Cách tạo hứng thú trong giờ học tiếng Anh

Handout [tài liệu phát trên lớp] có thể được sử dụng hầu hết trong các tiết học: Nghe, nói, đọc, viết, ngữ pháp, từ vựng.

Nó có tác dụng rất lớn trong các hoạt động đôi và hoạt động nhóm, giúp cho học sinh có cơ hội thực hành nói nhiều hơn.

Chuẩn bị handout

Tùy theo khối lượng bài, handout sẽ được trình bày trên một nửa tờ giấy A4 [2 mặt] hoặc cả tờ nhưng tiêu đề cần phải rõ ràng, đáp án phải chính xác và bố trí thích hợp để học sinh tiện theo dõi

Sau khi đã được trình bày rõ ràng trong giáo án, giáo viên sẽ tiến hành in và phô tô handout cho học sinh.

Số lượng handout nhiều hay ít căn cứ vào số học sinh, hoặc căn cứ vào hoạt động cặp, nhóm trong mỗi nhiệm vụ

Handout được dùng cho từng phần riêng, bởi vậy chỉ phát handout cho học sinh khi đến nội dung giáo viên cần điều chỉnh sau khi đã giải thích rõ nhiệm vụ các em cần phải làm.

Giáo viên cần giới hạn thời gian cho học sinh trong khi phát handout cho các em. Thực chất của handout là một adaptation theo ý của giáo viên, chắc chắn sẽ khác so với sách giáo khoa.

Bởi vậy, để không gây nhầm lẫn cho học sinh, với những tiết học có sử dụng hanhdout, có thể thay đổi tiêu đề cho phù hợp với nội dung điều chỉnh.

Sử dụng handout

Handout cũng có thể đơn thuần chỉ là một sự thay đổi nhỏ, đơn giản từ sách giáo khoa, nhưng sẽ buộc học sinh phải đọc, phải suy nghĩ. Dần dần, tạo cho học sinh thói quen “tự đọc để hiểu” .

Việc sử dụng Handout được áp dụng cho các nhiệm vụ mà giáo viên nhận thấy có thể khó hoặc quá dài đối với trình độ học sinh mình hoặc dùng handout để cung cấp thêm từ vựng, bài tập cho các em.

Để tiến hành được hoạt động này một cách có hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị giáo án một cách đầy đủ, chi tiết cho từng nội dung mà mình muốn điều chỉnh.

Với phần đọc:

Before you read là phần mà giáo viên phải cung cấp từ mới cho học sinh vì trong các bài đọc thường có rất nhiều từ mới.

Tuy nhiên, Task 1 trong While you read mới thường yêu cầu học sinh tìm nghĩa của từ mới, vậy thì những học sinh ở trình độ thấp sẽ rất khó để hiểu được nội dung của bài.

Handout sẽ giúp giải quyết khó khăn đó cho các em với chính những từ có sẵn trong Task 1 cộng thêm một số từ khác nữa mà giáo viên thấy cần cho học sinh.

Với lớp có đối tượng học sinh khá, giáo viên dùng handout yêu cầu tìm định nghĩa của từ bằng tiến Anh, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, việc này sẽ giúp tăng thêm vốn từ cho các em

Với lớp có nhiều học sinh trung bình hoặc yếu, giáo viên dùng handout để cung cấp nghĩa tiếng Việt cho các từ mới tiếng Anh xuất hiện trong bài

Với cả hai dạng trên, học sinh sẽ hoạt động theo cặp trong vòng 2 đến 3 phút theo mẫu giáo viên cung cấp:

Sau đó sẽ chỉ mất khoảng 1 phút để giáo viên gọi kiểm tra và giải thích nghĩa của từ nếu cần

Trong phần While you read: Một số bài có nhiều câu hỏi, nếu để học sinh hỏi và trả lời sẽ không có đủ thời gian. Hơn nữa, với trình độ có hạn của mình, các em sẽ lúng túng khi diễn đạt, như vậy lại càng làm mất thời gian.

Handout lúc này được dùng để điều chỉnh nội dung bài dạy và nó sẽ giúp giảm bớt áp lực cho học sinh khi làm bài.

