Cách tháo móng giả đắp gel tại nhà

1. Có những loại móng tay giả nào?

Móng tay giả có nhiều loại, được làm từ những chất liệu khác nhau. Vì vậy, mỗi loại sẽ có cách gỡ khác nhau đôi chút. Hiện nay, có 3 loại móng tay giả thông dụng nhất là móng tay gel, móng tay lụa và móng tay đắp bột.

Móng tay đắp gel

Đây là loại móng tay giả khá phổ biến và được nhiều chị em yêu thích. Gel đắp móng được trộn giữa polymer và monomer gel. Trong đó có 2 loại gel, một loại được là khô bằng tia cực tím, một loại được làm khô bằng chất kích hoạt. 

Ưu điểm khi làm móng tay giả đắp gel là giúp móng dài tự nhiên, thời gian giữ móng khá lâu, có thể trên 3 tuần. 

Móng tay giả đắp gel rất phổ biến

Móng tay lụa được làm bằng chất liệu lụa như tơ tằm tổng hợp hoặc sợi thủy tinh. Loại móng này thường được đắp khá mỏng nên hầu như bạn không cần phải quá lo lắng về việc sẽ bị nấm tay. 

Móng lụa này thường thích hợp với những người sở hữu chất móng giòn, dễ gãy. Vì cách tháo móng tay lụa rất nhẹ nhàng, không cần phải tác động lực quá mạnh gây ảnh hưởng đến móng.

Móng tay lụa khá mỏng nhẹ

Đối với móng tay đắp bột, loại móng này sử dụng bột đắp được làm từ một loại bột [polymer] và chất lỏng [monomer]. Móng tay đắp bột thường giữ được trong khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, bột đắp móng thường có mùi khá nặng và dễ gây hại cho móng nếu được làm và gỡ ra quá nhiều lần.

Móng đắp bột khá dày và khó gỡ

Sau đây sẽ là những cách gỡ móng tay giả tương ứng với từng loại chất liệu khác nhau an toàn nhất mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, không cần phải ra tiệm.

Cách gỡ móng tay đắp gel

Để gỡ móng giả bằng gel thì tốt nhất bạn nên để cho móng thật dài ra một chút để tạo một khoảng hở giữa móng thật và móng giả, giúp cho việc tách móng diễn ra dễ dàng hơn. 

Trước khi tiến hành tháo móng thì bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như: một tô nước sạch có miệng rộng và một chiếc móng típ giả có đầu nhọn. Cách tháo này không cần đến hóa chất hay các vật dụng làm nail chuyên nghiệp. Cách làm lại vô cùng đơn giản và không gây đau đớn. Tuy nhiên, có hơi mất thời gian và đôi khi sẽ làm trầy mặt móng nếu không cẩn thận.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Tìm điểm phân tách giữa móng giả và móng thật.
  • Bước 2: Dùng đầu nhọn của chiếc móng típ đưa vào giữa 2 lớp móng, đi một đường dọc từ trên xuống dưới khóe móng để tạo mối lách.
  • Bước 3: Ngâm ngón tay vào tô nước để móng nhả ra nhanh hơn.
  • Bước 4: Dùng đầu nhọn của chiếc móng típ đưa vào mối lách và từ từ tách móng theo chiều ngang, sau đó di chuyển móng típ xuống chân móng đến khi móng giả tróc ra hoàn toàn.
  • Bước 5: Tỉa móng lại cho gọn gàng và làm sạch móng
  • Bước 6: Sơn một lớp dưỡng để bảo vệ móng.

Ngâm móng gel vô nước để móng nhả nhanh hơn

Để gỡ móng tay giả làm bằng lụa thì có chút dễ dàng hơn so với các loại móng giả khác. Điều bạn cần làm là chuẩn bị một số dụng cụ như: bông gòn, nước rửa móng tay acetone, một chiếc tô nông đáy, kem dưỡng da.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Chùi lớp sơn trên bề mặt móng.
  • Bước 2: Đổ một ít acetone vào tô và ngâm móng tay trong vòng 2-3 phút. 
  • Bước 3: Dùng miếng bông gòn có tẩm một ít acetone lau nhẹ lên móng là lớp lụa sẽ được tháo ra.
  • Bước 4: Rửa tay với nước ấm có pha một ít xà phòng.
  • Bước 5: Cuối cùng, hãy thoa kem dưỡng ẩm để không bị khô da tay.

