Cần Thơ gạo trắng nước trong là gì

[VnMedia]- Nếu có dịp ghé vùng đất Cần Thơ, một thành phố lớn nhất khu vực Miền Tây Đồng Bằng Nam Bộ, bạn sẽ thấy lưu luyến không muốn dời như câu ca dao "Cần Thơ gạo trắng nước trong; Ai đi đến đó lòng không muốn về".

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho biết, Cần Thơ là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá miệt vườn sông nước. Vậy ở đây có điều gì độc đáo?

Ngắm bến Ninh Kiều 

Bạn hãy bắt đầu chuyến thăm quan thành phố đẹp đẽ này từ bến Ninh Kiều.

 

Ninh Kiều, nằm ngay hữu ngạn sông Hậu Giang, tại ngã ba giao nhau của sông Hậu và sông Cần Thơ. Đây cũng là nơi rất gần với trung tâm thành Phố Cần Thơ. Và là một trong những điểm mà du khách hay tìm đến nhất mỗi khi du lịch Cần Thơ. 

Trên bến Ninh Kiều luôn tấp nập thuyền bè qua lại, ngược xuôi dòng nước. Trên những chiếc thuyền thô sơ, người ta chở rất nhiều nông sản, hải sản, các sản vật đặc trưng của vùng đồng bằng Sông Cửu Long đi các nơi khác. 

Ninh Kiều là nơi đáng tự hào của những người Cần Thơ, mỗi khi nhắc đến. Ngay bên cạnh Ninh Kiều chính là Cảng Cần Thơ, cảng này có khả năng tiếp nhận các tàu lớn với sức chứa khoảng 5.000 tấn. Mạn trên của Ninh Kiều chính là chợ Cần Thơ, một trung tâm buôn bán lớn của khu vực miền Tây. Ở đây có rất nhiều loại hàng hóa của khắp nơi trong nước, hoặc các nước lân cận được bày bán. 

Chợ nổi Cái Răng

Các điểm thăm quan du lịch chính ở Cần Thơ phải kể đến chợ nổi Cái Răng. Chợ này đông vui và náo nhiệt nhất. Cũng vì đó mà khách du lịch đổ về đây khá nhiều. Ngoài ra bạn cũng có thể đi chợ nổi Phong Điền.

 

Đi chợ nổi Cái Răng bạn nên đi sớm, xuất phát lúc 6h sáng. Ra đến chợ Cái Răng mất khoảng 20 – 30p tàu chạy từ bến Ninh Kiều ra chợ. Nên ăn sáng tại chợ để cảm nhận cái thú của sông nước miền Tây, tại đây có các ghe và thuyền nhỏ bán hủ tíu, mì, cháo, tha hồ cho bạn chọn. Ăn xong có thể mua ít trái cây tráng miệng.

Kết thúc chuyến thăm quan chợ nổi Cái Răng. Nếu thích bạn có thể tiếp tục tham quan các vườn trái cây. Tuyến này đi sâu vào các con rạch. Ở đây bạn có thể ngồi ăn trái cây, uống nước, dạo quanh vườn nghe người nhà vườn thuyết minh cách chăm sóc cây, thu hoạch trái...

Cây trái miệt vườn

 

Xuôi theo các dòng sông, du khách sẽ được tham quan những vườn cây trái hai bên. Từ Tp. Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1A về hướng Sóc Trăng, qua cầu Ðầu Sáu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Đây là khu vườn  rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim các rùa, rắn, cua, tôm …

Đến đây, du khách có thể đi dạo trong vườn, hít thở không khí trong lành mát mẻ, tự tay hái quả để thưởng thức mà không lo về vấn đề an toàn thực phẩm. Nếu quý khách muốn nghỉ đêm, thì ở đây cũng có những khu nhà nghỉ nhỏ xinh nằm thấp thoáng dưới những bóng cây xanh rợp mát, với giá cả bình dân.

Du khách cũng có thể ghé qua khu du lịch Ba Láng ở cách TP. Cần Thơ 9km [trên quốc lộ 1A theo hướng Sóc Trăng, qua cầu Cái Răng] rộng 4,2ha. Nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini. Những miệt vườn ở đây cũng là điểm đến lý tưởng khi du lịch Cần Thơ  làm phong phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long.

