Cần tiết kiệm bao nhiêu để có nhà trước 35 tuổi

BÍ QUYẾT QUẢN LÝ TIỀN THÔNG MINH, TỰ TIN CƯỚI LIỀN TAY TRƯỚC 30 TUỔI

Ở góc độ chính sách, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới ký Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 trong đó có đề cập đến việc thí điểm một số biện pháp hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh đủ hai con tại các địa phương có mức sinh thấp, bao gồm:

  • Khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ 2 trước 35 tuổi
  • Giảm thuế thu nhập cá nhân, miễn giảm các khoản đóng góp công ích theo hộ gia đình cho phụ nữ sinh đủ 2 con
  • Từng bước thí điểm các biện pháp tăng trách nhiệm đóng góp xã hội, cộng đồng đối với những trường hợp cá nhân không muốn kết hôn hoặc kết hôn quá muộn


Mình muốn phấn đấu một vài năm, khi nào sự nghiệp ổn định chút mới lập gia đình, Là đàn ông, mình sẽ chỉ kết hôn khi công việc, tiền bạc, tâm lý đều sẵn sàng, ít nhất là vài ba năm nữa, Cuộc sống độc thân vốn dĩ rất tự do tự tại, lại không phải cân đo đong đếm từng đồng cho gia đình, sao phải nghĩ chuyện kết hôn sớm? Suy nghĩ chỉ kết hôn khi tài chính ổn định hoặc đơn giản là né tránh những vướng mắc về tài chính có thể gặp phải khi kết hôn sớm không phải là hiếm gặp thời nay, đặc biệt là với các bạn trẻ nhiều hoài bão.

Kiểm soát tài chính có thực sự phức tạp đến thế? Với những chia sẻ về quy tắc 06 chiếc lọ từ VPBank sau đây, tiết kiệm tiền sẽ không còn là áp lực mà trở thành công cụ hỗ trợ tối ưu giúp bạn an tâm thực hiện mọi kế hoạch, kể cả việc kết hôn!

Công thức 6 chiếc lọ được giới thiệu bởi T.Harv Eker, doanh nhân - diễn giả - tác giả cuốn sách bán chạy "Bí mật tư duy triệu phú" [Secret of Millionaire Mind] giúp bạn quản lý tiền bạc thông qua việc chia tỷ lệ thu nhập thành 6 quỹ tương ứng với 6 mục đích khác nhau. Không quan trọng giá trị khoản tiền lớn hay nhỏ, việc tạo dựng thói quen quản lý tiền bạc theo từng quỹ tách biệt mang lại giá trị dài hạn và giúp bạn đạt được sự tự do tài chính bền vững. Cách áp dụng cũng rất đơn giản, bạn hãy chủ động chia khoản thu nhập bạn có trong mỗi tháng - bất kể tiền lương, thưởng hoặc thu nhập phát sinh khác.. thành 6 quỹ tài chính với tỷ lệ như sau:

Công thức 6 chiếc lọ - bí quyết quản lý tiền thông minh

Mỗi chiếc lọ có tên tương ứng với các mục đích sử dụng phổ biến như nhu cầu thiết yếu, tiết kiệm dài hạn, quỹ dành cho giáo dục, Tỷ lệ thu nhập cũng được phân bổ khác nhau ở từng lọ để cân bằng giữa nhu cầu cá nhân và mong muốn đầu tư.

LỌ SỐ 1: CHI TIÊU CẦN THIẾT - NEC [55% THU NHẬP]

Quỹ Chi tiêu cần thiết [NEC] giúp bạn đảm bảo nhu cầu thiết yếu & chi trả các loại phí sinh hoạt hàng ngày như hóa đơn điện nước, tiền xăng xe đi lại, chi phí ăn uống, giải trí, mua sắm cần thiết... Đây là lọ chiếm phần trăm thu nhập của bạn cao nhất.

Nếu mức lương của bạn là 10 triệu đồng/tháng, bạn cần đặt giới hạn cho quỹ chi tiêu cần thiết là 5.5 triệu đồng/tháng và chỉ chi tiêu tối đa trong hạn mức đó. Trong trường hợp bạn sử dụng quá 80% quỹ cho các chi tiêu cần thiết [tức 80% của 5.5 triệu đồng] chỉ trong vòng chưa đến nửa tháng, bạn cần tìm cách tăng thêm tổng thu nhập trong tháng hoặc điều chỉnh lối sống, cắt giảm chi tiêu để duy trì đến cuối tháng.

