Cách xác định chân B của tranzito PNP


View Full Version : cho em hỏi cách xác định chân của transistor


em có 1 con transistor chữ viết trên đó đã bị mờ hết, bây giờ em muốn xác định chân của nó thì làm thế nào ??? làm sao biết đâu là E B C, làm sao biêt đó là loại PNT hay là loại NPN ????
xin cám ơn


Thử Transistor giống như thử Diode, ta dùng máy đo VOM để thử
- Thử Diode B-E (2 chân B và E)
- Thử Diode B-C (2 chân B và C)
- Thử độ rỉ C-E. (Điện trở rỉ càng lớn càng tốt)
Trường hợp ta đã biết "tên tuổi" của con BJT,giả sử là loại NPN,muốn biết nó còn sống hay chết,ta làm như sau:
- Chỉnh giai đo x10 (đo điện trở)
- Que đen chấm vào B, que đỏ chấm vào C : gọi là đo thuận
- Đảo que : đo ngược
(Lưu ý: máy đo VOM của TrQuốc lắp pin ngược)
- Đo thuận và đo nghịch giữa chân B và chân E
**Nếu đo thuận thấy kim "lên", đo nghịch cũng lên thì con BJT đã "ngủm" rồi
**Nếu đo thuận "lên",đo nghịch không lên,thì tiến hành đo độ rỉ C-E: Nếu điện trở rỉ C-E nhỏ quá thì con BJT cũng gần chết rồi đó.
-- Đối với loại PNP thì bạn tiến hành thử giồng như thử NPN nhưng ngược lại.
-------------------
Với Vấn Đề Của Bạn,không biết tên và chân của con Transistor, ta làm như sau:
+ Bước 1: Xác định chân B
Đo thuận nghịch 2 chân bất kì làm kim không lên, suy ra chân còn lại là chân B
+ Bước 2: Đã tìm được chân B,tiến hành xác định loại
Thử que (+) vào B, que (-) vào 2 chân còn lại,nếu lên là loại NPN, không lên là loại PNP
+ Bước 3: Tìm chân C
Chấm que (+) vào chân mà mình nghi ngờ là chân C,que (-) nối vào chân E (chân còn lại là chân B đã xác định ở trên), dùng ngón tay nối B và C lại,thấy kim lên thì đó chính là chân C, nghi ngờ đúng. nếu kim không lên thì nghi ngờ sai,thử lại.
--------------------------
Vậy là bạn đã có thể biết được các chân B,C,E của con Transistor và loại của nó rồi đấy.


em có 1 con transistor chữ viết trên đó đã bị mờ hết, bây giờ em muốn xác định chân của nó thì làm thế nào ??? làm sao biết đâu là E B C, làm sao biêt đó là loại PNT hay là loại NPN ????
xin cám ơn

còn cách khác, kiếm 1 VOM có đo dc hfe
Cách cuối :mua con BJT khác,rẻ như bèo ,cách này hay nhất :p


các bạn hướng dẫn mơ hồ quá, bạn MEISHUN viết que (+) là que đỏ hay là cực dương pin (que đen). Nếu là que đỏ thì khi xác định loại Tranistor: Thử que (+)(đỏ) vào B, que (-)(đen) vào 2 chân còn lại,nếu lên là loại NPN, không lên là loại PNP (mình ko đồng ý, nếu kim lên thì phải là loại PNP, ko lên là NPN)


Đơn giản như thế này đối với thang đo Ohm trong cá loại đồng hồ.

Với đồng hồ Kim que "đen" là "+" nguồn, và que "đỏ" là "-" nguồn. (chế độ đo Ohm)
Với đồng hồ Kim que "đỏ" là "+" nguồn, và que "đen"là "-" nguồn. (chế độ đo Ohm)

Cách xác định Transistor NPN (với Tran PNP thì đảo lại nguồn)
Chân B được xác định:

Đo các lần lần lượt các chân của Tran, Khi thấy xuất hiện 2 giá trị điện trở như nhau thì chân chung là que "+" ( que "-" với tran PNP ) thì đó là chân B.

ex: Dũng lấy con tran C1815 làm ví du.
bạn nhìn thẳng vào chữ trên Tran, để que "+" vào chân số 3 và que "-" vào lần lượt 2 chân còn lại của Tran thì bạn sẽ thấy có 2 giá trị điện trở như nhau (nếu ai không tin hoặc chưa rõ thì làm thử nhé). => que "+" chung và có 2 giá trị điện trở như nhau => Chân B và tran NPN.

Quy tắc xác định chân E, C của Tran như sạu:
Nếu chân B ở vị trí chân 1 của Tran => chân 2 là C & chân 3 là E.
Nếu chân B ở vị trí chân 2 của Tran => chân 3 là C & chân 1 là E.
Nếu chân B ở vị trí chân 3 của Tran => chân 2 là C & chân 1 là E.

ex: Dũng lại lấy con tran C1815 ở trên:
Sau khi đã xác định chân B của C1815 ở chân số 3 => chân 2 là C, chân 1 là E.

Chúc các bạn thành công.


Đơn giản như thế này đối với thang đo Ohm trong cá loại đồng hồ.

Với đồng hồ Kim que "đen" là "+" nguồn, và que "đỏ" là "-" nguồn. (chế độ đo Ohm)
Với đồng hồ Kim que "đỏ" là "+" nguồn, và que "đen"là "-" nguồn. (chế độ đo Ohm)

Cách xác định Transistor NPN (với Tran PNP thì đảo lại nguồn)
Chân B được xác định:

Đo các lần lần lượt các chân của Tran, Khi thấy xuất hiện 2 giá trị điện trở như nhau thì chân chung là que "+" ( que "-" với tran PNP ) thì đó là chân B.

ex: Dũng lấy con tran C1815 làm ví du.
bạn nhìn thẳng vào chữ trên Tran, để que "+" vào chân số 3 và que "-" vào lần lượt 2 chân còn lại của Tran thì bạn sẽ thấy có 2 giá trị điện trở như nhau (nếu ai không tin hoặc chưa rõ thì làm thử nhé). => que "+" chung và có 2 giá trị điện trở như nhau => Chân B và tran NPN.

Quy tắc xác định chân E, C của Tran như sạu:
Nếu chân B ở vị trí chân 1 của Tran => chân 2 là C & chân 3 là E.
Nếu chân B ở vị trí chân 2 của Tran => chân 3 là C & chân 1 là E.
Nếu chân B ở vị trí chân 3 của Tran => chân 2 là C & chân 1 là E.

ex: Dũng lại lấy con tran C1815 ở trên:
Sau khi đã xác định chân B của C1815 ở chân số 3 => chân 2 là C, chân 1 là E.

Chúc các bạn thành công.

con bc557 , chân nó là CBE , you're wrong


sorry
bác vandungevn nói vậy là chỉ đúng với loại nhật bổn và 1 số khác thôi còn loại trung quốc thì khác
Bác meishun nói đúng
cách xác định chân B và loại BJT là rất dễ rồi chỉ còn chân C E mình đè nghị cách giông bác meishun nhưng bạn nên gắn 1con trở 100K nối chân B với 1 trong 2 chân còn lại rồi bạn dùng đồng hồ đo điện trở giữa 2 chân C E nếu cho điện trở nhỏ hơn là chân C (tức bạn nối lần lượt con trở với B và 2 chân còn lại rồ đo)
đảm bảo chính xác
heeeee


vBulletin® v3.8.11, Copyright ©2000-2021, vBulletin Solutions Inc.