Thăm quan vườn cò Bằng Lăng

 

Vườn cò Bằng Lăng thuộc ấp Thới Bình, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, Thành Phố Cần Thơ.  Để vào được vườn cò, du khách phải đi bằng thuyền. Nếu bạn đi du lịch Cần Thơ vào mùa xuân thì sẽ được nhìn thấy hoa bằng lăng nở rộ, tím ngắt hai bên bờ sông. Từ xa, du khách có thể thấy thấp thoáng vườn cò rộng mênh mông.

Vào đến đây, du khách sẽ được nhìn thấy một sân chim rộng lớn, với nhiều loại cò , đủ các chủng loại khác nhau.  Để chiêm ngưỡng hết cảnh đẹp ở đây, thì du khách có thể đến lúc sáng sớm để được nhìn thấy những đàn cò tỏa ra đi kiếm ăn, và lúc 17h để lại được nhìn thấy những đàn có nối đuôi nhau bay về.

Đã có rất nhiều khách du lịch đến đây và có những cảm nhận sâu sắc về sự rộng lớn của vườn cò. Vì vậy mà người ta lại giới thiệu cho những người bạn, người thân về vườn cò đặc biệt này. Do vậy vườn cò Bằng Lăng cũng được coi là những điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch Cần Thơ. 

Nhà cổ Bình Thủy

Đây là ngôi nhà cổ năm gian hai mái trên đường Bùi Hữu Nghĩa phường Bình Thuỷ, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ. Nhà được xây dựng năm 1870 theo kiến trúc kiểu Pháp, thuộc gia đình họ Dương. Đến nay là được gần 150 năm nhưng kiến trúc vẫn còn khá nguyên vẹn.

 

Căn nhà rộng 5 gian 2 chái, ngang 22m, sâu 16m, nằm trên lô đất có diện tích 6.000m2. Trước sân có hòn non bộ, hoa kiểng. Bên phải là vườn lan, góc bên trái có cây xương rồng Mexico Kim Lăng Trụ cao khoảng 8 mét có độ tuổi khoảng 40. Sau nhà là vườn cây ăn trái. Sân rộng lót gạch tàu, lối vào nhà xây bốn cầu thang hình cánh cung. Nhà rộng thênh thang với 6 hàng 24 chiếc cột gỗ lim đen bóng, đường kính khoảng 30 cm. Kết nối giữa hệ thống cột, xà là những chi tiết gỗ màu nâu chạm trổ hết sức tinh vi. Khi xây dựng, để chống mối mọt và giữ độ lạnh cho ngôi nhà, chủ nhân đã cho rải đều bên dưới nền gạch một lớp muối hột dày hơn 10 cm. Cùng với hệ thống cửa và cửa sổ thoáng đãng nên trời nắng chang chang mà trong nhà rất mát mẻ.

Đây là một công trình kiến trúc có giá trị dù đã trải qua hai cuộc chiến tranh nhất là sự xâm hại của thời gian, phủ thờ họ Dương đã may mắn còn tồn tại tới ngày nay và được các thế hệ nối tiếp, chăm sóc và giữ gìn cẩn thận. Và cũng là điểm đến của du khách khi tới Cần Thơ.

Chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã không chỉ có giá trị về tín ngưỡng, mà nơi đây chính là nơi nuôi dưỡng một ý chí kiến cường, chống lại ngoại xâm của các sĩ phu yêu nước của phong trào Đông Du [1907 – 1940]. Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư.

 

Đối diện chùa là đình Long Tuyền uy nghi. Trước mặt chùa là dòng sông Bình Thủy in hai bên bờ những bóng cây đại thụ cổ kính. Phía đông là Cồn Sơn được ví như trái châu của Long Tuyền. Và cồn Bình Thủy được ví như lưỡi rồng, nằm giữa dòng sông Hậu cuộn chảy.