Với học nói:

Handout giúp cung cấp ngữ liệu cần thiết cho học sinh thực hành. Hoặc nó cũng có tác dụng mở rộng vốn từ vựng cho học sinh, củng cố thêm cho các em cấu trúc bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân như đã được đề cập đến trong phần đọc.

Như vậy, handout không chỉ giúp cho học sinh tái tạo lại được cách sử dụng các thì tiếng Anh trong câu hỏi mà nó còn giúp cho học sinh phát huy được khả năng nói – một kỹ năng quan trọng đối với người học ngoại ngữ.

Với phần nghe:

Nghe là một kỹ năng khó đối với học sinh, đặc biệt là những em học yếu. Học sinh thường lệ thuộc vào sách học tốt lấy đáp án để trả lời câu hỏi, vô hình chung, việc học đã trở nên không còn tác dụng. Handout góp phần không nhỏ trong việc giúp các em chịu khó nghe và nghe tốt hơn thông qua

Với nội dung viết:

Giống như đọc handout giúp giáo viên giảm bớt độ khó của bài cho học sinh. Vốn từ của các em ít, cấu trúc nắm không rõ thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình viết.

Giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh những câu hỏi cụ thể qua handout để các em thảo luận trả lời. Khi đã có câu trả lời đầy đủ và được giáo viên sửa lỗi thì các em sẽ dễ dàng hoàn thành bài viết của mình.

Với từ vựng, ngữ pháp:

Handout có thể được dùng như phần Warm-up giới thiệu ngữ liệu mới của bài hoặc giáo viên sẽ cung cấp thêm bài tập cho học sinh thực hành.

“Nếu không soạn bài, chúng ta sẽ không thể áp dụng được bất kỳ một hình thức sáng tạo nào, cũng như không thể giúp học sinh tiếp thu được bài một cách hiệu quả. 

Và tất cả mọi thay đổi về tiêu đề của từng phần có sử dụng handout đều phải được trình bày rõ ràng trên bảng để không gây nhiễu cho học sinh” - Cô Phùng Thị Thanh Huệ lưu ý.

Kiểm soát phần thực hành

Handout giúp làm giảm độ khó của bài tới mức tối đa để học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.

Bởi vậy, giáo viên phải sát sao với phần thực hành của các em. Nếu không, học sinh học yếu sẽ chỉ chờ các bạn học tốt làm xong và chép vào handout của mình.

Sau khi học sinh hoàn thành phần thực hành, kiểm tra và cho điểm thích hợp sẽ là biện pháp tốt để kích thích tinh thần học tập của học sinh.

Với học đọc: Handout thường được dùng như Reading Adaptation trong phần trả lời các câu hỏi hoặc cung cấp từ mới trong Before you read.

Với học nói: Handout được sử dụng nhằm cung cấp thêm từ mới, cấu trúc mới cho học sinh thực hành

Với học nghe: Thường được áp dụng với các bài nghe dài và khó. Giáo viên sử dụng handout như một Listening Adaptation cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Với bài học viết: Handout sẽ được dùng cho những bài viết mà sách giáo khoa không cung cấp câu hỏi cụ thể [Ví dụ: Part D: Writing - Unit 1- English 11]

Với bài học từ vựng, ngữ pháp: Handout sẽ là sự trợ giúp lớn cho giáo viên khi muốn điều chỉnh các bài tập trong sách giáo khoa cho phù hợp hơn với trình độ của học sinh trong lớp hoặc khi muốn cung cấp thêm các bài tập cho học sinh thực hành.

Handout cũng giúp cho giáo viên chủ động soạn bài giảng phù hợp với các đối tượng học sinh, giúp học sinh chủ động, tích cực hơn trong quá trình học.

