Cách trồng và chăm sóc lan chồn cao


Lan Đuôi Cáo là giống lan thuộc họ giáng hương, còn có tên gọi khác là lan Hồng Ngọc, Cáo Bắc, tên khoa học là Aerides multiflora. Điểm yêu thích nhất của giống lan này chính là ở những bông hoa trắng tím tươi mới, tinh khiết và hương thơm đặc biệt của chúng. Hiện nay, có rất nhiều người thích chơi Cáo Bắc vì giống hoa này dễ trồng, dễ chăm và sống khỏe lại siêng hoa.

Đặc điểm Lan Đuôi Cáo


Lan Đuôi Cáo là loài phong lan rừng ưa khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, phổ biến ở Việt Nam, Lào, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Sri Lanka, Ấn Độ,…Tại Việt Nam giống hoa này phổ biến ở Lai Châu, Lạng Sơn, Điện Biên,… Lan Đuôi Cáo thường bị nhầm lẫn với lan Đuôi Chồn, tuy nhiên, với những ai đã từng chơi hai giống lan này thì có thể phân biệt rõ ràng.

Đuôi Cáo là loại đơn thân, thuộc thân thảo, thân có hình tròn cỡ 2-4cm. Thân cao trung bình khoảng 50cm, nếu được chăm sóc tốt, ở vùng tiểu khí hậu thuận lợi, cây có thể cao tới 1m. Thân cây được bao bọc bởi các bẹ lá lớn xếp chồng lên nhau.

Lá lan có màu xanh, nhẵn và phẳng, dài khoảng 25-30cm, chiều rộng 3-4cm. Lá mọc đối xứng nhau qua thân cây, phần đỉnh lá được chia thành 2 thùy tròn. 

Hoa Cáo Bắc thường nở vào mùa hè khoảng tháng 5 – 7 dương lịch hàng năm. Khi ra hoa, hầu hết các bông đều nở đồng loạt thành một chùm dài cỡ 20-25cm, mỗi bông có kích thước 2cm, mỗi chùm có khoảng 20-25 bông.

Hoa lan Cáo Bắc có màu trắng tím trông khá nổi bật và đẹp mắt. Điểm ấn tượng nhất mỗi khi hoa nở chính là những bông hoa xinh xắn như pha lê và mùi thơm dịu dàng, thánh thiện. Vào buổi trưa nắng, mùi hương như được lan tỏa khắp khu vườn và trở nên rõ rệt hơn.

Cách phân biệt hoa lan Đuôi Cáo và lan Đuôi Chồn


Lan Đuôi Cáo và lan Đuôi Chồn đều thuộc họ giáng hương, nhìn qua có vẻ hao hao giống nhau, tuy nhiên, với những ai đã có kinh nghiệm chơi lan thì việc phân biệt chúng thực sự không khó chút nào. Đuôi Cáo và Đuôi Chồn đều có hoa màu trắng tím nhưng hoa Đuôi Cáo có ít chấm tím hơn. Lá của Đuôi Cáo cũng ngắn và phẳng, trong khi lá lan Đuôi Chồn dài hơn và được xếp hình chữ V.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc, tưới nước, bón phân cho cây

Lan Cáo Bắc phù hợp ghép hoặc trồng mới vào khoảng tháng 3-5 dương lịch hàng năm. Khi này, khí hậu tương đối thuận lợi để ban sang chậu hoặc kích thích cây phát triển.  

Kỹ thuật trồng cây

Với những cây giống đã được trồng vào chậu hoặc ghép sẵn khi mua về, bạn chỉ cần treo cho cây nghỉ trong 2 ngày sau đó tưới nước như bình thường.

Với những cây lan giống mua từ rừng về, ta cần tiến hành như sau:

Xử lý cây giống: Ta chọn những cây giống khỏe mạnh, loại bỏ các cây yếu, bị dập, sau đó đem cây ngâm trong dung dịch thuốc trừ nấm như Physan 15-20 phút sau đó ngâm tiếp dung dịch kích rễ hoặc vitamin B1 từ 1-2 tiếng. Cuối cùng ta mới vớt cây lên, treo người trên giàn tránh mưa nắng cho đến khi cây ra rễ trắng mới chuẩn bị trồng.

