Cách tính toán hiệu quả dự án đầu tư

The impact of public sector scorecard adoption on the effectiveness of accounting information systems towards the sustainable performance in public

  • 4271 37 8615 2 10 2019 1220
  • HNG Baocaotaichinh 2020 Kiemtoan Hopnhat
  • Sample Questions case study sample answer
  • DIEM KT2 - GK ( Teamwork) - LOP 2059
  • Expected return variance example
  • Mock exam 15 - Essays
  • CAPM practice guide - Essays
  • Tiểu luận cá nhân - ưdereflkjhgf
  • 7. WP A710 Determination of OM TE Practice
  • Auditing and Assurance 1 - Chap 1

Preview text

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG

2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẤU TƯ

2.1 Khái niệm phân tích dự án đầu tư Phân tích đánh giá dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, có khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi của một dự án, đề ra các quyết định đầu tư và cho phép đầu tư Phân tích dự án đầu tư là một việc quan trọng trong hoạt động quản trị dự án nói chung. Việc phân tích dự án đầu tư được tiến hành trên tất cả các mặt hoạt động của dự án. Nội dung phân tích trong dự án là các vấn đề liên quan, tác động đến dự án kể từ khi dự án hình thành cho đến khi dự án kết thúc quá trình vận hành khai thác, nghĩa là cả chu trình tồn tại của dự án nói chung. Nội dung phân tích dự án đầu tư bao gồm:

  • Phân tích tổng quan kinh tế - xã hội liên quan đến việc hình thành dự án đầu tư
  • Phân tích các yếu tố về sản phẩm và thị trường sản phẩm của dự án;
  • Phân tích các yếu tố kỹ thuật - công nghệ liên quan dự án;
  • Phân tích tài chính và hiệu quả kinh tế - tài chính dự án đầu tư 2.1 Mục đích phân tích dự án đầu tư
  • Giúp cho Chủ đầu tư lựa chọn phương án tốt nhất để đầu tư
  • Giúp cho các cơ quan hữu quan của Nhà nước đánh giá được tính phù hợp của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương và của cả nước trên các mặt, các mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
  • Thông qua đánh giá, nhà đầu tư xác định tính lợi hại của dự án khi cho phép đi vào hoạt động trên cơ sở các khía cạnh: Công nghệ, vốn, ô nhiễm môi trường và các lợi ích kinh tế khác.
  • Giúp các nhà tài chính ra quyết định chính xác về cho vay hoặc tài trợ cho các dự án đầu tư. 2.1 Ý nghĩa phân tích dự án đầu tư
  • Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hộicủa dự án ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân đúng và đủ.
  • Bảo vệ các lợi ích kinh tế xã hội của quốc gia.
  • Phân tích đúng và đủ lợi ích và chi phí kinh tế của dự án trên cơ sở giá trị xã hội thực tế của chúng, nhằm điều tiết các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp.

2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.2 Khái niệm, mục đích, yêu cầu của phân tích tài chính 2.2.1 Khái niệm Tài chính được đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng làm phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng quỹ tiền tệ đại diện cho sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế - xã hội. Tài chính phản ánh tổng thể các mối quan hệ kinh tế trong phân phối các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy hay tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội. Một trong những vai trò của tài chính là khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho nhu cầu đầu tư phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Do đó tài chính là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự thành công của một dự án. Thực tế cho thấy có nhiều dự án đã không đủ vốn thì không thể thực hiện được, mà thông thường nguồn vốn cho một dự án là có từ nhiều nơi hoặc là từ Chính phủ, từ viện trợ hoặc huy động của các cổ đông... cho nên tài chính phải phát huy vai trò tìm nguồn vốn và huy động nguồn vốn cho dự án. Phân tích tài chính dự án đầu tư là nghiên cứu, đánh giá dự án về mặt tài chính. Tức là xem xét khả năng và hiệu quả sử dụng tài chính trong việc thực hiện dự án đầu tư Phân tích tài chính một dự án đầu tư là một tiến trình chọn lọc, tìm hiểu về tương quan của các chỉ tiêu tài chính và đánh giá tình hình tài chính về một dự án đầu tư nhằm giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả. Phân tích tài chính được xem xét trên quan hệ vi mô, đứng trên góc độ lợi ích của công ty, của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích tài chính dự án đầu tư được xem xét trên góc độ quyền lợi của chính nhà đầu tư dự án.