Chùi bớt lớp sớn trước khi ngâm acetone

Đây cũng là cách gỡ móng tay đắp bột đơn giản với acetone. Việc sử dụng acetone sẽ hạn chế được việc gây hại lên móng vì không có những tác động quá mạnh. Tuy nhiên, sẽ tốn khá nhiều thời gian trong khâu chờ acetone tác dụng lên móng.

Để tiến hành gỡ móng đắp bột, bạn cần chuẩn bị: kìm cắt móng, cây dũa móng có độ nhám cao, giấy bạc để quấn quanh móng và đương nhiên là acetone.

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Gỡ hết các hạt đính đá trên móng [nếu có]
  • Bước 2: Dùng kìm cắt bớt phần móng giả cho bằng với độ dài của móng tự nhiên để làm giảm độ cứng của móng. 
  • Bước 3: Dùng dũa để mài bớt lớp bóng bảo vệ móng, mài hết lớp bóng cho đến khi phần sơn hơi lộ ra. Lưu ý không nên mài quá sát móng thật vì có thể làm hại móng.
  • Bước 4: Cắt giấy bạc thành những hình chữ nhật có chiều rộng gấp 3-4 lần ngón tay, chiều dài gấp đôi 2 đốt ngón tay.
  • Bước 5: Tẩm acetone vào miếng bông gòn, đặt lên mặt móng tay rồi dùng giấy bạc quấn quanh móng, nhớ gấp phần đầu lại và chờ khoảng 30 phút cho acetone ngấm.
  • Bước 6: Tháo giấy bạc ra và dùng cây đẩy biểu bì đưa vào giữa lớp móng giả và móng thật để tách móng giả ra.
  • Bước 7: Dùng dũa móng để mài hết lớp keo còn sót lại.
  • Bước 8: Kết thúc bằng một lớp sơn dưỡng để bảo vệ móng.

Móng đắp bột cần được ngấm acetone và quấn giấy bạc

Việc tự gỡ móng giả tại nhà đôi khi hơi phức tạp nếu thực hiện lần đầu. Tuy nhiên, chỉ cần sau vài lần thì chắc chắn bạn sẽ “thuộc bài” và thực hiện rất dễ dàng, tiết kiệm được chi phí và thời gian ra tiệm. Mong rằng những cách gỡ móng giả trên đây sẽ giúp ích được bạn thật nhiều trong quá trình làm đẹp cho móng. Chúc bạn thành công nhé!

Khi cần phải tháo móng gel, tốt nhất bạn nên đến tiệm làm móng. Mặc dù vậy, bạn vẫn có thể thực hiện việc này tại nhà, đặc biệt khi bạn không muốn dùng acetone. Acetone khá có hại vì lấy đi lượng dầu tự nhiên trên da.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Vì vậy, bạn nên chọn tách hoặc dũa sạch móng gel mà không dùng acetone. Bạn cũng có thể ngâm móng trước để quá trình xử lý trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, cho dù bạn áp dụng phương pháp nào, hãy luôn dưỡng ẩm cho tay và móng sau khi xử lý.

  1. 1

    Cậy một phần của móng gel. Hãy chờ đến khi móng bắt đầu bong tróc. Bạn sẽ tìm một vị trí hở trên móng và dùng móng tay hoặc nhíp để cậy lớp móng gel.