Giá thể trồng cây: Giá thể trồng Cáo Bắc có thể là gỗ lũa, có thể là chậu đất nung. Yêu cầu duy nhất là cần giá thể có độ thông thoáng cao.

Cách trồng cây: Nếu trồng cây vào chậu, ta cần xếp than xuống đáy chậu loại than to cỡ quả trứng, sau đó dải thêm chút xơ dừa để giữ ẩm cho cây. Cuối cùng là đặt cây lên và buộc cố định thân cây vào thành chậu cho chắc chắn.

Nếu ghép cây vào giá thể gỗ lũa hoặc gỗ nhãn, ta chỉ cần đặt cây lên và cố định cây vào vị trí cần ghép và dùng dây nhựa hoặc thép cố định cây vào giá thể.

Cách chăm sóc cây đúng kỹ thuật

Ánh sáng và độ ẩm: Đây là giống ưa ẩm nên rất phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu của nước ta. Cây phát triển tốt với mức nhiệt từ 20-25 độ C và độ ẩm từ 40-70%, ánh sáng 40-50%.

Tưới nước: Khi cây đã ra rễ và phát triển ổn định, ta duy trì lượng nước tưới đều đặn cho cây mỗi ngày 2 lần với cây ghép vào giá thể. Cây trồng trong chậu có khả năng giữ ẩm tốt hơn có thể linh hoạt số lần từ 1-2 lần/ ngày. Vào mùa nắng, ta thường xuyên kiểm tra cây, nếu độ ẩm chưa đủ cần tăng cường số  lần tưới nước cho cây nhiều hơn 2 lần. Vào mùa mưa hoặc những ngày mưa, ta không cần tưới nước cho cây.

Bón phân: Khi cây bắt đầu ra rễ cũng là lúc ta bắt đầu sử dụng phân bón để kích thích cây phát triển mạnh. Sử dụng phân NPK 20-20-20 hòa loãng cùng nước định kỳ mỗi 2 tuần/ lần tưới cho cây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hòa cùng nước tưới cho cây hàng tuần cũng rất tốt và không cần sử dụng phân vô cơ nữa.

Phòng sâu bệnh hại cho cây: Lan Đuôi Cáo dễ bị nấm, thối ngọn, thối rễ và nhện đỏ. Do đó, chúng ta cần lưu ý phun phòng nấm bệnh đều đặn cho cây mỗi tháng/ lần.

Xem thêm:

Cách kích thích cây ra nhiều hoa

Hoa Lan Đuôi Cáo thường ra hoa từ tháng 5-7 hàng năm, tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc mà hoa có thể ra sớm hơn hoặc muộn hơn 1 tháng. Do vậy, để kích hoa ra đúng dịp và nở hoa đồng đều, siêng hoa, ta cần thực hiện như sau:

Đâu tiên ta giảm lượng nước tưới rồi ngừng hẳn. Sau đó đem cây treo ở nơi cao ráo, thoáng đãng nhằm kích thích cây bật nụ. Tiếp tục đeo treo cây ở nơi có trời mưa hoặc tăng cường tưới nước cho cây, tầm 1 tuần sau là ta đã thấy vòi hoa xuất hiện.

Kết Luận


Trên đây là những thông tin về loài hoa Lan Đuôi Cáo, kỹ thuật trồng, chăm sóc và bón phân, phòng bệnh cho cây cũng như cách kích thích cây ra hoa. Hy vọng rằng, với những kiến thức của chơi hoa lan chia sẻ ở trên, bạn sẽ dễ dàng chăm sóc cho mình một chậu lan đẹp như ý nhé! Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo:

//vi.wikipedia.org/wiki/Rhynchostylis_retusa

//www.fao.org.vn/trong-trot/cach-trong-lan-duoi-cao/

Lan Đuôi Chồn còn có tên gọi khác là Sóc Ta, là giống lan rừng có mùi hương thơm đặc biệt, từng chùm hoa dài với những cánh hoa xinh xắn chứa đựng sự tinh xảo của tạo hóa. Giống lan này thường bị nhầm lẫn với một vài giống lan khác như: lan Đuôi Cáo, lan Sóc Lào, lan Ngọc Điểm,… tuy nhiên với những người chơi lan có kinh nghiệm, thật sự không khó để phân biệt. Nếu bạn yêu thích loài lan có tên khoa học là Rhynchostylis Retusa này thì hoàn toàn có thể sưu tầm vì chúng rất dễ trồng và có giá thành khá hợp lý.


