Cảnh vật giàu sức sống cho thấy con người đang ở trạng thái tâm lí như thế nào

[1]www.themegallery.com. NGUYỄN TRÃI [1380 – 1442 ]. [2] L/O/G/O. [3] I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Quốc âm thi tập - Gồm 254 bài thơ, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. - Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi. - Nghệ thuật: Việt hóa và sáng tạo trong thể thơ thất ngôn Đường luật của Trung Quốc. - Bố cục: 4 phần: Vô đề, Môn thì lệnh [thời tiết], Môn hoa mộc [cây cỏ], Môn câm thú [thú vật] www.themegallery.com. [4] I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Cảnh ngày hè [ Bảo kính cảnh giới – Bài 43] - Xuất xư: Là bài thơ số 43, thuộc chùm thơ Bảo kính cảnh giới trong Quốc âm thi tập. - Hoàn cảnh sáng tác: Thời gian ở ẩn. - Chủ đê: Bộc lộ nỗi lòng, chí hướng của tác giả.. www.themegallery.com. [5] II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc. Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thưc đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương. www.themegallery.com. [6] II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 2. Tìm hiểu chi tiết a. Vẻ đẹp bưc tranh thiên nhiên, cuộc sống. www.themegallery.com. [7] Mùa hè đến với …. Hoa phượng đỏ. Những tia nắng vàng www.themegallery.com. Tiếng ve sầu. Hoa bằng lăng tím,…. [8] 2. Tìm hiểu chi tiết a. Vẻ đẹp bưc tranh thiên nhiên, cuộc sống - Hình ảnh: + Hòe [tán hòe xanh đùn đùn, rợp mát như giương ô, giương lọng]. + Thạch lựu [ Thạch lựu phun trào sắc hoa ]. + Hồng liên [hoa sen đang độ ngát nức mùi hương].  Sinh động, mang đặc trưng của mùa hè.. www.themegallery.com. [9] 2. Tìm hiểu chi tiết a. Vẻ đẹp bưc tranh thiên nhiên, cuộc sống - Màu sắc:. Hòe – lục [xanh]. Lựu - đo.  Mọi màu sắc đêu đậm đà. www.themegallery.com. Sen - hồng. [10] 2. Tìm hiểu chi tiết a. Vẻ đẹp bưc tranh thiên nhiên, cuộc sống. - Các động từ mạnh: đùn đùn, giương, phun  thể hiện sức sống mãnh liệt của cảnh vật.. www.themegallery.com. [11] 2. Tìm hiểu chi tiết a. Vẻ đẹp bưc tranh thiên nhiên, cuộc sống. Hình Text in here ảnh. Màu Text in here sắc. Các Text in động here tư mạnh. Vẻ đẹp rực rỡ của bưc tranh thiên nhiên. www.themegallery.com. [12] 2. Tìm hiểu chi tiết a. Vẻ đẹp bưc tranh thiên nhiên, cuộc sống - Âm thanh: + “Lao xao chợ cá” → Từ xa vọng lại → Âm thanh đặc trưng của làng chài → Sinh hoạt đời thường. + “dắng doi cầm ve” → Tiếng ve kêu inh ỏi như tiếng đàn → Âm thanh của mùa hè.  Nghê thuật đảo ngữ, từ láy.  Vẻ đẹp thanh bình của bưc tranh đời sống con người. www.themegallery.com. [13] 2. Tìm hiểu chi tiết  Tiểu kết: - Câu thơ từ 2  6: bức tranh thiên nhiên, cuộc sống rất sinh động và đầy sức sống  Sự giao cảm mạnh me, tinh tế của nhà thơ với cảnh vật. - Thi nhân đã đón nhận cảnh vật với nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng.. www.themegallery.com. [14] b. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi Câu hỏi thảo luận: Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác CÂU 1 quan và hết sức tinh tế. Điều đó giúp em hiểu gì về tình cảm với thiên nhiên của tác giả ?. CÂU 2. CÂU 3 www.themegallery.com. Cảnh vật giàu sức sống cho thấy con người đang ở trạng thái tâm lí như thế nào ?. Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi đối với người dân như thế nào?. [15] b. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi Yêu thiên nhiên. Yêu đời, yêu cuộc sống. Text in Tấm here. lòng ưu ái với dân, với nước. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi. www.themegallery.com. [16] b. Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi - Tấm lòng ưu ái với dân, với nước: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương + Ước: có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong  Cầu mưa thuận gió hòa để mọi người được ấm no, hạnh phúc  Niêm khát khao cao đẹp..  