    • Việc chờ khoảng một hoặc hai tuần trước khi tách móng gel sẽ giảm tổn thương cho móng tự nhiên, vì sau một khoảng thời gian, lớp gel cũng sẽ dần bong tróc.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Cho nước chảy vào vị trí mà bạn vừa cậy và tách móng gel. Bạn sẽ đặt tay dưới vòi nước ấm, rồi đặt một móng của tay còn lại bên dưới lớp móng gel vừa cậy và nhẹ nhàng tách móng gel khỏi móng thật. Hãy kiên nhẫn và thao tác thật chậm để bạn không làm tổn thương phần móng tự nhiên bên dưới.

  3. 3

    Dùng dầu ô liu hoặc dầu biểu bì nếu không thể tách móng gel trong nước. Nếu bạn cảm thấy khó táchmóng gel dưới nước, hãy thử dùng dầu ô liu hoặc dầu biểu bì. Bạn sẽ thoa dầu lên móng gel và móng mà bạn dùng để tách móng gel, rồi nhẹ nhàng đưa móng xuống bên dưới móng gel và tách ra. Thoa thêm dầu nếu cần.

    • Bạn cũng có thể dùng que đẩy biểu bì thay cho móng tay để nhẹ nhàng tách lớp móng gel.

  4. 4

    Dùng cây dũa móng để dũa sạch phần gel còn sót. Kể cả sau khi đã gỡ móng gel, bạn vẫn sẽ thấy một ít gel còn sót lại trên móng. Lúc này, bạn cần lau khô móng và nhẹ nhàng dũa bề mặt móng. Lưu ý, bạn chỉ dũa lớp gel còn sót và tránh dũa vào móng thật.

    • Hầu hết dụng cụ dũa móng đều có mặt mịn và mặt thô. Mặt thô rất thích hợp để tạo hình cho móng vì bề mặt có phần gồ ghề hơn. Để đánh bóng bề mặt móng, bạn sẽ dùng mặt mịn của cây dũa.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  5. 5

    Dưỡng móng bằng dầu biểu bì và dùng thêm kem dưỡng da tay. Quá trình gỡ móng gel có thể khiến cho móng và da tay của bạn trở nên khô, nứt nẻ. Sau khi bạn gỡ xong gel, hãy thoa dầu biểu bì lên móng và dùng kem dưỡng da tay để cấp ẩm cho da.

  1. 1

    Cắt móng. Trước tiên, bạn cần cắt móng càng ngắn càng tốt để giảm diện tích bề mặt cần dũa.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu móng của bạn dày đến mức không thể cắt bằng đồ bấm móng tay, bạn có thể dũa đầu móng bằng mặt thô đến khi đủ mỏng để cắt.

  2. 2

    Dũa bề mặt móng bằng mặt thô của cây dũa móng. Hãy dũa thật nhẹ nhàng và tạo những đường chéo để bề mặt móng trở nên đều và mịn. Bạn nên liên tục di chuyển cây dũa quanh móng để không tạo cảm giác nóng. Tuy nhiên, bạn cần kiên nhẫn và thao tác thật chậm vì quá trình dũa móng gel sẽ mất khá nhiều thời gian. Lau lớp bụi trên móng trong khi dũa.

    • Bạn có thể dùng dũa kim loại ở bước này vì sự cứng cáp của cây dũa có thể rút ngắn thời gian dũa sạch lớp gel.
    • Nếu dũa móng quá nhanh hoặc quá mạnh, bạn có thể gây tổn thương cho phần móng tự nhiên ở bên dưới.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Chuyển sang mặt mịn của cây dũa khi móng tự nhiên dần xuất hiện. Khi bạn thấy móng tự nhiên bên dưới lớp gel, hãy dừng dũa móng bằng mặt thô của cây dũa. Bây giờ, bạn sẽ dùng mặt mịn của cây dũa để làm sạch lớp gel còn sót.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Dấu hiệu giúp bạn nhận biết khi sắp chạm đến phần móng tự nhiên là lượng bụi giảm dần hoặc bạn bắt đầu thấy những đường tự nhiên của móng.