Đặc điểm của Lan Đuôi Chồn

Đuôi Chồn là giống lan phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, một số tại Trung Quốc, New Guinea. Tại Việt Nam, lan được tìm thấy nhiều ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Giống lan này cùng họ với lan Ngọc Điểm và thường bị nhầm lẫn với lan Đuôi Cáo, lan Sóc Lào vì các mặt hoa, chùm hoa nhìn thoáng qua hơi giống nhau.


Lan Đuôi chồn là giống cây đơn thân, sống lâu năm. Thân lan cao từ 50-60cm, nếu chăm sóc tốt thân cây có thể cao hơn.

Lá lan có màu xanh, khá dày và cứng cáp, mọc đối xứng nhau dọc hai bên thân với phần bẹ lá ôm lấy thân. Chiều dài của lá lan từ 20-40cm, rộng từ 2-4cm và xếp khép hình chữ V, mặt dưới là có màu hơi nhạt so với mặt trên. Đầu lá non chia làm hai thùy nhọn, trong khi lá trưởng thành có hai thùy tù hơn nhiều.

Rễ lan thường mọc từ thân và nách lá. Rễ lan khá to và cứng cáp, có màu sậm, rễ già có màu nâu sậm hoặc nâu bạc. Khi rễ mới mọc ra sẽ có màu xanh trắng hoặc xanh tím.


Những cây lan trưởng thành và đủ dinh dưỡng sẽ cho hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hàng năm. Hoa Đuôi Chồn có màu trắng tím, lưỡi hoa có màu tím, các bông hoa mọc sát nhau tạo thành chùm hình đuôi chồn trông rất độc đáo. Chùm hoa có chiều dài từ 20-35cm, mỗi bông hoa có kích thước từ 1.5-2cm, hoa Đuôi Chồn thường được 10-15 ngày.

Hiện nay, người ta đã lai tạo ra một giống Lan Đuôi Chồn đột biến có màu trắng tuyền trông rất đẹp, tuy nhiên, giá thành của dòng hoa này khá đắt.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan Đuôi Chồn

Lan Đuôi Chồn là giống lan rừng dễ chăm sóc nếu bạn chọn cây giống đang đúng thời điểm tốt để trồng. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ thuật chọn giống, trồng và chăm sóc dưới đây nhé!

Kỹ thuật trồng lan

Cách chọn giống


Khi chọn cây giống, bạn  nên chọn cây cứng cáp, thân thẳng, lá cây có màu xanh bánh tẻ, rễ cây khỏe, có khoảng 20% rễ trắng trên cây. Không nên chọn cây có thân bị dập, lá còn non hoặc có lá non trên cây vì những cây này về trồng sẽ khó chăm.

Vì cây giống lan Đuôi Chồn khá giống với lan Đuôi Cáo nên khi chọn giống cây bạn cần hỏi rõ người bán hoặc tự kiểm tra để phân biệt để tránh nhầm lẫn.

Cách xử lý cây giống

Khi mua giống về, bạn cần tiến hành xử lý nấm bệnh cho cây bằng cách ngâm cây trong dung dịch nước vôi trong hoặc dung dịch Physan [hoặc Ridomil gold] từ 15-20 phút, sau đó đem ngâm cây trong dung dịch kích rễ hoặc vitamin B1 từ 1-2 tiếng. Sau đó, ta đem treo ngược cây lên nơi cao ráo, tránh mưa nắng, hàng ngày có phun sương giữ ẩm cho cây, đến khi cây ra rễ mới thì đem đi trồng.


Giá thể trồng

Đuôi Chồn lan là giống cây ưa thoáng, chính vì vậy, giá thể để trồng có thể là gỗ lũa hoặc trồng vào chậu đất nung nhiều lỗ thoáng, sử dụng than to và vỏ thông trộn phân mục là tốt nhất.

