Trụ nghĩa là gì

An trụ là trạng thái quan trọng của thiền tập. Muốn đạt được những lợi ích của thiền, trước hết người thực tập cần phải có được trạng thái này.

An trụ là khái niệm Phật học, chỉ trạng thái thân và tâm được yên trên nền tảng trụ vào, tập trung vào một đề mục thiền, hay bất cứ một đề mục nào đó trong Phật pháp. An trụ trong ngồi là ngồi yên; an trụ trong đi là đi không hối hả; an trụ trong tâm là tâm không vọng niệm, không có những nhận thức, thái độ tiêu cực.

Về phương diện không gian, an trụ dựa vào không gian tại đây – nơi chúng ta đang có mặt. Việc ý thức rõ ta đang có mặt tại đây, trong không gian này sẽ giúp tâm của chúng ta không “du lịch” ở nơi khác. Muốn ý thức được mình đang thực sự có mặt ở hiện tại, chúng ta nên khóa chặt những ý nghĩ, công việc không liên quan.

Muốn có được an trụ khi thiền tập, ta đừng truy tìm quá khứ, cũng chẳng ước vọng tương lai.

Tôn giả Tu Bồ Đề đón Phật từ xa ngàn dặm khi an trụ trong Tính không

Khi về nhà, ta hãy khép lại những suy nghĩ về công việc; đến chùa, ta khóa chặt những suy nghĩ về gia đình, bạn bè, buôn bán; và khi thiền tập, ta nên khóa chặt những ý nghĩ về gia đình, công việc, bạn bè… Nếu không đóng chặt những vướng bận ngoài lề, tâm ta rất khó để an trụ. Thay vào đó, ta sẽ luôn nghĩ về cái này, tưởng cái kia, nhớ cái khác…

Ngoài ra, chúng ta không nên truy tìm quá khứ hay ước vọng tương lai. Hãy nhớ rằng, suy nghĩ về những chuyện đã qua chẳng khác gì ta tự “đào mồ” quá khứ, ta vô tình “hâm nóng” những nỗi khổ niềm đau. Khi nào ta biết đóng chặt quá khứ, thì khi đó khổ đau mới tạm kết thúc.

Thần thức an trụ khi nào sau khi chết

Muốn an trụ, đừng suy nghĩ, đau buồn về tương lai

Người không đặt kế hoạch cho tương lai không có nghĩa là người đó có lối sống thiển cận. Bởi tương lai là kết quả của hiện tại. Chuyện của tương lai, công việc của tương lai thành hay bại chính là kết quả của những việc mà ta làm ở hiện tại, ngay bây giờ và tại đây.

Chẳng hạn, thay vì lo lắng thi rớt trong kỳ thi sắp tới, tại sao ngay bây giờ ta không ôn luyện hết sức để tự tin bước vào kỳ thi? Việc khổ luyện của hiện tại có ảnh hưởng lớn đến kết quả của tương lai. Lo lắng nhưng không hành động, ta chẳng có được lợi ích gì. Ngược lại, hành động nhưng không lo lắng, ta vừa hạnh phúc, vừa đạt được kết quả cao.

Thực tập thiền là hướng tâm về hiện tại, không truy tìm quá khứ, chẳng ước vọng tương lai. Chúng ta cần tập trung vào sự tồn tại của mình ở hiện tại, ngay bây giờ và tại đây.

Thường trụ nghĩa là luôn luôn có mặt trong tất cả mọi không gian và thời gian, là chưa hề lìa khỏi chúng sanh một giây phút nào dù bao nhiêu sanh tử.

Thường trụ ở đây nói là Tự tánh, Tự tánh thì bất động [như như bất động]. Kinh Lăng Nghiêm nói “tất cả có lay động nên biến đổi”, có biến đổi phải chết mất.

Thường trụ theo Bộ hành sự sao chép: "Tăng vật có bốn loại":

1. Trường trụ thường trụ: Nghĩa là chúng Tăng nhà cửa, vật dụng, cây cối, ruộng vườn, súc vật, người phục vụ, gạo thóc,..do cái thể vốn ở ngay trú xứ, không cho mang đi sang trú xứ khác. Chỉ được thông dụng không cho chia bán, cho nên nói hai lần chữ thường trụ.

2. Thập phương thường trụ: Nghĩa là những đồ ẩm thực trong một ngôi chùa, nấu chín cúng Tắng...do vì cái thể vốn thông khắp mười phương nhưng chỉ hạn cuộc ở trú xứ.

Luật thiện kiếp chép: "Không đánh chuông mà ăn thì phạm tội trộm. Nay các chùa kho thọ thực, thức ăn nấu chín phải đánh chuông trống, bởi vì để triệu thỉnh mười phương Tăng. Do vì vật nầy mười phương Tăng đều có phần".

Ngũ vô gián nghiệp cảm là gì?

3. Hiện tiền thường trụ: Lại có hai loại:

- Vật hiện tiền.