Chí hướng cao cả: luôn khát khao đem tài chí để thực hành tư tưởng nhân nghĩa yêu nước, thương dân.. www.themegallery.com. [17] III. TỔNG KẾT 1. Nội dung tư tưởng. - Vẻ đẹp bức tranh ngày hè được gợi tả một cách sinh động. - Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống và tấm lòng ưu ái với dân, với nước. www.themegallery.com. 2. Nghệthuật - Hệ thống ngôn từ giản dị, tinh tế, xen lẫn từ Hán và điển tích. - Sử dụng từ láy độc đáo.. [18] BÀI TẬP VẬN DỤNG Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng và đầy đủ nhất. Câu 1: Bài thơ Cảnh ngày hè nằm trong tập thơ nào ? A.Thơ chữ Hán B.Quốc âm thi tập. www.themegallery.com. C. Ức trai thi tập D. Quốc ngữ thi tập. [19] BÀI TẬP VẬN DỤNG Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng và đầy đủ nhất. Câu 2: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ ? A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời B. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật C. Tấm lòng trăn trở trước thế sự D. Tấm lòng ưu ái với dân với nước www.themegallery.com. [20] BÀI TẬP VẬN DỤNG Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng và đầy đủ nhất. Câu 3: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ?. A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm B. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba C. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.. www.themegallery.com. [21] BÀI TẬP VẬN DỤNG Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng và đầy đủ nhất. Câu 4: Cách tác giả dùng các động tư đùn đùn, giương, phun trong bài thơ cho ta cảm nhận gì về cảnh mùa hè ?. A.Sự nóng nực của mùa hè B. Sự tươi mát của thiên nhiên C. Sự sống mạnh me của thiên nhiên D. Sự nứt nẻ vì nóng của cây cối www.themegallery.com. [22] BÀI TẬP VẬN DỤNG Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng và đầy đủ nhất. Câu 5: Nghĩa của câu thơ Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng là gì ? A. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu B. Nếu có cây đàn của vua Ngu se đàn khúc nhạc cho dân no ấm C. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu D. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu. www.themegallery.com. [23] BÀI TẬP CỦNG CÔ • Câu hỏi: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ ?. www.themegallery.com. [24] L/O/G/O. [25]

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn TrãiRồi hóng mát thuở ngày trườngHòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dươngDẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu, đủ khắp, đòi phương.1. Mở bài:- Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi là bài số 43 trong trùm thơ bảo kính cảnh giới củaQuốc âm thi tập.- Bài thơ cho ta thấy vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tấm lòng yêu nước thươngdân của tác giả.2. Thân bài:- Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên là cuộc sống ngày hè:+ Cây hòe màu xanh lục có tán lá giương cao che rợp.+ Cây thạch lựu bên hiên nhà đang tràn trề sắc đỏ.+ Hoa sen màu hồng đang tỏa ngát hương thơm.→ Qua những chi tiết trên ta thấy cảnh vật tươi tắn, rực rỡ.+ Vơi động từ : rợp, phun, tiễn ta thấy cảnh vật ngày hè sinh sôi nảy nở.+ Cùng với từ lấy: đùn đùn, lao xao, dắng dỏi đã tô thêm bức tranh ngày hè sôiđộng náo nhiệt.+ Tác giả đã sử dụng đảo ngữ: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve cho ta thấy cuộcsống yên bình, hạnh phúc, ấm no.+ Nhà tha đã cảm nhận bức tranh ngày hè bằng thị giác nhìn thấy cây hòe màuxanh lục, thạch lựu màu đỏ, hoa sen màu hồng, những chú ve, người dân làng chài+ Ngoài ra nhà thơ đã nghe thấy âm thanh những người dân làng chài cười nói vàtiếng ve râm ran trong chiều ta như tiếng đàn dội lên.