Căn cước công dân gắn chip hạn bao lâu

Người dân đang làm thủ tục cấp CCCD gắn chip điện tử tại Công an quận 4, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Hiện nay đang tồn tại 4 loại giấy tờ căn cước cùng có hiệu lực sử dụng bao gồm CMND 9 số, CMND 12 số, căn cước công dân [CCCD] mã vạch, CCCD gắn chip [gọi chung là giấy tờ căn cước] do quá trình thay đổi về công nghệ quản lý dân cư. 

Nhằm cung cấp cho bạn đọc thông tin tổng quan về 4 loại giấy tờ trên, Tuổi Trẻ khái quát quá trình sử dụng, thời hạn sử dụng và giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc đổi CCCD gắn chip.

Thời hạn sử dụng của CMND/CCCD

CMND 9 số đã được sử dụng ổn định từ lâu. Theo quy định tại nghị định 05/1999/NĐ-CP và thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] về CMND, thời hạn sử dụng CMND là 15 năm.

Từ năm 2012, những thí điểm ban đầu về cấp CMND 12 số đồng thời cũng là số định danh cá nhân dựa trên nền tảng công nghệ về quản lý dân cư đã được thực hiện. Đến năm 2014 đã có một vài tỉnh thành triển khai cấp thí điểm CMND 12 số cho người dân. CMND 12 số cũng có thời hạn sử dụng tương tự CMND 9 số căn cứ quy định như trên.

Từ ngày 1-1-2016 khi luật căn cước công dân hiện hành - Luật căn cước công dân 2014 có hiệu lực đã quy định về việc chuyển thẻ CMND thành CCCD. Lúc này cả nước có 16 tỉnh thành [đủ cơ sở vật chất] thực hiện thí điểm cấp CCCD mã vạch. 

Đó là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, TP.HCM, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Từ ngày 1-1-2021 đến nay, cả nước đã tiến hành cấp CCCD gắn chip. Khi chuyển sang CCCD gắn chip từ CMND 12 số và CCCD mã vạch thì số định danh [12 số] vẫn giữ nguyên, còn CMND 9 số sẽ phải đổi sang 12 số. 

Các loại giấy tờ căn cước [CMND/CCCD] còn hạn vẫn sử dụng bình thường.

* Tôi sinh năm 1983, ở TP.HCM và đang sử dụng CCCD mã vạch được cấp năm 2017. Bây giờ tôi đi đổi sang CCCD gắn chip thì 40 tuổi có phải đổi CCCD nữa không? [Dungdinh83@...].

* Tôi sinh năm 1984, hiện sinh sống ở TP.HCM. Tôi được cấp CCCD mã vạch năm 2017, thời hạn sử dụng ghi trên thẻ đến 2024 là chỉ có 7 năm? Vậy khi nào tôi phải đi đổi CCCD gắn chip? [Thanhnhan@...]

- Theo quy định Luật căn cước công dân, thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi [điều 21 Luật căn cước công dân 2014]. Mặt trước của thẻ CCCD gắn chip [cũng như CCCD mã vạch] có in thời hạn sử dụng căn cứ theo mốc thời gian phải đổi như trên. 

Thời hạn sử dụng sẽ căn cứ vào ngày tháng năm sinh của người sử dụng thẻ đến mốc ngày, tháng, năm sinh mà người đó đủ các độ tuổi phải đổi CCCD.

Trường hợp bạn đọc sinh năm 1984, có ngày sinh là 23-4 và năm 2017 đã được cấp thẻ CCCD mã vạch thì thời hạn sử dụng ghi trên thẻ là đến ngày 23-4-2024 [mốc tròn 40 tuổi]. Như vậy, đến hết ngày 23-4-2024 thì CCCD đang sử dụng sẽ hết hạn, buộc phải đổi CCCD.

Luật căn cước công dân quy định trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định [các mốc 25, 40, 60] thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Lưu ý cách tính thời hạn là căn cứ ngày tháng năm sinh để tính tuổi [tròn].

Như vậy, ví dụ trường hợp bạn đọc sinh ngày 1-1-1983 hiện nay đang 38 tuổi. Trong thời hạn từ 1-1-2021 [tròn 38 tuổi] đến 1-1-2023 [tròn 40 tuổi] nếu đổi sang CCCD gắn chip thì chiếu theo quy định được sử dụng thẻ CCCD đến năm 60 tuổi mới phải đổi, bỏ qua mốc 40 tuổi.

Đồng thời, căn cứ quy định luật căn cước hiện hành, lần cấp đổi CCCD cuối cùng sẽ được tiến hành khi người dân đủ 60 tuổi. Sau lần cấp đổi này, người dân sẽ sử dụng CCCD đến khi mất và không phải cấp lại CCCD, trừ trường hợp CCCD bị mất, hư hỏng.

* Tôi năm nay đã 72 tuổi, đang dùng CMND 9 số cũng sắp hết hạn sử dụng. Vậy tôi có cần phải làm CCCD gắn chip không?

- Theo quy định tại nghị định 05/1999/NĐ-CP và thông tư 04/1999/TT-BCA[C13] về CMND thì CMND 9 số có thời hạn sử dụng là 15 năm [kể từ ngày cấp, ghi trên mặt sau thẻ CMND]. 

Các quy định trên không có quy định về mốc tuổi đổi lần cuối cùng [60 tuổi] như Luật căn cước công dân. Vì vậy khi hết thời hạn 15 năm thì người dân buộc phải đổi [nếu không sẽ bị xử phạt hành chính].