Bên phía ngoài, là cổng chùa được xây bằng gạch cổ, trước cổng có khắc ba chữ Hán ” Nam Nhã Đường”. Sân chùa được bao quanh bằng khu vườn lớn trải dài ra tận bờ sông. Ở đây trồng rất nhiều các loại cây tùng, trắc và các cây cổ thụ khác, thêm vào là những cây kiểng quý giá, được cắt uốn công phu, gần 100 tuổi.  Chùa Nam Nhã cũng là một trong điểm đến thú vị khi các bạn du lịch Cần Thơ.

Bảo tàng Cần Thơ

Bảo tàng Cần Thơ có quy mô rộng lớn, với diện tích gần 3.000m2. Tọa lạc ngay số 1 đại Lộ Hòa Bình, phường Tân An, quận Ninh Kiều. Ở đây trưng bày những hiện vật về đất nước, con người Cần Thơ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, qua từng thời kỳ. Cũng là nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị văn hóa của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer trong quá trình dựng nước và giữ nước.

 

Bảo tàng Cần Thơ được thành lập vào năm 1976, qua nhiều lần thay đổi đến năm 1992 chính thức mang tên Bảo tàng Cần Thơ. Và đây cũng là điểm du lịch mà các bạn nên thăm quan khi hành trình du lịch Cần Thơ.

Chợ đêm Tây Đô

 
Bạn chỉ cần di chuyển 1km về phía tây Sông Hậu, sẽ được biết đến chợ đêm Tây Đô, thuộc trong khu vực Hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ. Đây cũng chính là một trung tâm thương mại lớn của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Ở đây các mặt hàng mang nét đặc trưng của miền sông nước như hoa quả, trái cây, rau tươi, hoa…Và có một điều mà du khách sẽ ngạc nhiên, đó chính là sự bài trí và sắp xếp khoa học trong chợ. Khiến cho chợ đêm Tây Đô rất nhiều loại hàng hóa những không hề lộn xộn như những chợ khác.

[HBĐT] - "Cần Thơ gạo trắng, nước trong/ Ai đi đến đó, lòng không muốn về…". Câu ca xưa đưa chúng tôi đến với Cần Thơ - thủ phủ của miền Tây Nam Bộ. Mảnh đất Tây Đô nổi tiếng với rộng dài mênh mông sông nước, với những điệu hò mượt mà của những thôn nữ miệt châu thổ đồng bằng sông Cửu Long.


Với nhiều loại trái cây đặc sản, chợ nổi Cái Răng là điểm du lịch hấp dẫn.

Độc đáo chợ nổi Cái Răng

Từ bến Ninh Kiều - điểm hợp lưu của sông Cần Thơ và sông Hậu, phóng tầm mắt qua ô cửa chiếc phà giữa mênh mông sóng nước, chợt nhớ ai đó từng nói rằng, đi Cần Thơ mà không đi chợ nổi thì coi như chưa đến Cần Thơ. Lời giới thiệu nhiệt tình ấy đã thôi thúc chúng tôi bước vào hành trình khám phá miền sông nước trù phú. Đồng hành cùng chúng tôi là cô hướng dẫn viên du lịch xinh đẹp quê gốc Cần Thơ trong chiếc áo bà ba duyên dáng.

Trên chiếc thuyền nhỏ đặc trưng miền sông nước, cô hướng dẫn viên du lịch cho chúng tôi biết, Cần Thơ có nhiều chợ nổi nức tiếng như Cái Răng, Phong Điền, Phụng Hiệp, nhưng Cái Răng là điểm nhấn trong nhật ký hành trình của nhiều du khách đến với Cần Thơ. Bởi chợ nổi Cái Răng được thành lập và phát triển hơn 100 năm nay từ đầu thế kỷ XX. Trải qua các thời kỳ, chợ nổi Cái Răng đã trở thành nơi hội tụ của nhiều tài thuyền cỡ lớn chuyên buôn bán các mặt hàng nông sản tại Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Nhờ vị trí nằm trên trục đường sông thuận lợi của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ nên chợ nổi Cái Răng đã phát triển và hội tụ một nền văn hóa sông nước độc đáo. Ngoài ra, đây không chỉ là chợ nông sản đầu mối lớn nhất với bề dày lịch sử mà còn là điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo ngay từ tên gọi Cái Răng. Giải thích cho cái tên độc đáo này, cô hướng dẫn viên chia sẻ, tương truyền rằng, trên dòng sông Hậu xưa kia có một con cá sấu rất thích nghe hát bội. Năm đó, trong làng có một người lực điền yêu và làm đám cưới với cô thôn nữ ở làng bên. Đám rước dâu có hàng chục xuồng, ghe, có dàn nhạc lễ, trống kèn… vui như ngày hội. Khi đám rước đi ngang khúc sông nọ, bất thần con cá sấu nổi lên quật đuôi thật mạnh làm chìm 3-4 chiếc xuồng, ghe. Những người đi trong đám rước ném bỏ lễ vật, cố chèo chống, bơi lội thoát thân. Khi đã lên được trên bờ, điểm mặt từng người lại thì thấy mất tích cô dâu. Chú rể đau đớn, vật vã… Anh ta về rắp tâm giết cho bằng được con cá sấu, trả mối hận mất vợ. Anh gom góp hết vốn liếng, gia sản đi mời cho bằng được 3 gánh hát bội nổi tiếng trong vùng để rụ con cá sấu. Sau khi giết được cá sấu, chàng lực điền giành phần phanh da, xả thịt con sấu. Rồi từng phần cơ thể con cá sấu trôi đi khắp nơi, chỗ cái đầu dạt vào thì gọi là Đầu Sấu, phần da dạt vào thì gọi là Cái Da, phần răng rơi vãi thì gọi là Cái Răng... Cũng theo một số người dân địa phương, tên gọi Cái Răng có nguồn gốc từ tiếng Khmer theo từ "karan" nghĩa là "cà ràng". Ngày xưa, không biết từ đời nào, người Khmer ở huyện Tri Tôn [An Giang] chuyên làm nồi đất và "karan” chất đầy mui ghe lớn rồi thả theo sông cái đến đậu ghe nơi này để bán, năm này qua năm nọ, người mình phát âm "karan” thành "Cái Răng”.


Bến Ninh Kiểu được xem là một biểu tượng của thành phố Cần Thơ.

Vừa kết câu chuyện cũng là lúc ghe vào đến chợ nổi. Trong không khí của buổi sớm mai, hương phù sa ngan ngát của dòng sông huyền thoại, hàng trăm thuyền bè, thúng mủng lớn nhỏ từ các nơi đổ về tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, hối hả. Chúng tôi như lạc vào một vườn trái cây khổng lồ đầy hương sắc, màu xanh sậm của dưa hấu, những trái thanh long hồng tươi, màu vàng của dứa, mùi thơm của các loại trái cây hòa quyện.

Một nét độc đáo khác của chợ nổi chính là cách tiếp thị chào hàng của người bán. Mỗi chiếc ghe có một ngọn sào treo những sản vật vùng sông nước, hay còn gọi là cây bẹo. Cô hướng dẫn viên giải thích rằng, cây bẹo treo cái gì thì ghe bán cái đó. Và đó chính là văn hóa chợ nổi. Trước đây, cây bẹo không chỉ được dùng trong mua bán mà còn hiện hữu cả trong đời sống. Nhà nào có trai khôn muốn hỏi vợ, gái lớn muốn gả chồng, người ta cũng đều thông báo bằng cây bẹo. "Nếu cây bẹo nào treo một củ cải, nghĩa là ghe nhà đó có người con trai muốn tìm hiểu vợ, còn khi có con gái đến tuổi cập kê thì người ta treo 2 trái vũ sữa", cô hướng dẫn viên giải thích. Không chỉ độc đáo trong cách mua bán, chợ nổi để lại ấn tượng trong lòng du khách chính là sự mộc mạc, chân chất của những nông dân miền sông nước. Dù ghé vào ghe mua hay không, bạn cũng được mời nếm thử thoả thích, gia chủ sẵn sàng mời bạn một tách trà, cùng tâm sự những chuyện của miền sông nước. Vui vẻ, bạn còn được thưởng thức điệu hò mượt mà của những thiếu nữ trong chiếc áo bà ba duyên dáng.