- Người hiện tiền, tức những vật nầy chỉ cúng cho Tăng hiện tiền ở trú xứ.

4. Hiện tiền hiện tiền: Nghĩa là những vật của vị Tăng vừa qua đời đem chia, thể vốn thông khắp mười phương nhưng lại hạn cuộc đối với chư Tăng có mặt hiện tiền ngay chỗ đó thì được dự phần.

Đại Tỳ Bà Sa Luận hỏi: "Trộm vật của Tăng qua đời, thì trú xứ đó mắc tội căn bản nghiệp đạo với ai?

Đáp: Nếu đã làm pháp Yết Ma, mắc tội ở chỗ chúng Yết Ma, nếu chưa làm pháp Yết Ma thì mắc tội đối với tất cả những chúng khéo nói pháp.Nay phân biệt rõ việc của Tăng qua đời, Tăng ở mười phương đến ở trong số đã tham dự Yết Ma thì được phần chia vật, còn sau khi Yết ma rồi mới đến thì không được phần".

Từ điển phổ thông

1. ở 2. thôi, dừng 3. còn đấy

4. lưu luyến

Từ điển trích dẫn

1. [Động] Thôi, ngừng. ◎Như: “trụ thủ” 住手 ngừng tay, “viên thanh đề bất trụ” 猿聲啼不住 tiếng vượn kêu không thôi, “vũ trụ liễu” 雨住了 mưa tạnh rồi. 2. [Động] Ở, ở lâu. ◎Như: “trụ sơn hạ” 住山下 ở dưới núi. 3. [Động] Nghỉ trọ. ◎Như: “tá trụ nhất túc” 借住一宿 nghỉ trọ một đêm. 4. [Động] Còn đấy. § Nhà Phật 佛 nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: “thành trụ hoại không” 成住壞空. Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là “trụ”. ◎Như: “trụ trì Tam bảo” 住持三寶. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là “trụ trì Phật bảo” 住持佛寶. Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là “trụ trì Pháp bảo” 住持法寶. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là “trụ trì Tăng bảo” 住持僧寶. Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị “trụ trì” 住持. 5. [Động] Lưu luyến, bám víu. ◎Như: “vô sở trụ” 無所住 không lưu luyến vào đấy, không bám víu vào đâu cả. 6. [Phó] Đứng sau động từ biểu thị sự cố gắng. ◎Như: “kí trụ” 記住 nhớ lấy, “nã trụ” 拿住 nắm lấy. ◇Thủy hử truyện 水滸傳: “Chúng tăng nhẫn tiếu bất trụ” 眾僧忍笑不住 [Đệ tứ hồi] Các sư nhịn cười chẳng được. 7. [Phó] Biểu thị sự gì ngưng lại, khựng lại. ◎Như: “lăng trụ liễu” 愣住了ngây người ra, “ngốc trụ liễu” 呆住了 ngẩn ra. 8. [Danh] Họ “Trụ”.

9. § Còn đọc là “trú”.

Từ điển Thiều Chửu

① Thôi, như viên thanh đề bất trụ 猿聲啼不住 tiếng vượn kêu không thôi. ② Ở, như trụ sơn hạ 住山下 ở dưới núi. ③ Còn đấy, nhà Phật nói muôn sự muôn vật ở thế gian cái gì cũng có bốn thời kì: thành trụ hoại không 成住壞空. Hễ cái gì đang ở vào thời kì còn đấy thì gọi là trụ, như trụ trì tam bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn tượng ngài lưu lại, cũng như Phật ở đời mãi thế là trụ trì Phật bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng kinh sách còn lưu truyền lại thế là trụ trì Pháp bảo. Phật tuy tịch rồi, nhưng còn các vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc của Phật, thế là trụ trì tăng bảo. Vì thế nên một vị nào làm chủ trông nom cả một ngôi chùa gọi là vị trụ trì.

④ Lưu luyến [dính bám] như vô sở trụ 無所住 không lưu luyến vào đấy.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Ở, trọ: 我家住在城外 Nhà tôi ở ngoại thành; 住旅館 Ở trọ khách sạn; 我昨天在朋友家住了一夜 Hôm qua tôi [ở] trọ nhà bạn một đêm; ② Ngừng, tạnh: 雨住了 Tạnh mưa rồi;

③ [Đặt sau động từ] Lại, lấy, kĩ, chắc, được...: 站住 Đứng lại; 釦住一封信 Giữ lại một lá thư; 拿住 Cầm lấy; 記住 Nhớ kĩ [lấy]; 把住舵 Nắm chắc tay lái; 捉住 Bắt được, bắt lấy.

Tự hình 2

Dị thể 1

Từ ghép 9

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

1. mỏ chim
2. tên gọi khác của sao Liễu [một trong Nhị thập bát tú]

Từ điển Trần Văn Chánh

[văn] ① Mỏ chim; ② Vật có hình như mỏ chim;

③ [Tên gọi khác của] sao Liễu [một ngôi sao trong nhị thập bát tú].