2.2.1 Mục đích của việc phân tích tài chính

  • Các nhà đầu tư luôn mong muốn dự án thành công, phân tích tài chính sẽ giúp các nhà đầu tư nhìn thấy những bước tiến triển của dự án để họ đưa ra các biện pháp

cho một năm đại diện. Trong bước lập Dự án đầu tư xây dựng công trình việc tính toán so sánh thường được tiến hành theo trình tự sau: 2.2.2 Xác định số lượng các phương án có thể đưa vào so sánh Một dự án có thể có nhiều phương án thực hiện, nếu chọn phương án này thì thường phải loại trừ những phương án khác. Tuy nhiên, có những phương án (hoặc dự án) mà việc lựa chọn nó không dẫn đến việc loại trừ các phương án khác. Với dự án đầu tư lớn việc xác định số lượng phương án đem ra so sánh phải thận trọng để vừa đảm bảo chất lượng của dự án lại vừa tránh các chi phí quá lớn cho việc lập dự án. Các phương án đem ra so sánh có thể khác nhau về địa điểm xây dựng, dây chuyền công nghệ, nguồn vốn... Nhưng cần chú ý là các phương án đưa vào so sánh cần phải đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án, lại vừa phải đảm bảo lợi nhuận ở mức cần thiết cũng như đảm bảo hoàn vốn và tính pháp lý đã được quy định trong Luật Đầu Tư. 2.2.2 Xác định thời kì tính toán của phương án đầu tư Thời kì tính toán (hay tuổi thọ hoặc vòng đời của dự án) là chỉ tiêu quan trọng, vì nó vừa phải đảm bảo tính có thể so sánh được của các phương án lại vừa phải đảm bảo lợi nhuận ở mức cần thiết cũng như đảm bảo hoàn vốn và tính pháp lý qui định trong đầu tư.  Khái niệm Thời kì tính toán (hay còn gọi là vòng đời, thời kì tồn tại) của dự án để so sánh các phương án khi lập dự án đầu tư là khoảng thời gian bị giới hạn bằng thời điểm khởi đầu và kết thúc của dòng tiền tệ của toàn bộ dự án. Thời điểm khởi đầu thường được đặc trưng bằng một khoản chi ban đầu và thời điểm kết thúc thường được đặc trưng bằng một khoản thu từ thanh lý tài sản cố định và khoản vốn lưu động đã bỏ ra ban đầu.  Các nhân tố ảnh hưởng đến thời kì tính toán - Ý đồ chiến lược kinh doanh của Chủ đầu tư - Đặc trưng kỹ thuật của tài sản cố định; thời hạn khấu hao của tài sản cố định (do cơ quan tài chính quy định). - Nhiệm vụ của kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước (với công trình do Nhà nước bỏ vốn).

  • Tuổi thọ của giải pháp kỹ thuật.
  • Trữ lượng tài nguyên mà dự án định khai thác.
  • Qui định của pháp luật do Luật đầu tư qui định. 2.2.2 Tính toán các chỉ tiêu thu, chi, hiệu số thu chi của các phương án qua các năm. Các chỉ tiêu chi phí quan trọng nhất là: vốn đầu tư (kể cả vốn lưu động), giá thành sản phẩm (hay dịch vụ), chi phí vận hành (giá thành không có khấu hao), chi phí khấu hao, các khoản tiền phải trả nợ (cả vốn gốc và lãi) theo các năm, các khoản thuế. Các khoản thu chủ yếu là: doanh thu hàng năm, giá trị thu hồi khi đào thải tài sản cố định trung gian và cuối cùng, khoản thu hồi vốn lưu động ở cuối đời dự án.

2.2.2 Xác định giá trị tương đương của tiền tệ theo thời gian Trong bước này cần xác định suất chiết khấu hay suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được để quy đổi các dòng tiền của dự án về cùng một thời điểm, hiện tại, tương lai hay về thời điểm giữa tùy theo chỉ tiêu được chọn làm chỉ tiêu hiệu quả tài chính là chỉ tiêu gì. Việc lựa chọn đúng hệ số chiết khấu là vô cùng quan trọng, vì phụ thuộc vào chỉ tiêu này kết quả lựa chọn phương án có thể hoàn toàn trái ngược nhau. Suất chiết khấu của dự án Để quy đổi những lượng tiền phát sinh tại các thời điểm khác nhau về cùng một điểm người ta dùng suất chiết khấu. Suất chiết khấu là lãi suất dùng để tích lũy dòng tiền quá khứ hoặc chiết giảm dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại tương đương. Lãi suất là tỷ lệ phần trăm của lượng tiền lãi thu được trong một đơn vị thời gian so với vốn gốc. Người ta phân biệt lãi suất đơn và lãi suất ghép:

  • Lãi suất đơn sử dụng khi tiền lãi chỉ được tính đối với vốn gốc, không tính đến khả năng lãi thêm của các khoản lãi phát sinh tại các thời đoạn trước
  • Lãi suất ghép có tính đến khả năng sinh lãi của các khoản lãi phát sinh tại các thời đoạn trước Suất chiết khấu là một dạng lãi ghép 2.2.2 Lựa chọn loại chỉ tiêu dùng làm chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp

lợi nhuận cao nhưng xác suất bảo đảm độ tin cậy của kết quả lại thấp hoặc có xác suất tổn thất cao hơn 2.2.2 Lựa chọn phương án tốt nhất có tính đến độ an toàn và tin cậy của kết quả phân tích. Ở bước này Chủ đầu tư phải cân nhắc giữa trị số hiệu quả của phương án được chọn và độ an toàn, tin cậy của nó, hai chỉ tiêu này thường là trái ngược. Sự lựa chọn phương án cuối cùng ở đây là tùy thuộc vào quan điểm của Chủ đầu tư.

2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư 2.2.3 Hiện giá thu nhập thuần của dự án NPV (Net Present Value)  Khái niệm

  • Thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí gọi là thu nhập ròng. Giá trị hiện tại của thu nhập ròng gọi là giá trị hiện tại ròng NPV
  • NPV là hiệu số giữa hiện giá dòng thu hồi và đầu tư tính cho cả thời hạn đầu tư.
  • NPV là tổng hiện giá dòng ngân lưu ròng của dự án với một suất chiết khấu thích hợp.  Ý nghĩa
  • Để xác định xem việc sử dụng các nguồn lực (vốn) theo dự án đó có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng không. Với ý nghĩa này NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá dự án. Đây là phương pháp để hiểu và được sử dụng rộng rãi vì toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi về giá trị tương đương ở hiện tại.
  • Hiện giá thu nhập thuần NPV biểu hiện mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí.  Phương pháp tính
NPV =

\= +

n t t

t

i

B

0 ( 1 )

-

\= +

n t t

t

i

C

0 ( 1 )

-Trong đó: Bt : Doanh thu bán hàng ở năm t và giá thu hồi khi thanh lý tài sản. Ct : Tổng chi phí bỏ ra ở năm t n : Tuổi thọ quy định của phương án

i : Lãi suất chiết khấu t : Thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án

  • Điều kiện thỏa mãn: NPV > 0
  • Trường hợp NPV ≥ 0: Dự án có hiện giá thu nhập thuần càng lớn thì hiệu quả tài chính của dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
  • Trường hợp NPV < 0: Dự án không có hiệu quả tài chính, cần được sửa đổi, bổ sung.  Ưu nhược điểm
  • Ưu điểm
  • Có tính đến thời giá tiền tệ.
  • Xem xét đến toàn bộ ngân lưu của dự án.
  • Có thể so sánh giữa các dự án có quy mô khác nhau.
  • Cho biết tổng hiện giá lời lỗ hay hòa vốn của dự án.
  • Nhược điểm
  • Phụ thuộc nhiều vào suất chiết khấu nên đòi hỏi phải xác định suất chiết khấu phù hợp rồi mới áp dụng tính toán.
  • Kết quả NPV là một hằng số chưa phải là một tỷ số nên chưa thể hiện tính quy luật và hiệu quả của dự án, chưa thấy mức sinh lời của bản thân dự án nên chưa thể ra quyết định đầu tư nếu chỉ xét NPV.  Ý nghĩa
  • Để xác định xem việc sử dụng các nguồn lực (vốn) theo dự án đó có mang lại lợi ích lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng không. Với ý nghĩa này NPV được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá dự án. Đây là phương pháp để hiểu và được sử dụng rộng rãi vì toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ phân tích được quy đổi về giá trị tương đương ở hiện tại.
  • Hiện giá thu nhập thuần NPV biểu hiện mối quan hệ so sánh giá trị tuyệt đối giữa hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí. ⇒ Có thể nói chỉ tiêu NPV là một chỉ tiêu cơ bản và NPV > 0 là điều kiện cần để đánh giá bất kỳ dự án có hiệu quả nào.