+ Nhà thơ còn ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt của hoa sen→ Qua những hình ảnh trên, ta thấy Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, yêuđời, yêu cuộc sống.- Ta thấy được tác giả ung dung dạo chơi ngắm cảnh qua câu “ rồi hóng mát thuởngày trường”.- Tác giả luốn nghĩ về dân về nước.- Tác giả mong ước có cay đàn của vua ngu thuấn để hát ca ngợi cuộc sống tháibình.- Lúc nào, Nguyễn Trãi cũng khao khát mang lại cuộc sống hạnh phúc ấm no chodân.- Nhà thơ là người yêu nước thương dân.3. Kết bài:Bài làm mẫu mở bài các câu sau nhớ làm giùm tôi có vị ngữ chủ ngữ, thêm từ ngữcũng đc ví dụ : Tác giả cho ta thấy…Bài tham khảo 1Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bàithơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ làbức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tácgiả.Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanhthoát đến thế.“Rồi hóng mát thuở ngày trường”Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóngcây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ôngmới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiênnhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay“rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi,đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản làhình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự củatác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyệnvọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từquan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, mộtgánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín,không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú,say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.“Hòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hương”.Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòa lớnlên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữatrời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏahương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính củaNguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, mộtkhu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó đượcnhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:“Lao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đôngvui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnhđất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng vekêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dãnày làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đangđeo đuổi.“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khắp đòi phương”.“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điềumà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vìthời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có mộtkhúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiềuthóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồngvào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, trànđầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩđại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân,chăm lo đến cuộc sống của họ.Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãinhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mìnhđược thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở CônSơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triềuĐông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứuNguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống vớicuộc sống thiên nhiên nhưng ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”.Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhàn dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng:mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.Bài tham khảo 2Nguyễn Trãi là vị anh hùng tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâmcủa dân tộc ta. Tài năng kiệt xuất của ông không chĩ được khẳng định trong lĩnhvực chính trị, quân sự, ngoại giao mà còn được khẳng định qua sự nghiệp vănchương đồ sộ với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà.Lí tưởng mà Nguyễn Trãi ôm ấp lá giúp vua làm cho đất nước thái bình, nhândân thịnh vượng. Lí tưởng cao đẹp ấy là nguồn động viên mạnh mẽ khiến ôngvượt qua mọi thử thách, gian nan trên đường đời. Lúc được nhà vua tin dùng cũngnhư khi thất sủng, nỗi niềm lo nước, thương dân luôn canh cánh bên lòng ông.Giông bão cuộc đời không thể dập tắt nổi ngọn lửa nhiệt tình trong tâm hồn ngườichí sĩ tài đức vẹn toàn ấy.Bài thơ Cảnh ngày hè được sáng tác vào thời gian Nguyễn Trãi về nghỉ ở CônSơn. Ông tạm thời xa lánh chốn kinh đô tấp nập ngựa xe và chốn cửa quyền hiểmhóc để về với thiên nhiên trong trẻo, an lành nơi thôn dã, bầu bạn cùng dân càycuốc, cùng mây nước, chim muông, hoa cỏ hữu tình. Trong những tháng ngày dàinhàn nhã “bất đắc dĩ ấy, nhà thơ có lúc thấy vui trước cảnh vật mùa hè tưng bừngsức sống và kín đáo gửi vào những vần thơ tả cảnh một thoáng khát vọng mongcho dân giàu, nước mạnh. Bài thơ phản ánh tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tìnhyêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.Bài thơ mở đầu bẵng câu lục ngôn nêu rõ hoàn cảnh của nhà thơ lúc đó:Rỗi / hóng mát / thuở ngày trường.Lẽ ra câu thơ phải bảy chữ mới đúng là thể thất ngôn bát cú quen thuộc, songNguyễn Trãi đã lược đi một chữ. Đây cũng là một cách tân táo bạo, mới mẻ trongthơ Nôm nước ta thuở ấy. Nhịp thơ 1/2/3, chậm rãi phản ánh tư thế ung dung, tựtại vốn có của tác giả.Chữ Rỗi tách riêng thành một nhịp thể hiện cảm nhận của tác giả về tình cảnhcủa mình. Rỗi là từ cổ, cổ nghĩa là nhàn nhã, không vướng bận điều gì. Cuộc đờiNguyễn Trãi thường không mấy lúc được thảnh thơi. Đây là lúc ông được sốngung dung, được thỏa ước nguyện hòa mình với thiên nhiên mà ông hằng yêu mến.Không có việc gì quan trọng, cần kíp để làm cả, chỉ có mỗi “việc” là hóng mát.Ngày trường là ngày dài. Đây là cảm giác tâm lí về thời gian của người đang sốngtrong cảnh nhàn rỗi, thấy ngày dường như dài ra. Với con người ưa suy nghĩ, hànhđộng như Nguyễn Trãi thì cảm giác ấy càng rõ hơn bao giờ hết. Giữa lúc xây dựnglội non sông sau chiến tranh, việc dân việc nước bời bời mà ông bị bắt buộc phảihóng mát hết ngày này qua ngày khác thì quả là trớ trêu, Bởi vậy, ông rơi vào cảnhthân nhàn mà tâm bất nhàn. Đằng sau câu thơ trên dường như thấp thoáng một nụcười chua chát của Nguyễn Trãi trước tình cảnh trớ trêu ấy.Chỉ có vẻ đẹp hồn nhiên, vô tư của cảnh vật mới có thể tạm xua đi những ángmây buồn vướng vít trong tâm hồn ông. Ông mở lòng đón nhận thiên nhiên vàthấy vui trước cảnh:Hòe lục đùn đùn tản rợp giương.Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.Chi vài nét bút phác họa mà bức tranh quê đã hiện lên tươi khỏe, hài hoà. Câytrước sân, cây trong ao đều ở trạng thái tràn đầy sức sống, đua nhau vươn lên khoesắc, tỏa hương. Cây hòe với tán lá xanh um xoè rộng, trong khi cây lựu nở đầynhững bông hoa đỏ thắm và sen hồng đã nức mùi hương. Sức sống trong cây đangđùn đùn dâng lên cành, lên lá, lên hoa. Cây tỏa bóng rợp xuống mặt sân, tỏa luônbóng mát vào hồn thi sĩ.Ba câu thơ nổi đến ba loại cây: hòe, lựu, sen nhưng chẳng lẽ tác giả chỉ nóiđến cây? Dường như có cả con người lồng trong đó, hết sức kín đáo. Các từ đùnđùn, [dồn dập tuôn ra] giương [toả rộng ra], phun, tiễn [ngát, nức] gợi tả sức sốngcăng đầy chất chứa bên trong sự vật, tạo nên những hình ảnh mới lạ, ấn tượng. Câuthơ thứ hai ngắt nhịp 4/3. Hai câu thơ tiếp theo đổi nhịp thành 3/4, tạo thêm chocảnh vật vẻ sinh động, rộn ràng. Giữa cảnh với người có nét tương đồng nàochăng? Đời người anh hùng cũng đã vơi nhưng giống như hàng tùng bách dày dạntuyết sương nên sức sống vẫn chảy mạnh trong huyết quản. Thức đỏ [màu đỏ] củahoa lựu phải chăng là thức đỏ của tấm lòng sắt son với dân với nước?! Mùi hươngthơm ngát của sen có phải là lí tưởng chẳng bao giờ phai nhạt của Nguyễn Trãisuốt đời phấn đấu vì đất nước thanh bình, vì nhân dân hạnh phúc?! Rõ ràng ở đây,cảnh và người có những nét tương đồng và đều đẹp đẽ, hài hòa.