Cái GIÁ của sự trung thực là gì

Vòa một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thánh phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng người một bạn và hai hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “vé vào cửa bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé:.

Bạn đang xem: Cái giá của sự trung thực

Người bán vé trả lời: “ 3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống thí được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi/”

- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 6 đô la tất cả.

- Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “ Lẽ ra ông đã tiết kiện cho mình 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ 6 tuổi. Tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”

Bạn tôi từ tốn đáp lại: “ Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp

* Đọc thầm đoạn văn trên và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào?

 A Chín tuổi

B Tám tuổi

C Bảy tuổi

D Sáu tuổi trở xuống

Câu 2: Người bạn của tác giả có thể tiết kiệm 3 đô la bằng cách nào?

A Nói dối hai đứa con còn rất nhỏ.

B Nói dối cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi

C Nói dối cậu bé nhỏ chỉ năm tuổi

D Nói dối cậu bé lớn con của người bạn

Câu 3: Tại sao người bạn của tác giả lại không “tiết kiệm 3 đô la” theo cách đó?

A Vì ông ta rất giàu

B Vì ông sợ khi phát hiện sẽ xấu hổ

C Vì ông là người trung thực

D Vì ông không biết tiết kiệm

Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

A Cần phải sống trung thực, ngay từ những điều nhỏ nhất.

B Cần phải sống sao cho con mình luôn kính trọng

C Không nên bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la.

D Sống thanh nhàn không để người khác coi thường

Câu 7: Khi báo hiệu lới nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng trong phối hợp với…

A Dấu ngoặc kép 

B Dấu gạch đầu dòng.

Xem thêm: Đọc Hiểu Biển Rung Gió Bấc Thổi Băng Băng, Bài Thơ: Bạch Đằng Hải Khẩu

C Dấu ngoặc đơn

D Dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng

Câu 8: Từ nào sau đây không phải là từ ghép:

A chung quanh

B lủng củng

C hung dữ

D thanh cao

Câu 9: Từ nào sau đây là từ láy:

A thẳng đượt

B chân tình

C săn sóc

D ngay thẳng

Câu 10: Những từ nào sau đây không phải là động từ?

A Tưới

B xem

C quét

D nho

Đọc hiểu cái giá của sự trung thực - Mẫu 2

Cái giá của sự trung thực

Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”.Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.Đọc đoạn văn trên và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?

Câu 2: Chỉ ra phép liệt kê trong câu văn sau và nêu tác dụng: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”cau 3: Câu chuyện trên mang thông điệp gì?

Trả lời:

Câu 1 : tự sự

Câu 2 : phép liệt kê

Tác dụng: diễn tả các khía cạnh khác nhau của vấn đề . làm rõ tư tưởng tình cảm của mọi phía , khiến người nghe người đọc hình dung rõ và sâu sắc hơn vấn đềCâu 3 : Cần phải sống trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất.

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm bài nghị luận về trung thực nhé!

1. Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tính trung thực. Vậy thế nào là tính trung thực? Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt. Bên cạnh đó, họ không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thật. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý. Ngoài ra, người có tính trung thực sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,… Con người khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Trung thực là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

2. Nghị luận về trung thực

Trong xã hội ngày nay, đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào? Đức tính trung thực là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất nhũng loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... Người trung thực sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Những hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Xem thêm: Điểm Danh Những Nhóm Nhạc Nổi Tiếng Nhất Việt Nam, Nhóm Nhạc Việt Nam Nào Đang Gây Sốt

Mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát 

Video liên quan

Chủ Đề