2.2.3 Tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án IRR (Internal Rate of Return, %)

  • Khách quan vì IRR suy ra từ bản thân của dự án không phụ thuộc vào suất chiết khấu.
  • Thường được dùng phổ biến trong kinh doanh.
  • Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ tiêu dòng tiền tệ thu chi qua các năm và suất chiết khấu.
  • Nhược điểm
  • Không thể sử dụng là chỉ tiêu duy nhất để ra quyết định đầu tư.
  • Khó ước lượng chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án.
  • Chỉ cho kết quả chính xác với điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, một điều kiện khó đảm bảo trong thực tế.
  • Việc tính toán tương đối phức tạp.  Ý nghĩa
  • Về khả năng sinh lời: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị tỷ lệ sinh lời (chi phí cơ hội) lớn nhất mà bản thân dự án đạt được (Tỷ lệ sinh lời nội sinh của dự án); phụ thuộc vào đặc điểm phát sinh dòng lợi ích và dòng chi phí trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án.
  • Về khả năng thanh toán: Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR biểu thị mức lãi vay cao nhất mà dự án có khả năng thanh toán.  Ứng dụng
  • Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là chỉ tiêu hiệu quả tài chính quan trọng nhất của dự án.
  • Chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là chỉ tiêu bắt buộc trong thẩm định dự án. 2.2.3 Thời gian hoàn vốn (Thv)  Khái niệm Thời gian hoàn vốn là độ dài thời gian cần thiết để có thể hoàn trả lại vốn đầu tư đã bỏ ra, tức là thời gian cần thiết để tổng hiện giá thu hồi vừa bù đắp được tổng hiện giá của chi phí đầu tư dự án.  Phương pháp tính Thời gian hoàn vốn = số năm trước khi thu hồi hết vốn + chi phí còn lại chưa thu hồi/thu nhập trong năm (t+1) Cơ sở để một dự án được chấp nhận T ≤ n

 Ưu nhược điểm

  • Ưu điểm
    • Đơn giản, dễ tính toán.
    • Thể hiện khả năng thanh toán và rủi ro của dự án, thời gian hoàn vốn càng ngắn cho thấy tính thanh khoản của dự án càng cao và rủi ro đối với vốn đầu tư càng thấp.
    • Giúp nhà đầu tư sơ bộ xem xét thời gian thu hồi đủ vốn để bước đầu ra quyết định.
  • Nhược điểm
    • Không tính đến thời giá của tiền tệ (đối với chỉ tiêu thời gian hoàn vốn không có chiết khấu)
    • Không xem xét toàn bộ dòng ngân lưu đặc biệt là sau thời gian hoàn vốn nên dễ gặp sai lầm khi xếp hạng và lựa chọn dự án theo chỉ tiêu này.
    • Thời gian hoàn vốn yêu cầu mang tính chủ quan không có cơ sở xác định.  Ứng dụng Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn có chiết khấu được tính toán trong dự án khả thi.

3.2.3 Tỷ số lợi ích - chi phí (

C

B )  Khái niệm

  • Tỷ số lợi ích - chi phí (

C

B ) là tỷ số giữa giá trị tương đương của lợi ích trên giá trị tương đương của chi phí.

  • Tỷ số lợi nhuận hay tỷ lệ sinh lời là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích ròng/ tổng hiện giá chi phí đầu tư ròng của dự án theo suất chiết khấu phù hợp.
-

C

B cho thấy khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư vì vậy độ tin cậy để xét đến tính hiệu quả của dự án rất cao, đặc biệt trong trường hợp NPV và IRR cho kết quả trái ngược nhau.

  • Phương pháp phân tích dựa trên tỷ số thu chi

C

B được sử dụng phổ biến đối với các dự án công cộng, các dự án nhà nước không đặt ra yêu cầu hàng đầu là lợi nhuận.