Ở bốn câu thơ trên, nhà thơ mới nhắc đến màu sắc, hương thơm, cây cỏ; ở haicâu thơ tiếp theo còn có thêm mùi vị, âm thanh, hình ảnh con người và cảnh vật:Lao xao chợ cá làng ngư phủ,Dắng hỏi cầm ve lầu tịch dương.Từ tượng thanh Lao xao đặt trước hình ảnh chợ cá làm nổi bật không khí nhộnnhịp của làng ngư phủ. Lao xao tiếng trao qua đổi lại, ồn ã tiếng nói tiếng cười.Tất cả đều là hơi hướng của cuộc sống lao động cần cù, chân chất. Những âmthanh lao xao ấy hòa vào tiếng ve kêu dắng đỏi bất thần nổi lên trong chiều tà, báohiệu chấm dứt một ngày hè nơi thôn dã. Tiếng ve lúc chiều tà thường gợi buồn,nhưng với nhà thợ lúc này, nó trở thành tiếng đàn rộn rã khiến tâm trạng nhà thơcũng náo nức hẳn lên.Cỏ cậy, hoa lá, con người đẩy sức sống khơi dậy trong lòng nhà thơ cảm xúcnhẹ nhàng, sâu lắng và những suy nghĩ chân thành, tâm huyết nhất. Đó là tình yêucuộc sống, yêu con người và trách nhiệm đối với dân với nước. Nguyễn Trãi luôntâm niệm lấy dân làm gốc [dân vi bản, dân vi quý] cho nên trước thiên nhiên tươixanh, trước những con người cần cù, lam lũ, lòng ông lại dấy lên khát vọng mãnhliệt:Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương.Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng đểnổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàucó, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mànghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đếndân, đến nước. Theo ông, với cảnh nước non tươi đẹp cùng nhân dân chất phác,siêng năng, cuộc sống lẽ ra phải được trở lại ấm no, hạnh phúc từ lâu.Vậy là dẫu hòa hợp đến hết mình với thiên nhiên, Nguyễn Trãi vẫn khôngnguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia mộtnguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân.Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu – chính nhânquân tử – hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.Cảnh ngày hè là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Trãi về hình thức thơ. Câuthất ngôn xen lục ngôn, các vế đối rất Chỉnh, cách sử dụng từ láy rất tài tình. Đểtăng sức biểu hiện của các tính từ và động từ, tác giả đem chúng đặt ở đầu câu.Đây là bài thơ tả cảnh ngày hè tràn đầy sức sống. Bài thơ không chỉ miêu tả cảnhsắc đặc trưng của mùa hè, mà còn là “tức cảnh sinh tình”. Cảnh ở đây thể hiệnniềm vui sống, háo hức, tươi tắn, trẻ trung của tâm hồn nhà thơ Và niềm ao ướccủa Nguyễn Trãi về hạnh phúc cho dân chúng muôn phương.Bài tham khảo 3"Rồi hóng mát thuở ngày trườngHoè lục đùn đùn tán rợp gươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hươngLao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dươngDẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khắp đòi phương."Bài thơ 8 câu 57 chữ gồm một bức tranh cảnh ngày hè - 6 câu đầu và một lờibình, suy ngẫm từ bức tranh ấy - 2 câu cuối.Trong bức tranh đậm màu, nền trời chiều ráng đỏ, một ngôi lầu vắng lặng, câyhoè cổ thụ ngoài sân tán xanh thẫm, che rợp, bên hiên nhà cây thạch lựu sắc đỏ.Vài ba chú ve trên các cành cây. Ao sen hồng và xa xa là làng chài đang họp chợ.Có một người ngồi trên lầu trâm ngâm. Xem tranh, trước hết ta thấy một tư thế củacon nguời ngồi đó. Câu mở đầu “hóng mát” - ngoạn cảnh nhàn nhã, thảnh thơi.Nên nhớ, đây là bức tranh thơ của vị tướng cầm quân từng xông pha trận mạcmột thời, từng “đau lòng nhức óc” vì vận nước từng cùng Lê Lợi “dựng cầu