Tương tự, trường hợp sử dụng CMND 12 số thì thời hạn cũng áp dụng như CMND 9 số.

THÁI AN

Theo Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được quy định như sau:

- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, do số lượng người làm Căn cước công dân quá lớn dẫn đến thời gian trả thẻ bị ảnh hưởng. Trong chưa đầy nửa năm, cả nước có hơn 50 triệu hồ sơ đề nghị cấp CCCD gắn chip. Đồng thời, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc trả thẻ cũng bị chậm trễ.


Công an chậm trả thẻ CCCD phải làm gì? [Ảnh minh họa]
 

Theo Thông tư 40/2019/TT-BCA, có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2021, sau khi hoàn thành thủ tục làm CCCD, nếu người dân đăng ký đến nhận thẻ CCCD gắn chip trực tiếp mà Chứng minh nhân dân cũ còn rõ nét thì được cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cùng Chứng minh nhân dân chưa cắt góc cho công dân để sử dụng trong thời gian chờ cấp thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, khi bị cơ quan Công an chậm trả thẻ CCCD gắn chip, người dân có thể sử dụng Chứng minh nhân dân cũ để giao dịch bình thường mà không gặp phải khó khăn gì.

Đối với người dân đổi thẻ CCCD mã vạch sang gắn chip, theo Điều 24 Luật Căn cước công dân, sẽ thu hồi lại thẻ Căn cước công dân đã sử dụng đối với các trường hợp phải đổi thẻ.

Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, do biết rõ việc trả thẻ bị chậm trễ, nên tại nhiều địa phương, nếu người dân đăng ký nhận CCCD qua bưu điện hoặc với người đổi từ CCCD mã vạch sang CCCD gắn chip cũng được trả lại để “dùng tạm” trong thời gian chờ cấp thẻ mới.

Trường hợp gặp khó khăn nhất chính là khi thẻ cũ đã hết hạn hoặc bị mất, hỏng. Lúc này, người dân có thể liên hệ cơ quan Công an nơi mình làm thẻ để có thể biết chính xác nhất khi nào được nhận được thẻ CCCD gắn chíp. Từ đó, chủ động có kế hoạch với các công việc cá nhân cần dùng thẻ.

Ngoài ra, có một số giấy tờ có thể thay thế Chứng minh nhân dân/CCCD, người dân có thể sử dụng trong thời gian chờ đợi.

Chẳng hạn, hộ chiếu có thể thay thế được Chứng minh nhân dân/CCCD trong hầu hết trường hợp vì trên hộ chiếu cũng có số Chứng minh nhân dân/CCCD cũ và ảnh.

Còn nếu chỉ để đi máy bay, người dân có thể sử dụng giấy phép lái xe, thẻ Đảng, thẻ nhà báo… 

Một tin mới từ 1/7/2021 ảnh hưởng tới người dân, đó là, theo Điều 11 Thông tư 59/2011-TT-BCA, cán bộ Công an sẽ tiến hành thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Nhưng, cũng từ ngày này, Bộ Công an yêu cầu rõ thời gian cấp thẻ CCCD gắn chip chỉ tối đa từ 5 đến 8 ngày làm việc theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 60/2021/TT-BCA.

Như vậy, từ ngày 01/7/2021, chỉ mất tối đa 08 ngày người dân sẽ nhận được thẻ CCCD gắn chip.

Cùng với việc quá nửa số dân đã được cấp thẻ, đồng thời Bộ Công an quy định chi tiết thời hạn cấp thẻ, có lẽ sau 01/7/2021, việc trả thẻ CCCD gắn chip sẽ được thực hiện đúng quy định hơn rất nhiều.

Nếu vẫn bị chậm trả thẻ, người dân cũng có thể làm tương tự như trước 01/7, đó là liên hệ với cơ quan Công an hoặc dùng giấy tờ khác thay thế.

Điều 21 của Luật Căn cước công dân 2014 chỉ rõ:

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 [khi anh đang 21 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 [khi anh đủ 25 tuổi].

Tuy nhiên, nếu anh đi làm năm 2024 [khi anh đang 24 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 [khi anh đủ 40 tuổi].

Trước đây, Chứng minh nhân dân được quy định có thời hạn sử dụng chỉ trong vòng 15 năm, kể từ ngày cấp mà không phụ thuộc vào độ tuổi của người được cấp [Theo Điều 2 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 170/2007/NĐ-CP]. 

Có 3 mốc tuổi công dân phải đi đổi thẻ Căn cước công dân gắn chip [Ảnh minh họa]

Như phân tích ở trên, thẻ Căn cước công dân gắn chip có thời hạn sử dụng đến các mốc tuổi: đủ 25 tuổi; đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

Tuy nhiên, nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Khoản 2 Điều 21 của Luật Căn cước công dân quy định:

Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo

Như vậy, có nghĩa, những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Lưu ý, những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip. 

Trên đây là những quy định của pháp luật liên quan đến thời hạn của Căn cước công dân gắn chip và trường hợp có thẻ căn cước công dân có giá trị sử dụng vô thời hạn. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Vì sao “cấp tốc” cấp thẻ Căn cước gắn chip trước 01/7/2021 

>> Đổi CMND sang thẻ Căn cước công dân có bị đổi số không?

Video liên quan

Chủ Đề