  4. 4

    Dưỡng và đánh bóng móng. Sau khi đã dũa hết lớp sơn gel, việc quan trọng cần làm tiếp theo là cấp ẩm và dưỡng móng. Thực hiện thêm bước đánh bóng để bề mặt móng sạch và mịn. Bước cuối cùng là thoa kem dưỡng hoặc dầu lên móng và tay.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cho dù bạn có cẩn thận đến thế nào, việc dũa móng gel vẫn sẽ gây tổn thương cho móng tự nhiên, vậy nên đừng bỏ qua bước đánh bóng và dưỡng móng.

  1. 1

    Chuẩn bị một bát gồm nước ấm, xà phòng rửa bát và muối. Bạn chỉ cần bát đủ to để ngâm một hoặc hai bàn tay, rồi thêm vài giọt xà phòng rửa bát và một thìa cà phê muối.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hãy đảm bảo nước đủ ấm để có thể làm bong lớp sơn gel. Bạn sẽ phải thêm nước ấm nếu cảm thấy nước nguội dần trong khi ngâm móng.

  2. 2

    Ngâm tay trong nước khoảng 15-20 phút. Bạn cần đặt tay sao cho toàn bộ móng chìm trong nước. Việc di chuyển ngón tay là không cần thiết. Cứ ngâm tay trong nước khoảng 15-20 phút là được.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể ngâm lần lượt từng bàn tay hoặc ngâm cả hai tay cùng lúc.

  3. 3

    Lấy tay ra khỏi bát và dùng khăn lau khô tay. Sau khi lấy tay ra khỏi bát nước, bạn sẽ dùng khăn thấm khô nước trên móng. Lúc này một số móng gel đã nứt hoặc bong ra.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu quá trình ngâm vẫn chưa thể làm bong móng gel, bạn có thể lặp lại việc này thêm một lần nữa hoặc chuyển sang dũa hay tách móng.

  4. 4

    Tách hoặc dũa móng gel. Việc ngâm móng đôi khi không thể làm cho móng gel tự bong ra. Tuy nhiên, khi bạn đã ngâm móng, quá trình gỡ móng gel mà không cần acetone sẽ trở nên dễ dàng hơn.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn chọn dũa móng gel sau khi ngâm, hãy đảm bảo móng đã khô hoàn hoàn trước khi thao tác để có thể xử lý móng một cách dễ dàng.

  • Dầu biểu bì hoặc dầu ô liu
  • Cây dũa móng
  • Nhíp [tùy chọn]
  • Dụng cụ đẩy biểu bì [tùy chọn]
  • Cây dũa móng có mặt thô và mặt mịn
  • Cây dũa móng kim loại [tùy chọn]
  • Kem dưỡng da tay hoặc dầu
  • Bát nhỏ
  • Xà phòng rửa bát
  • Muối
  • Khăn

  • Bạn nên tránh cho móng và tay tiếp xúc với hóa chất ít nhất vài ngày sau khi gỡ móng gel.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Việc tháo móng gel mà không cần acetone sẽ gây tổn thương cho móng tự nhiên, bất kể bạn có cẩn thận đến mức nào đi chăng nữa. Tốt nhất bạn nên dùng acetone để tháo móng kể cả khi ở nhà hay ở tiệm.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

Cùng viết bởi:

Chuyên viên làm móng & Chủ sở hữu tiệm làm móng

Bài viết này đã được cùng viết bởi Kristin Pulaski. Kristin Pulaski là nghệ sĩ làm móng và người sáng lập của Paintbucket, một tiệm làm móng thuộc sở hữu riêng của cô tại Williamsburg, Brooklyn. Cô có hơn ba năm kinh nghiệm điều hành Paintbucket và được cấp phép là chuyên viên làm móng. Paintbucket cung cấp dịch vụ làm móng tay nghệ thuật, làm móng chân, duỗi bằng gel mềm, cùng với dịch vụ trọn gói cho lễ cưới. Cô có bằng cử nhân khoa học quản lý của Đại học Manhattan. Bài viết này đã được xem 5.471 lần.

Chuyên mục: Móng và Tóc

Trang này đã được đọc 5.471 lần.

Video liên quan

Chủ Đề