trúcngọn cờ phấp phới”, và sau này sắm vai ẩn sĩ mà tấm lòng vì dân nước không lúcnào yên “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng”. Đặt trong nỗi truân chuyên củacuộc đời Nguyễn Trãi, mới thấy quí cái giây phút ngắn ngủi hiếm hoi này, mớithấy cái tư thế ung dung thưởng ngoạn kia là sự hưởng thụ chân chính. Sau tư thếấy, thấy cả cái không khí yên bình của cả một làng quê, đất nước vừa qua cơn binhlửa.Con người này có ánh mắt tinh tế, say mê. Người ngắm cảnh có đôi mắt rấtsành: 3 loại cây, 3 dáng vẻ, không trùng lặp. Tả cây, mà lộ ra khuôn mặt của mùahè. Cây hoè: tán xanh xum xuê, toả rộng - sức sống vươn cao. Thạch lựu : sắc đỏ rực rỡ của tố chất khoẻ mạnh. Sen hồng: đậm hương - tâm hồn nồng hậu, thanhcao. Ba loại cây, ba dáng vẻ, ba màu sắc nữa [xanh, đỏ, hồng] đều có hồn. Ngônngữ của thơ thay cho chất liệu màu của họa là lời nói sống động của đời thường.Chữ “đùn đùn” khiến ta cảm nhận được sự sống đang nảy nở mạnh mẽ, trông thấyđược bằng mắt thường. Chữ “phun” còn lạ hơn. Không tả hoa đỏ, mà cảm nhậncây lựu đang phun, đang tuôn ra sắc đỏ. Sen hồng cố đậm hương. Con ve kia cũnggắng hết sức trong những tiếng kêu cuối cùng. Chợ ở làng chài đang náo nhiệt nênvọng xa lao xao... Chỉ là Bức tranh phong cảnh ư? Không phải! Đấy là Bức tranhđời. Ở đó tạo vật và con người đều dang sống hết sức mình, sống rất nhiệt tâm,băng mình trong trường tranh đấu sống.Ta bất ngờ nhận ra điều kì lạ. Con người hoạ sĩ trong thi nhân Nguyễn Trãithế kỉ XV ở Việt Nam có gì rất gần gũi đại danh hoạ Hà Lan thế kỉ XIX,Vanh-xăng-Van-gốc. Không phải ở những sắc màu được sử dụng, mà ở cách diễntả nó. Van-gốc vẽ đồng lúa ta cứ ngỡ cánh đồng bốc cháy. Hàng cây bên đườngcũng quằn quại vệt lửa. Van-gốc đốt cháy mình trong tranh. Nguyễn Trãi đốt cháymình trong thơ. Chữ “đùn đùn”, “phun”, "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi" là lửa sốngrừng rực trong lòng Ức Trai mặc cho do thời thế ông đang phải lui về quy ẩn "Rồi,hóng mát thuở ngày trường".Trong bức tranh này, thính giác nhậy bén đã giúp Nguyễn Trãi “vẽ” cảnhbằng nhạc. Xa xa, chợ cá không rõ hình, song âm thanh “lao sao” chở hồn đến chongười đọc cái rộn ràng nhộn nhịp, náo nhiệt của cuộc sống thanh bình. Nếu “laosao” là khúc hoà tấu của đời sống dân sinh, thì “dắng dỏi cầm ve” tấu lên âm thanhcủa cây đàn độc huyền, ngân lên thiết tha cuối chiều, vấn vương nét quí tộc, lầucao đơn độc. Hai phong điệu dân dã và quí tộc hoà hợp, bởi chất keo dính của đờithường, đậm đà hơi thở sống.Cho nên vẽ bức tranh này đâu chỉ là chuyện của giác quan chuyên nghiệp họasĩ hay thi sĩ mà là năng lực, phẩm chất của tâm hồn - tâm hồn tinh tế, đằm thắmcủa một con người hết mực yêu đời, say mê cuộc sống.Bức tranh Cảnh ngày hè có một lời bình - một suy ngẫm đứng riêng, độc lập.Dễ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khắp đòi phươngMạch thơ từ hướng ngoại sang hướng nội. Từ miêu tả sang biểu cảm, kháchthể sang chủ thể. Nguyễn Trãi đã trực tiếp bộc lộ nỗi lòng mình trong hai câu thơkết. Ấy là một giấc mơ, và cả một học thuyết nhân sinh ấp ủ bật ra thành lời. Giấcmơ, đó là giấc mơ Nghiêu Thuấn. Giấc mơ ngàn đời của những con người PhươngĐông sống trong thời trung đại. Mong sao có một bậc vua hiền để được yên ổn ấmno hạnh phúc. Trước hơn bốn trăm năm, thời Tiền Lê, Pháp Thuận đã phát biểu"Vận nước như mây cuốn / Trời Nam mở thái bình / Vô vi trên điện các / Xứ xứdứt đao binh". Vận nước có rối ren thế nào cũng mong hai chữ thái bình, nhà vuađừng làm điều gì nhiễu nhương thì khắp nơi đều hết nạn binh đao. Sau mấy mươinăm, vị vua hiền minh Lê Thánh Tông cố sức mình cũng chỉ để thỏa lòng mongmuốn:Nhà nam nhà bắc đều có mặtLừng lẫy cùng ca khúc thái bình.Bây giờ đây, ưu tư thế cuộc, nhìn đời - từ cỏ cây, vạn vật đến sinh linh vuisống như thế, Nguyễn