2.2.4 Một vài khái niệm về phân tích độ nhạy dự án đầu tư Rủi ro trong đầu tư được biểu hiện bằng sự biến đổi của thu nhập (khấu hao và lợi nhuận ròng). Có rất nhiều yếu tố tác động tới thu nhập (giá cả, thuế suất, sản lượng tiêu thụ...). Phân tích độ nhạy của dự án chính là xem xét mức độ ảnh hưởng của sự biến động các yếu tố nêu trên đến sự thay đổi thu nhập và lợi ích dự án. Phân tích độ nhạy của dự án để nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro đối với dự án. Kỹ thuật này kiểm nghiệm tính khả thi của dự án sẽ như thế nào nếu kết quả xảy ra khác với những gì đã dự đoán trong khi thực hiện dự án đầu tư. Công việc ở đây bao gồm việc xây dựng các tình huống khác nhau khi các biến số ảnh hưởng đến kết quả của dự án.

  • Giả định chi phí của dự án tăng lên, điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những dự án dài hạn. Chúng ta giả định một mức độ nào đó về mặt chi phí khi nó tăng lên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của dự án như thế nào.
  • Giả sử tiến độ thực hiện dự án chậm trễ có nghĩa là trong điều kiện đã có đầu tư nhưng dự án hoạt động chậm vì lý do khách quan nào đó.
  • Giả sử doanh thu của dự án giảm đi, từ đó lợi nhuận của dự án giảm như thế nào...

2.2.4 Mục tiêu của việc phân tích độ nhạy

  • Phân tích độ nhạy để khảo sát tốc độ biến thiên của hiện giá thuần NPV hoặc lãi ròng so với tốc độ biến thiên của các yếu tố đầu vào.
  • Nếu tốc độ giảm của NPV hoặc lãi ròng lớn hơn hoặc bằng tốc độ biến động của các yếu tố xem xét dự án rất nhạy cảm với thị trường, không an toàn.
  • Ngược lại nếu nếu tốc độ giảm của NPV hoặc lãi ròng nhỏ hơn tốc độ biến động của các yếu tố xem xét càng nhỏ hơn càng an toàn.
  • Phân tích độ nhạy để tìm ra giá trị giới hạn (cực đại hoặc cực tiểu của các yếu tố đầu vào) để đảm bảo cho dự án an toàn. 2.2.4 Phương pháp phân tích độ nhạy Bước 1: Giả định các yếu tố khác cố định cho duy nhất một hoặc cùng lúc hai, ba yếu tố biến động (nên chọn những yếu tố chủ yếu thường không an toàn hay biến động).

Bước 2: Cho yếu tố biến động giảm xuống hoặc tăng lên theo từng cấp độ 5%, 10%,15%... tối đa 25% so với giá trị ban đầu. Bước 3: Tính toán lại NPV hoặc lãi ròng tương ứng, tính tốc độ giảm so với giá trị NPV hoặc lãi ròng ban đầu. Hoặc: Cho phương trình NPV = 0, giải phương trình một ẩn (ẩn đó là yếu tố xem xét) để tìm ra giá trị giới hạn an toàn cho yếu tố này. Bước 4: Lập bảng so sánh, khảo sát, kết luận.

2 PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.3 Khái niệm và mục tiêu phân tích kinh tế - xã hội Phân tích kinh tế - xã hội tập trung làm rõ hiệu quả kinh tế của dự án trên quan điểm lợi ích của tổng thể quốc gia. Mục tiêu của việc phân tích lợi ích kinh tế - xã hội là xác định vị trí, vai trò của dự án đối với việc phát triển kinh tế, các dự án đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển của vùng và chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Ngoài ra mục tiêu của phân tích kinh tế - xã hội là xác định sự đóng góp của dự án vào lợi ích chung của toàn xã hội, như: nộp ngân sách cho Nhà nước của dự án thông qua các khoản thuế (thuế doanh lợi, thuế xuất nhập khẩu...), khoản đóng góp ngoại tệ của dự án, khả năng giải quyết công ăn việc làm của dự án, mức độ nâng cao cơ sở hạ tầng do dự án mang lại (như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc...).

2.3 Sự cần thiết của phân tích kinh tế - xã hội Phân tích tài chính xem xét dự án đầu tư theo giác độ lợi ích trực tiếp của Chủ đầu tư. Trái lại phân tích kinh tế - xã hội lại đánh giá dự án xuất phát từ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội. Phân tích kinh tế - xã hội rất cần thiết vì:

  • Trong nền kinh tế thị trường, tuy chủ trương đầu tư phần lớn là do các doanh nghiệp tự quyết định xuất phát từ lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp, nhưng nó không được trái với luật pháp và phải phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước, trong đó lợi ích của đất nước và doanh nghiệp được kết hợp chặt chẽ.
  • Cũng do quan điểm lợi ích khác nhau nên trong cách tính toán các chỉ tiêu cũng khác nhau.
  • Phân tích tài chính đứng trên giác độ vi mô, còn phân tích kinh tế - xã hội lại đứng trên giác độ vĩ mô để xem xét vấn đề.
  • Phân tích tài chính lấy mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận kết hợp với an toàn kinh doanh là chính, còn phân tích kinh tế - xã hội lấy mục tiêu tối đa hóa lợi ích kinh tế - xã hội là xuất phát điểm để xem xét vấn đề.

