. Chưa có thông tin rõ ràng về nguồn vắc xin.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình > Tư vấn GDSK > Nội khoa

Bệnh sốt rét: Nguyên nhân, cách phòng chống và điều trị.

Ngày đăng: 23/04/2019 Xem với cỡ chữ

Bản in

BS.CKI.Phạm Sỹ Lộc - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình cho biết: "Sốt rét là một dạng bệnh lý nguy hiểm do kí sinh trùng sốt rét có tên Plasmodium gây nên, bệnh có khả năng lây từ người qua người thông qua các vết chích của muỗi Anophen. Các triệu chứng của sốt rét có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào loại kí sinh trùng người bệnh nhiễm phải, sức khỏe và tình trạng nhiễm của người bệnh.

Bệnh sốt rét chủ yếu do muỗi truyền, có liên quan chặt chẽ với môi trường. Sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu; căn bệnh này cũng là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế. Bệnh sốt rét khi xuất hiện, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời trong cộng đồng sẽ gây ra những tình trạng lây lan rộng rãi".

Ảnh minh họa [Nguồn Internet]

Trong bài viết dưới đây Bác sỹ Lộc đã cung cấp một số thông tin về bệnh sốt rét, cách điều trị và phòng tránh:

1. Đường lây truyền:

Bệnh sốt rét lây truyền qua đường máu và có 4 phương thức lây truyền:

- Do muỗi truyền: đây là phương thức chủ yếu.

- Do truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.

- Do mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương [hiếm gặp].
- Do tiêm chích: bơm tiêm dính máu có ký sinh trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.

2. Triệu chứng của bệnh sốt rét:

Khi mới mắc bệnh biểu hiện ban đầu có thể thấy như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi, cơ thể nhức mỏi, thường xuyên buồn nôn và ói mửa; các triệu chứng tái phát sau mỗi 48-72 giờ, tùy theo cơ thể của từng bệnh nhân và độ nhiễm virut sốt rét.

Đặc điểm chung của người mắc bệnh sốt rét là niêm mạc mắt nhợt, da xanh, người gầy, thường xuyên bị thiếu máu. Sốt rét khiến người bệnh suy dinh dưỡng, làm cho lách to, phù nề. Trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Phụ nữ đang mang thai mắc sốt rét có thể khiến thai chết lưu, sảy thai, đẻ non. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành ác tính và gây tử vong.

Sốt rét thường có hai thể lâm sàng là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính.

- Sốt rét thể thông thường: Là những triệu chứng thường gặp ban đầu khi mắc bệnh sốt rét và không đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tùy cơ thể mỗi người mà có những biểu hiện sốt khác nhau [sốt điển hình và sốt không điển hình]:

+ Sốt điển hình với ba giai đoạn: Rét run - Sốt - Vã mồ hôi.

+ Sốt không điển hình: Là những biểu hiện sốt không thành cơ, hay ớn lạnh, rét và nổi da gà [ở những bệnh nhân mắc bệnh tại vùng dịch], hoặc sốt liên tục, dao động [ở bệnh nhân là trẻ em, người bị sốt rét lần đầu].

- Sốt rét ác tính: là trường hợp bệnh nhân sốt rét trở nặng, có những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh, với các biểu hiện đặc biệt như: sốt cao liên tục; rối loạn ý thức nhẹ [ngủ li bì, mơ sảng, nói lẩm bẩm…]; rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, bau bụng cấp, ói mửa…

3. Điều trị bệnh sốt rét:

Chẩn đoán sớm, điều trị càng sớm càng tốt để giảm bớt nguồn bệnh và cắt đường lan truyền ký sinh trùng. Nên điều trị càng sớm càng tốt ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng: trẻ em trong vòng 12 giờ, người lớn trong vòng 24 giờ.

Điều trị cắt cơn kết hợp với điều trị chống lây lan [diệt giao bào]; điều trị chống tái phát và điều trị sốt rét biến chứng phải theo đúng y lệnh của bác sỹ.

Nếu trong vùng có dịch, bệnh nhân sốt rét không cần phải cách ly nhưng cần điều trị tại cơ sở y tế để đảm bảo điều trị sớm, đúng phác đồ và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời khi có dấu hiệu tiền ác tính hoặc ác tính.

4. Biện pháp phòng chống dịch:

Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh.

- Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh;

- Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi;

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà;

- Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…;

- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước;

- Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.

P.CTXH

Quản trị viên

Lần xem: 38112

Go top

Bài viết khác

  • Mất ngủ - Rối loạn giấc ngủ. [ 08/03/2022]
  • Không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh. [ 17/01/2022]
  • Phát hiện sớm và Quản lý bệnh đái tháo đường. [ 01/12/2021]
  • Khuyến cáo cho bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. [ 11/11/2021]

  • Lịch khám
  • Lịch trực
  • Đăng ký khám bệnh
  • Khám cùng chuyên gia
  • Dịch vụ khám bệnh
  • Bảng giá dịch vụ y tế

Tin nổi bật

  • Thư mời cung cấp báo giá thực hiện bảo trì hệ thống gia tốc xạ trị đam mức năng ...

  • Ngày Quốc tế hạnh phúc năm 2022: Yêu thương và chia sẻ.

  • Hội nghị bệnh mạch máu Việt Nam lần thứ I.

  • Tập huấn: “Cấp cứu chấn thương ban đầu”.

  • Mất ngủ - Rối loạn giấc ngủ.

Video liên quan

Chủ Đề