Trãi lại khắc khoải khát vọng muôn năm này. Mong trịquốc, bình thiên hạ sao cho dân giàu nước mạnh là giấc mơ của một bậc đại nhân.Nếu giấc mơ kia là của bậc đại nhân, thì cái lõi tư tưởng của giấc mơ là củabậc đại trí. Đó là tư tưởng “thân dân” [dĩ dân vi bản] từng được vạch rõ trong BìnhNgô Đại Cáo - "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Đó là tư tưởng lớn. Với NguyễnTrãi, tư tưởng ấy từng sôi sục trong hành động, khắc khoải trong tâm tưởng, rátbỏng trong thi ca. Cả bài thơ 8 chữ, đến tận dòng cuối cùng, chữ “dân” mới bật ra,song chính là cái nền tư tưởng, tình cảm của tác giả, cái hồn của bài thơ. Là sợi chỉdỏ xâu chuỗi cả 8 câu thơ lại.Cảnh ngày hè [Gương báu răn mình số 43] không định giáo huấn chung.Trước đời sống đang dâng trào, yên lành thế, Nguyễn Trãi tự răn mình, phải làmsao cho cuộc sống này trở thành mãi mãi và chỉ khắc khoải một nỗi "tiên ưu" ấymà thôi.Bài tham khảo 4Đặt cho bài Bảo kính cảnh giới số 43, trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi,cái tựa Cảnh ngày hè kể cũng phải. Phần lớn thơ thuộc chùm Bảo kính cảnh giớivẫn nghiêng về những gương báu tự răn mình, đúng như chủ đề chung của cảchùm. Trong khi đó, bài 43 này, dù không phải không có cái ý răn mình, nhưng lạinghiêng nhiều về tức cảnh. Toàn thi phẩm là tâm tình nồng hậu của ức Trai trướccảnh tượng hưng thịnh của ngày hè. Dù được viết cách nay đã hơn sáu thế kỉ,nhiều ngôn từ đã trở nên xưa xa đối với người hiện đại, thậm chí kèm theo luônphải có cả một bản chú thích lê thê đến gần 20 mục, nhưng Cảnh ngày hè vẫn dưsức vượt qua khoảng cách thời gian dằng dặc, vượt qua rào cản ngôn ngữ rậm rịtđể đến được với người đọc bây giờ. Điều gì đã khiến cho bài thơ có được sức sốngnày? Sự tài hoa của ngòi bút chăng? vẻ tinh tế của tâm hồn chăng? Tầm vóc lớnlao của một tâm lòng chàng? Có lẽ không riêng một yếu tố nào, mà là sự kết tinhcủa tất cả thành một chỉnh thể thi ca sống động, một kiến trúc ngôn từ cô đúc dưvang.Cảnh ngày hè trước hết là một cảnh tượng rực rỡ và rộn rã. Nếu tuân theonguyên lí “thi trung hữu họa”, người đọc hoàn toàn có thể cảm thụ thi phẩm nhưmột bức tranh. Một bức tranh được vẽ bằng ngôn từ. Một bức tranh nghiêng vềgam màu nóng, theo lối phân loại của hội họa. Thật là gam màu đặc trưng củangày hè.Hai câu đề, với những nét bút đầu tiên, đã đưa ngay cái không khí hè đến vớingười đọc:“Rồi hóng mát thuở ngày trườngHòe lục đùn đùn tán rợp giương”Ngày hè hiện ra với một tâm thế, một thời gian, một không gian khá ăn nhậpvới nhau. Ba chữ Rồi hóng mát đã gợi ra hình ảnh một ức Trai trong dịp nhàn rỗihiếm hoi nào đó đang hóng mát ngày hè. Nhưng ba chữ thuỷ ngày trường mới giàusức gợi hơn. Ngày mà dài thì đúng là đã tóm được cai chênh lệch đêm ngắn, ngàydài khá đặc trưng của mùa hè. Nhưng có phải chỉ là chuyện thời lượng đơn thuầnkhông? Hình như còn là chuyện tâm lí nữa. Khoảng thời gian nào mà lại có thểkhiến một con người vốn ham gánh vác việc xã tắc giang sơn này cảm nhận là“thuở ngày trường?” Thời ông đang làm rường cột bận bịu với chính sự giữa cungđình của một vị quan đầu triều ư? Không thể. Khi ấy, người say sưa hành sự khómà cảm nhận về “ngày trường”. Vì thế, chữ “ngày trường” gợi ra những ngày nhàncư mà chẳng thật thanh nhàn bên ngoài chính cuộc của ức Trai chăng? Mà đâu chỉhiện trong nghĩa của chữ, tâm thế ấy như còn ẩn trong âm vang của lời. Chẳngphải thế sao? Câu khai mở đã gây một cảm giác lạ đối với người quen đọc thơ thấtngôn bát cú. Có một cái gì đó như là giao thoa của những cảm giác trái chiều: ngắnmà lại dài, mau mà lại khoan. Sao thế nhỉ? Có phải vì đó là một câu phá cách: lờichỉ có sáu tiếng [lục ngôn], tiết tấu chỉ có hai [3/3]. Cả chuỗi lời thì ngắn, mỗi tiếttấu lại dài. Số nhịp thì dồn lại, mỗi nhịp lại trải ra. Sự co giãn này có hiệu