2.3.3 Về phương pháp tính toán

  • Khi tính toán các chỉ tiêu tĩnh và các chỉ tiêu động (NPV, IRR, B/C) cho một số trường hợp trong phân tích kinh tế - xã hội người ta không dùng giá tài chính (giá thị trường) như khi phân tích tài chính, mà người ta dùng giá kinh tế, hay còn gọi là giá tham khảo, hay là giá ẩn hoặc giá qui chiếu. Trong phân tích tài chính người ta dùng giá thị trường là chủ yếu, còn trong phân tích kinh tế - xã hội người ta thường dùng giá chi phí hay thời cơ, đó là giá trị của một cái gì đó mà xã hội phải từ bỏ khi phải chấp nhận một quyết định nào đó của dự án đầu tư.
  • Một số quan niệm tính toán đối với một số chỉ tiêu chi phí và lợi ích khi phân tích kinh tế - xã hội khác với khi phân tích tài chính
  • Về phương pháp phân tích, các phương pháp áp dụng khi phân tích kinh tế - xã hội phức tạp và đa dạng hơn so với phân tích tài chính. Cũng tương tự như khi phân tích tài chính, khi phân tích kinh tế - xã hội cũng sử dụng nhóm chỉ tiêu động, nhưng ở đây lại phải xem xét cho hai trường hợp:
  • Khi dự án đầu tư là của các doanh nghiệp kinh doanh nhằm thu lợi nhuận.
  • Khi dự án đầu tư là dự án phục vụ lợi ích công cộng mà nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp. Trong trường hợp này người ta thường dùng phương pháp so sánh khi có dự án và khi không có dự án cũng như phương pháp tổng hợp chỉ tiêu không đơn vị đo, mà những phương pháp này khi phân tích tài chính hầu như không được áp dụng.
  • Việc xác định các trị số lợi ích và chi phí khi phân tích kinh tế - xã hội thường khó khăn hơn khi phân tích tài chính, vì khi phân tích kinh tế - xã hội những lợi ích vô hình và khó định lượng nhiều hơn so với khi phân tích tài chính.

2 KẾT LUẬN

Căn cứ vào các điều kiện để tiến hành thẩm định đầu tư, việc xây dựng dự án cần được định hướng nhằm đáp ứng yêu cầu của việc phân tích kinh tế tài chính. Về cơ bản, ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự án đã cần phải tiến hành phân tích tài chính, và chỉ có thể thực hiện được điều này nếu những người làm công tác phân tích tài chính tham gia ngay từ rất sớm vào nhóm lập báo cáo khả thi. Phân tích tài chính và thẩm định dự án bao gồm việc đánh giá, phân tích và thẩm định đầu vào cần thiết của dự án, đầu ra cần có những lợi nhuận ròng trong tương lai, thể hiện trên phương diện tài chính. Việc chuyển đổi các nguồn tài chính (vốn) thành các tài sản sinh lợi (tài sản cố định và vốn lưu động) tương ứng với việc cấp vốn cho một dự án. Đầu tư cho dự án bao gồm việc xây dựng một cấu trúc tài chính thích hợp căn cứ vào điều kiện để có được nguồn vốn, và tối ưu hóa việc cấp vốn từ quan điểm của công ty và nhà đầu tư. Mục tiêu và phạm vi của việc phân tích tài chính là phải xác định, phân tích và diễn giải tất cả những hệ quả tài chính của một dự án đầu tư, những thức có thể liên quan và quan trọng đối với việc quyết định đầu tư và cấp vốn. Hơn nữa, phân tích và đánh giá tài chính cũng cần đảm bảo rằng đối với những mục tiêu đã được người ra quyết định xác định, và trong phạm vi độ tin cậy của nghiên cứu khả thi cho phép, các điều kiện sau đây phải được thõa mãn: