Cách tính trợ cấp thôi việc theo Nghị định 46

Các chế độ trợ cấp sau khi chấm dứt quan hệ làm việc tại các cơ quan nhà nước là một vấn đề được những người làm việc trong cơ quan nhà nước như cán bộ, công chức, viên chức rất quan tâm. Hiện nay pháp luật quy định về điều kiện và mức chi trả các loại trợ cấp đối với từng chức danh có sự khác nhau.

1. Luật sư tư vấn về cán bộ, công chức, viên chức

Nếu bạn đang làm việc trong cơ quan nhà nước với các chức danh như cán bộ, công chức, viên chức và bạn đang có ý định chấm dứt quan hệ làm việc nhưng băn khoăn không biết các quy định của pháp luật về vấn đề chấm dứt hợp đồng làm việc đối với chức danh của mình là như thế nào? Khi chấm dứt mình có bị ảnh hưởng hay không? Các chế độ sau khi chấm dứt của mình bao gồm những gì?...

Công ty Luật Minh Gia hiện nay đang có bộ phận luật sư, chuyên viên tư vấn cụ thể về các vấn đề nêu trên. Để được tư vấn cụ thể bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng hình thức gửi Email tư vấn hoặc gọi điện đến số Hotline 1900.6169 để được kịp thời giải đáp các thắc mắc của mình.

2. Chế độ trợ cấp thôi việc với cán bộ, công chức

Nội dung tư vấn: Chào Luật sư. Cho tôi được hỏi về chế độ giải quyết thôi việc. Đối với CBCC trong diện luân chuyển ở nhiều cơ quan thi có được giải quyết thôi việc k? Cụ thể: nếu CBCC đó làm ở cơ quan A được 4 năm, rồi luân chuyển qua cơ quan B được 3 năm nữa, luân chuyển qua cơ quan C làm được 5 năm thì xin nghỉ việc theo nguyện vọng. Tổng thời gian công tác là 12 năm, như vậy CBCC đó có được hưởng chế độ thôi việc không? Nếu được thì cơ quan nào sẽ chi trả và chi trả như thế nào, quy định ra sao?

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của chị được tư vấn như sau:

Điều 59 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định thôi việc đối với công chức như sau:

“ 1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Do sắp xếp tổ chức;

b] Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;

c] Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.

2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng”.

Vậy, nếu cá nhân công chức đó thôi việc đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 thì sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, công chức xin thôi việc phải được sự đồng ý  của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền, và nếu tự ý bỏ việc mà không được sự đồng ý sẽ không được chi trả khoản trợ cấp này.

Về mức hưởng, điều 5 Nghị định 46/2010/ NĐ – CP quy định về trợ cấp thôi việc như sau:

Công chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc như sau: cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 [một phần hai] tháng lương hiện hưởng, gồm: mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương [nếu có]. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 01 [một] tháng lương hiện hưởng”.

Với 12 năm làm việc, nếu thôi việc đúng theo quy định của pháp luật sẽ được chi trả 6 tháng tiền trợ cấp thôi việc. Và mức lương để tính trợ cấp thôi việc là mức lương hiện hưởng và gồm mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu.

Về cơ quan có trách nhiệm chi trả sẽ là cơ quan trực tiếp quản lý, ký các quyết định bổ nhiệm và luân chuyển.

>> Tư vấn thắc mắc về chế độ bảo hiểm xã hội, gọi: 19006169

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Các trường hợp viên chức chưa được giải quyết thôi việc

Tôi năm nay 57 tuổi,đóng bảo hiểm xã hội được 28 năm, làm việc ở trung tâm y tế huyện, chức danh bác sỹ. nay tôi muốn xin nghỉ việc thì cơ quan có lý do gì không giải quyết cho tôi không?Nếu không giải quyết thì tôi phải làm gì để đạt được nguyện vọng? nếu giải quyết thì tôi được hưởng những quyền lợi gi? Xin tư vấn và cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về giải quyết thôi việc:

"1. Viên chức được giải quyết thôi việc trong các trường hợp sau:

a] Viên chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;

b] Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức;

c] Đơn vị sự nghiệp công lập đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức khi có một trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều 29 Luật viên chức.

2. Viên chức chưa được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a] Đang bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b] Chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo hoặc khi được xét tuyển;

c] Chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

d] Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế".

Như vậy, viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 29 Luật viên chức. Tuy nhiên, nếu do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế thì cơ quan có thể chưa giải quyết thôi việc cho anh/chị. 

Trường hợp được giải quyết chế độ thôi việc, anh/chị được hưởng các chế độ theo Khoản 1 Điều 45 Luật viên chức 2010: 

"1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này".

Anh/chị có thể tham khảo bài viết: Viên chức xin nghỉ việc - các chế độ được hưởng?

Bởi ebh.vn - 13/04/2021

Hướng dẫn xác định thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định mới nhất. Người lao động căn có thể căn cứ vào hướng dẫn này để tính trợ cấp thôi việc, mất việc chính xác.

Doanh nghiệp và người lao động xác định thời gian tính trợ cấp thôi việc mất việc theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

1. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc mất việc

Không phải trường hợp người lao động nào mất việc, thôi việc cũng được hưởng trợ cấp. Để được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc người lao động cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc:

Căn cứ theo Điều 46, Bộ luật lao động 2019 điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc như sau:

“Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34, của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên”.

Theo quy định mỗi năm người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu và trường hợp quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 36 của Bộ luật lao động 2019.

Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc:

Theo quy định tại Điều 47, Bộ luật lao động 2019 thì điều kiện hưởng trợ cấp mất việc như sau:

“Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này”

Theo quy định thì cứ mỗi năm người lao động làm việc cho người sử dụng lao động thì được tính trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Hướng dẫn xác định thời gian hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc

Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc mất việc được xác định theo Khoản 3, Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020 hướng dẫn chi tiết một số Điều tại Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:

“Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm” .

Trong đó:

a] Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm:

  1. Thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc;

  2. Thời gian thử việc;

  3. Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

  4. Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

  5. Thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

  6. Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;

  7. Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;

  8. Thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115;

  9. Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.

b] Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] bao gồm:

  1. Thời gian người lao động đã tham gia BHTN theo quy định của pháp luật;

  2. Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHTN cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

c] Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm [đủ 12 tháng]. Trong trường hợp thời gian làm việc của người lao động có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

3. Xác định thời gian tính trợ cấp thôi việc mất việc trong trường hợp đặc biệt

Căn cứ vào Khoản 4, Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khi xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

a, Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước

Trường hợp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ mà NLĐ có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp đó trước ngày 01/01/1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp một lần khi phục viên hoặc trợ cấp xuất ngũ, chuyển ngành thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính cả thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho mình và thời gian NLĐ đã làm việc thực tế ở khu vực nhà nước trước đó.

Thời gian làm việc thực tế ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995 gồm thời gian làm việc thực tế ở cơ quan nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; thời gian làm việc ở doanh nghiệp nhà nước.

b] Trường hợp NLĐ làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau

Trường hợp NLĐ làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau mà khi chấm dứt từng hợp đồng lao động chưa được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm thì thời gian thực tế làm việc cho người sử dụng lao động là tổng thời gian làm việc theo các hợp đồng lao động trừ thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm, hợp đồng lao động mà người lao động bị xử lý kỷ luật lao động sa thải, hợp đồng lao động mà người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật [nếu có].

c] Trường hợp NLĐ tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã

Trường hợp NLĐ tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã trong các trường hợp

  • Sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;

  • Sau khi bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

  • Sau khi chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

Trong trường hợp nêu trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để tính trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm như sau:

  • Trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước và sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

  • Trường hợp hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động thì thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động được tính trả trợ cấp thôi việc là thời gian làm việc thực tế theo các hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với cả thời gian người lao động làm việc tại khu vực nhà nước mà được tuyển dụng lần cuối trước ngày 01/01/1995 vào doanh nghiệp trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định tại điểm a khoản này.

>> 10 điểm mới đáng chú ý nhất của Bộ Luật Lao động sửa đổi >> Xem thêm

4. Mức hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Mức hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc được tính dựa trên căn cứ thời gian làm việc của NLĐ cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả mức trợ cấp này theo quy định của Bộ luật Lao động.

Tính mức hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc như thế nào?

4.1 Cách tính mức hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Theo quy định của Điều 46, Điều 47, Bộ luật lao động 2019 mức hưởng trợ cấp thôi việc mất việc được quy định như sau:

Mức hưởng trợ cấp thôi việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Mức hưởng trợ cấp mất việc: Người sử dụng lao động trả tiền trợ cấp cho NLĐ đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

>> Phân biệt: Trợ cấp thất nghiệp - Trợ cấp thôi việc - Trợ cấp mất việc >> Xem thêm 

4.2 Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc

Căn cứ theo Khoản 5, Điều 8, Nghị định 145/2020/NĐ-CP tiền lương để tính trợ cấp thôi việc mất việc làm được quy định như sau:

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.

Lưu ý:Trong trường hợp NLĐ làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

Trong trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên trợ cấp này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

Qua hướng dẫn xác định thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc được BHXH điện tử eBH được chia sẻ trong bài viết, hy vọng sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp có thể xác định thời gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc và tính được mức hưởng trợ cấp thôi việc mất việc một cách chính xác.

Xem thêm >> Năm 2021 mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là bao nhiêu?

Video liên quan

Chủ Đề