Vùng đất của văn hóa


Chợ nổi Cái Răng tấp nập vào buổi sáng.

Một trải nghiệm khác cũng thú vị không kém khi ở Cần Thơ vào buổi tối là ăn tối trên du thuyền dọc sông Hậu. Trong khung cảnh lung linh tuyệt đẹp của bến Ninh Kiều và ánh đèn lấp lánh từ cầu Cần Thơ, thành phố Tây Đô hiện lên từ một góc nhìn khác. Chính bến Ninh Kiều cũng là một biểu tượng của thành phố Cần Thơ. Buổi tối, bến Ninh Kiều hiện lên trước mặt du khách với vẻ đẹp huyện ảo với những dãy đèn lồng được thắp lên dọc bồ sông lung linh trên bóng nước. Dọc bến Ninh Kiều có một con đường nhỏ cho du khách tản bộ ngắm cảnh sông nước. Xa xa là những xóm chài le lói ánh đèn yên tĩnh, bình lặng. Dưới sông những con thuyền chiều lòng du khách thả trôi trên dòng nước để du khách có thể thoải mái ngắm nhìn thành phố về đêm.

Trên sông, tàu du lịch Ninh Kiều đón khách nghe đờn ca tài tử. Đây là một loại hình nghệ thuật đặc trưng của văn hóa vùng đất phương Nam với những tiếng đàn ngọt lịm hòa với giọng ca mượt mà của các nam, nữ nghệ nhân đờn ca xứ Tây Đô. Chương trình đêm nhạc đờn ca tài tử trên sông đêm nào cũng diễn phục vụ du khách. Một đêm thưởng thức nhạc trữ tình trên dòng sông Hậu luôn là điều tuyệt vời cho bất cứ ai yêu nét văn hóa miền Tây Nam Bộ. Đêm về khuya, nghe những thanh âm của đờn ca, loại âm nhạc đặc sắc của riêng vùng sông nước giữa bầu trời đêm đầy sao trên dòng sông Hậu lộng gió, cảm giác trải nghiệm vô cùng tuyệt vời và đáng nhớ. Được biết, hàng năm, để duy trì nét văn hóa độc đáo này, thành phố Cần Thơ thường xuyên tổ chức liên hoan đờn ca tài tử. Rất nhiều nghệ nhân đã hội tụ về đây và nhiều du khách lựa chọn những dịp này để đến với Ninh Kiều để được thưởng thức những câu vọng cổ ngọt ngào, ngân nga mà đậm chất tình, chất đời.

Ngoài ra, trong chuyến đi lần này, chúng tôi may mắn được ghé làng du lịch sinh thái Mỹ Khánh, thuộc huyện Phong Điền - nơi được mệnh danh là vương quốc trái cây của khu vực miền Tây với nhiều loại quả nổi tiếng như: dâu Hạ Châu, mận An Phước, vú sữa Lò Rèn. Khu du lịch Mỹ Khánh cũng là một trong những điểm đến tiêu biểu của Cần Thơ. Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ 10 km, Mỹ Khánh là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa sông nước miệt vườn với nhiều chủng loại trái cây đặc sản, bốn mùa trĩu quả kết hợp cùng ẩm thực phong phú, đậm chất Nam Bộ. Một điều chắc chắn là bất cứ ai tham gia các hoạt động như: một ngày làm điền chủ, tát mương bắt cá, bơi thuyền, câu cá, thăm quan làng nghề truyền thống, nghe đàn ca tài tử, xiếc khỉ... sẽ không muốn rời xa vùng đất này…

Chia tay Cần Thơ sau những ngày trải nghiệm với bao khám phá thú vị, điều đọng lại trong tâm trí chúng tôi không chỉ là nét văn hóa đặc sắc của vùng đất "chín rồng" và những con người Cần Thơ thân thiện, mến khách, mà còn là sự vươn lên phát triển mạnh mẽ của một đô thị trẻ xứng tầm trung tâm kinh tế - văn hóa của miền Tây Nam Bộ.

Phương Linh

Video liên quan

Chủ Đề