Tự hình 2

Dị thể 6

Một số bài thơ có sử dụng

• Hậu nhân 3 - 候人 3 [Khổng Tử]

Từ điển phổ thông

cái cột

Từ điển trích dẫn

1. [Danh] Cái cột. § Cũng gọi là “trụ tử” 柱子. ◇Sử Kí 史記: “Tần vương phương hoàn trụ tẩu, tốt hoàng cấp, bất tri sở vi” 秦王方環柱走, 卒惶急, 不知所為 [Kinh Kha truyện 荊軻傳] Vua Tần cứ chạy quanh cái cột, cuống quít không biết làm thế nào. 2. [Danh] Vật có hình như cái cột. ◎Như: “thủy trụ” 水柱 cột nước, “hoa trụ” 花柱 cột hoa. 3. [Danh] Trục để căng dây đàn. ◇Lí Thương Ẩn 李商隱: “Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền, Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên” 錦瑟無端五十弦, 一弦一柱思華年 [Cẩm sắt 錦瑟] Ðàn gấm không đâu có năm chục dây, Mỗi dây, mỗi trục làm nhớ tới tuổi trẻ. 4. [Động] Chống đỡ. ◇Vương Sung 王充: “Thả ngao túc khả dĩ trụ thiên, thể tất trường đại, bất dong vu thiên địa, Nữ Oa tuy thánh, hà năng sát chi?” 且鼇足可以柱天, 體必長大, 不容于天地, 女媧雖聖, 何能殺之 [Luận hành 論衡, Đàm thiên 談天] Vả lại chân con ngao có thể chống trời, thân mình ắt dài lớn, không chứa trong trời đất được, Nữ Oa dù là thánh, làm sao giết nó được?

5. [Động] Châm biếm, chê bai. § Thông “trụ” 拄.

Từ điển Thiều Chửu

① Cái cột. ② Người mà nhà nước trông cậy nhiều, như trụ thạch 柱石 người bầy tôi giỏi, nhà nước trông cậy như cây cột đá chống vững cửa nhà vậy. ③ Giữ gìn chống chỏi với cuộc nguy biến gọi là trung lưu chỉ trụ 中流砥柱. ④ Cái phím đàn, con ngựa để căng dây đàn. Sự gì làm không được lưu lợi gọi là giao trụ cổ sắt 膠柱鼓瑟.

⑤ Một âm là trú. Chống chỏi.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Cột, trụ: 石柱 Cột đá; 梁柱 Cột cái; 水柱 Cột nước. [Ngb] Nhân vật trụ cột: 柱石 Người bầy tôi giỏi [trụ cột]; ② [toán] Trụ, hình trụ; ③ [văn] Phím đàn: 錦瑟無端五十絃,一絃一柱思花年 Đàn cẩm không đầu mối có năm mươi dây, một dây một phím nhớ ngày hoa niên [Lí Thương Ẩn: Cẩm sắt]; ④ [văn] Đứng thẳng như cây cột;

⑤ [văn] Gãy, đứt [như 祝, bộ 示].

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Cái cột. Ta thường nói Cột trụ — Cái trục vặn dây đàn — Dùng như chữ Trụ 拄.

Tự hình 4

Dị thể 1

Chữ gần giống 1

Từ ghép 12

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

người tàn nhẫn, bất nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. [Danh] Vua “Trụ” 紂, một bạo chúa đời nhà “Ân” 殷, đốt chết kẻ trung lương, mổ đàn bà chửa.
2. [Danh] Dây câu đuôi ngựa.

Từ điển Thiều Chửu

① Chữ dùng để đặt tên hèm, kẻ nào tàn nhẫn bất nghĩa thì gọi là trụ. Vua Ðế Tân 帝辛 nhà Ân 殷 đốt chết kẻ trung lương, mổ đàn bà chửa, cho nên thiên hạ gọi là vua Trụ 紂王.
② Dây câu đuôi ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vua Trụ [một bạo chúa đời Ân, Trung Quốc]; ② Kẻ ác ôn, kẻ tàn ác;

③ [văn] Dây câu đuôi ngựa.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Tên vị vua sau cùng của nhà Ân, rất bạo ngược. Truyện LVT: » Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm «.

Tự hình 2

Dị thể 2

Một số bài thơ có sử dụng

Từ điển phổ thông

người tàn nhẫn, bất nghĩa

Từ điển trích dẫn

1. Giản thể của chữ 紂.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Vua Trụ [một bạo chúa đời Ân, Trung Quốc]; ② Kẻ ác ôn, kẻ tàn ác;

③ [văn] Dây câu đuôi ngựa.

Từ điển Trần Văn Chánh

Như 紂

Tự hình 2

Dị thể 2

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Như chữ Trụ 宙.

Tự hình 1

Dị thể 2

© 2001-2022

Màu giao diện

Luôn sáng Luôn tối Tự động: theo trình duyệt Tự động: theo thời gian ngày/đêm

Video liên quan

Chủ Đề