Cách trồng

Cách trồng lan vào chậu: Đầu tiên ta xếp than to xuống đáy chậu, sau đó đưa lan vào giữa, giữ cho cây thẳng đứng và cố định cây bằng dây thép. Sau đó ta xếp vỏ thông đã trộn phân lên, lớp trên cùng là dớn vụn để giữ ẩm.

Cách ghép vào giá thể gỗ lũa: Đầu tiên ta dải một lớp dớn vụ xuống bề mặt gỗ lũa, sau đó đặt cây lên trên và cố định cây cùng giá thể chắc chắn vào gỗ lũa bằng dây thép hoặc dây nhựa rút. Tiếp sau đó phủ một lớp dớn lên trên bề mặt rễ lan vừa ghép.

Cách chăm sóc Lan Đuôi Chồn


Ánh sáng và độ ẩm: Đuôi Chồn là giống lan ưa ánh sáng và khô ráo, cây đòi hỏi độ thông thoáng cao, độ ẩm phù hợp cho cây vào khoảng 25%. Cũng giống như các giống lan khác, ta nên treo lan dưới một lớp lưới đen để tránh nắng chiếu trực tiếp làm bỏng lá và tránh mưa làm nát cây.

Tưới nước: Thường xuyên theo dõi giá thể để có cách tưới nước phù hợp cho cây. Vào mùa hè cần tưới nước cho cây đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần. Vào mùa mưa, khi nào thấy giá thể khô thì ta tưới bổ sung nước cho cây. Vào mùa mưa, bạn nên lưu ý không để nước đọng ở bẹ lá lâu rất dễ bị rụng lá chân.

Phân bón: Trong những tháng đầu cây mới trồng, ta nên tăng cường bón phân B1+ NPK 30-10-10+TE [liều lượng 1/3 hướng dẫn sử dụng] và vitamin B1 cho cây. Sau khi cây đã lớn hơn và phát triển mạnh, ta bón B1 + NPK 20-20-20+TE [liều lượng 2/3 hướng dẫn sử dụng]. Khi cây chuẩn bị đến thời kỳ ra hoa thì ta chuyển sang bón NPK 6-30-30+TE [lượng dùng bằng 2/3 so với hướng dẫn trên bao bì].

Lưu ý khi bón phân cho cây: Nên bón phân cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Chu kỳ bón phân 5-7 ngày/ lần. Khi bón tránh để nước chứa phân bón đọng trên bẹ lá quá lâu để tránh hư bẹ cây.


Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Lan Đuôi Chồn dễ nhiễm nấm, vi khuẩn, rầy chích lá. Chính vì vậy, định kỳ nửa tháng/ lần ta cần phun thuốc phòng các bệnh kể trên cho cây. Liều lượng sử dụng nên bằng ½ so với liều lượng khuyến cáo trên bao bì đối với phun phòng bệnh và bằng 2/3 so với khuyến cáo để trị bệnh. Những cây bị bệnh ta nên cách ly và hạn chế nước tưới, nên phun phòng bệnh vào buổi chiều đã tắt nắng hoặc khi trời mát.

Kết Luận

Lan Đuôi Chồn có mùi hương thơm rất đặc biệt, từng chùm hoa trắng trong quyện với sắc tím mơ màng, trông như những khối pha lê sặc sỡ. Hy vọng những hướng dẫn ở trên của chơi hoa lan sẽ giúp những ai yêu thích giống lan này có thể tự tin trồng và chăm sóc cây tốt. Chúc các bạn sẽ thành công và có được phần thường là những bông hoa đẹp nhất vào mùa hè tới.


Nguồn tham khảo:

//vi.wikipedia.org/wiki/Rhynchostylis_retusa

//eva.vn/nha-dep/cach-trong-lan-duoi-chon-trong-nha-don-gian-ma-hieu-qua-bat-ngo-c169a435294.html

  • Tháng Tư 2021
  • Tháng Ba 2021
  • Tháng Mười 2020

Proin posuere egestas metus, placerat imperdiet ligula ullamcorper et. Praesent accumsan, ligula et interdum tristique, neque turpis volutpat est, et interdum massa enim at diam. Curabitur efficitur auctor ipsum vitae pulvinar. Praesent ultrices libero vitae arcu luctus euismod non et diam.

Video liên quan

Chủ Đề