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của Tiếng Anh không thể phủ nhận . Tiếng Anh được sử dụng mọi nơi trên thế giới. Tiếng Anh giúp chúng ta tiếp cận thêm kiến thức, nền văn hóa mới . Tiếng Anh giúp chúng ta tạo các mối quan hệ chất lượng và làm thay đổi cuộc sống hằng ngày tốt hơn. Đối với học sinh chúng ta, trên thực tế, các em đều yêu thích Tiếng Anh, tự giác tích cực học tốt môn Tiếng Anh. Bên cạnh đó một số em chưa thật sự tích cực trong giờ học, các em còn thụ động, thậm chí chán nản, căng thẳng. Để đạt được mục tiêu “phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh”, tạo được sự hứng thú nơi học sinh, trước hết người giáo viên phải có trách nhiệm cao, nhiệt tình, đặc biệt là giúp các em tiếp cận với phương pháp học Tiếng Anh mới, có niềm đam mê học ngoại ngữ. Giáo viên dạy Tiếng Anh cần tạo sự hứng thú trong mỗi tiết dạy bằng cách vận dụng các trò chơi vào bài một cách hiệu quả  khéo léo sao cho gây được sự hào hứng ở bài học mới sẽ học. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách học: tích cực hoạt động xây dựng bài trên lớp và cách tự học chuẩn bị bài ở nhà. Giáo viên cũng cần sử dụng phương pháp dạy hiệu quả vì có sử dụng phương pháp  một cách khoa học, hợp lý, chính xác là một trong những yếu tố quan trong giúp học sinh tiếp thu nhanh, hiệu quả hơn. Ngoài ra, giáo viên cần phải biết cách tuyên dương học sinh kịp thời , khéo léo để giúp các em cảm thấy tự tin, phấn đấu hơn, từ đó có động lực yêu thích môn học…..

“ CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH - HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA BỔ ÍCH”

Thực hiện theo kế hoạch năm học “tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và tiếp tục thực hiện “phong trào học Tiếng Anh, xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng ngoại ngữ theo hướng dẫn số 4536/BGDĐT- GDCTHSSV ngày 04/10/2019 của Bộ Giáo dục-Đào tạo, tổ Tiếng Anh-Lịch sử-Địa lí đã lên kế hoạch và thảo luận trong nhóm Tiếng Anh đề ra các loại hình hoạt động nhằm khuyến khích phong trào học Tiếng Anh trong và ngoài trường. Hoạt động gây được sử hưởng ứng nhiệt tình của học sinh là Câu lạc bộ Tiếng Anh. Đây là một sân chơi bổ ích giúp học sinh nâng cao năng lực nghe và giao tiếp bằng Tiếng Anh, từ đó tạo động lực cho các em có thái độ tích cực yêu thích môn học Tiếng Anh. Khi tham gia câu lạc bộ, các em  ngoài việc tham gia các trò chơi, cuộc thi như thi Hùng biện Tiếng Anh, thi hát bắng Tiếng Anh, thi làm thiệp chúc mừng, tham quan sản phẩm các dự án ,. . . các em còn được giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác trong tập thể,rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh . Bên cạnh đó còn tạo điều kiện để giáo viên phát huy tính sáng tạo trong tổ chức các hoạt động sử dụng Tiếng Anh và góp phần cho giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiếng Anh trong trường. Hưởng ứng “Ngày hội sử dụng ngoại ngữ” các thành viên câu lạc bộ tổ chức cho học sinh trong các khối lớp cùng trao đổi các chủ đề liên quan đến nội dung của đơn vị bài học trên lớp bằng Tiếng Anh. Lúc đầu các em lớp 6,7 còn e dè, ngại nói nhưng nhờ sự hỗ trợ của các anh chị lớp 8,9 các em đã dạn dĩ hơn, có thể trình bày ý tưởng của mình một cách tự tin hơn .

Trên đây là một trong những chuyên đề nhóm giáo viên Tiếng Anh chúng tôi cùng trao đổi, tìm ra cách thức nhằm phát huy tích tích cực sáng tạo, sự ham thích học Tiếng Anh ở học sinh trong buổi sinh hoạt chuyên môn  của tổ.

                                                                                             Tổ Tiếng Anh-Lịch sử-Địa lí

                                                                                                                     2020

Video liên quan

Chủ Đề