LỌ SỐ 2: TIẾT KIỆM DÀI HẠN - LTS [10% THU NHẬP]

Bạn sử dụng khoản tiết kiệm dài hạn [LTS] này cho những mục tiêu dài hạn & có giá trị lớn như mua xe, mua nhà, sinh em bé, sửa nhà... Quỹ tiết kiệm sẽ giúp bạn hình dung rõ ràng được mục đích mình nhắm tới, và có động lực tiết kiệm dần để hiện thực hóa mục tiêu đó.

Điều quan trọng là bạn cần thực hiện tiết kiệm ngay khi nhận được khoản thu nhập, qua đó sẽ tránh lạm chi vào số tiền này. Một trong những cách tiết kiệm dễ dàng và hiệu quả nhất là sử dụng các sản phẩm tiết kiệm gửi góp trực tuyến. Đối với người trẻ, tiết kiệm trực tuyến không chỉ giúp rút ngắn thủ tục & thời gian đi lại mà còn dễ dàng quản lý thông qua ứng dụng ngân hàng mọi lúc mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại thông minh.

Xem thêm bài viết Sức mạnh vô biên của lãi kép và tiết kiệm gửi góp Easy Saving.

LỌ SỐ 3: QUỸ GIÁO DỤC - EDU [10% THU NHẬP]

Bạn cần trích 10% thu nhập cho việc học thêm, trau dồi kiển thức của bạn thân. Bạn có thể dùng quỹ giáo dục [EDU] này để mua sách, tham gia các khóa học, đào tạo, các buổi gặp gỡ chia sẻ từ những người thành công.

Đầu tư vào giáo dục cũng chính là đầu tư vào bản thân. Tác dụng của tài khoản này là giúp bạn không ngừng phát triển năng lực bản thân, từ đó có thể tạo ra nhiều thu nhập hơn.

LỌ SỐ 4: HƯỞNG THỤ - PLAY [10% THU NHẬP]

Đây là khoản tiền bạn dành cho việc hưởng thụ, mua sắm xa xỉ, chăm lo cho bản thân, làm những việc mới mẻ, tăng cường trải nghiệm... Quỹ hưởng thụ [PLAY] giúp bạn tiếp thêm năng lượng tích cực & có động lực để làm việc tốt hơn.

Nếu bạn không biết làm sao để sử dụng hết quỹ PLAY, có thể bạn đang mất cân bằng cuộc sống và không dành đủ sự chăm sóc cho bản thân. Hãy điều chỉnh lại ngay nhé!

LỌ SỐ 5: QUỸ TỰ DO TÀI CHÍNH - FFA [10% THU NHẬP]

Tự do tài chính [FFA] là khi bạn có một cuộc sống như mong muốn mà không cần làm việc hay phụ thuộc tài chính vào người khác. FFA là phần thu nhập bạn sử dụng để tham gia các hoạt động đầu tư sinh lời, tạo ra thu nhập thụ động như gửi tiết kiệm, đầu tư thị trường cổ phiếu/trái phiếu, góp vốn kinh doanh Bằng cách này, bạn có trong tay "gà đẻ trứng vàng để dự phòng khi không còn làm việc.

Xin lưu ý: đừng bao giờ tiêu tiền trong quỹ này, bạn hãy coi như đây là phần quỹ vô hình chỉ có tác dụng mang lại cho bạn thêm thu nhập trong dài hạn thông qua đầu tư.

LỌ SỐ 6: QUỸ TỪ THIỆN - GIVE [5% THU NHẬP]

Đây là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè... Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ này xuống, nhưng luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.

6 chiếc lọ tưởng chừng đơn giản nhưng lại là bí kíp hiệu quả giúp bạn tự tin chi tiêu và làm chủ tài chính cá nhân. Nhờ đó, bạn chủ động quyết định cuộc sống và có thêm động lực thực hiện nhiều dự định ấp ủ của bản thân. Nỗi lo kinh tế sẽ không còn là một rào cản khó nhằn đối với những bạn có mong muốn tiến đến hôn nhân trước tuổi 30 nếu thực hành thuần thục cách quản lý tài chính thông minh này.

Không chỉ hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của nhà nước, kết hôn & sinh con sớm giúp bạn tận dụng được lợi thế sức khỏe khi còn trẻ và trong vai trò mới, bạn suy nghĩ trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn với chính bản thân, gia đình & xã hội. Với lời khuyên giúp quản lý tài chính từ VPBank, hy vọng bạn có thêm tự tin cùng người thương sớm kết hôn trước 30 tuổi.

Video liên quan

Chủ Đề