quả gìđây? Hãy lắng nghe âm vang của nó:“Rồi hóng mát/ thuở ngày trường”Chẳng phải nó tao ra một ngữ điệu khá khác biệt, chứa đựng những tình điệudường như cũng trái chiều: vừa hối thúc lại vừa thong dong? Thong dong mà hốithúc, nhàn cư mà bận tâm, chẳng phải là cái tâm thế thường trực ỏ ức Trai haysao? Có lẽ sẽ không ngoa khi nói rằng chính tâm thê này đã ngầm tìm kiếm cho nókiểu câu trúc ngôn từ như thế trong câu khai mở! Người nghiên cứu hiện đại có thểgọi đó là sự tham gia sáng tạo của vô thức chăng?Kết hợp câu đề thứ hai với câu thực ta sẽ thấy một thiên nhiên dồi dào sứcsống được hiện lên qua sắc độ rực rỡ của thảo mộc hoa lá:“Hòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên tri đã tiễn mùi hương”Trật tự không gian trải từ cao xuống thấp, điểm nhìn của thi sĩ cũng di chuyểntừ tầng không qua hiên nhà rồi xuống ao sen. Ở tầng nào của thiên nhiên, sức sốngbên trong cũng như đang trào ra. Các tạo vật thiên nhiên không chịu tĩnh. Chúngđộng. Màu xanh lục lá hòe thì “đùn đùn” như cuộn lên từng khôi biếc, tán hòe thì“rợp giương” như cử lọng giương ô. Màu đỏ hoa lựu không lặng lẽ tô son điểmsắc, cũng không lập lòe dậy lên vài đốm lửa, mà nhất loạt phun trào thức đỏ, tựapháo hoa hừng sáng cả hiên nhà. Từ dưới ao, hoa sen cũng hưởng ứng bằng sắchồng chín ửng cùng mùi hương dậy lên bay tỏa không gian. Mật độ dậy của cácđộng thái “đùn đùn”, “rợp giương”, “phun”, “tiễn”... đã tạo nên một sự sôi độngđằng sau mỗi loài thảo mộc tưởng chừng tĩnh lại. Như thế, động thái mạnh lạiđược cộng hưởng bởiđộ gắt của gam màu, tất cả làm dậy lên sức sống của thiênnhiên đang kì toàn thịnh.Chưa hết. Chúng ta còn thấy Nguyễn Trãi tinh tế hơn nhiều. Thi sĩ đã bắt đượcmột nhịp vận hành vô hình hối thúc, xô đẩy tạo vật nữa. Chỉ cần chú ý một chútthôi sẽ thấy điều này: thảo mộc thì tiếp nối liên tục từ cao xuống thấp, động tháithì liên tiếp từ trong ra ngoài, lá - hoa - hương thì tiếp ứng nhau, nhất là cái nhịpđộ khẩn trương: Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.Loài này đang thì loài kia đã, hô ứng nhau, chen bước nhau gợi ra được không khícác tạo vật đang đua tranh phô sắc, khoe hương.Có lẽ cần dừng đôi chút về câu chữ ở đây. Trước hết, là chữ. Hiện có hai bảnghi khác nhau về câu thơ Hồng liên trì đã ... mùi hươmg và do đó có hai cách hiểukhác. Một bản ghép là “tin”, nghĩa là hết mùi hương, diễn tả vẻ suy. Một bản chéplà “tiễn”, nghĩa là đưa tỏa mùi hương, diễn tả vẻ thịnh. Đi liền với chữ, là cú pháp.Cặp quan hệ từ “còn”... “đã” trong cặp câu thực biểu hiện quan hệ cú pháp nào?Không ít người chỉ thây chúng biểu đạt quan hệ suy giảm: “đang còn”... “dã hét”.Từ đó đã dẫn tới việc hiểu nghĩa của chúng là Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/Hồng tiên tri đã tin [hết] mùi hương. Hiểu thế có phù hợp không?. Để làm sáng tỏ,ngoài những căn cứ về văn tự Nôm, có lẽ cần phải có thêm căn cứ về văn bản thơvà các quy luật nghệ thuật nữa. Trong nghệ thuật, có quy luật: tiểu tiết phục tùngtổng thể chi phối tiểu tiết. Cảm hứng chung của thi phẩm là về sự sung mãn toànthịnh của ngày hè. Cho nên các hình ảnh [cả thiên nhiên lẫn đời sông] tạo nên tổngthể ở đây cũng phải nhất quán, mỗi chi tiết đều phải góp mình làm nổi bật cáithịnh. Xem thế, chữ “tin” ít có lí. Nó nói cái suy. Tổng thể nói thịnh, tiểu tiết saolại nói suy? Rõ ràng, “tin” sẽ lạc điệu, phá vỡ hệ thống. Trái lại, chữ “tiễn” nói cáithịnh, mới cộng hưởng được với vẻ toàn thịnh ấy. về quan hệ cú pháp cũng thế.Cặp phó từ “còn”... “đã”... đâu chỉ nói về loại quan hệ suy giảm: “đang còn”... “đãhết”, mà nó còn dùng để chỉ loại quan hệ tăng tiến: “đang còn”... “đã thêm”. Trongtổng thể này, quan hệ phải là tăng tiến thì mới àn nhập. Bởi vậy, nghĩa của hai câuthơ chỉ có thể là: Thạch lựu hiện còn phun thức đỏ/Hồng liên trì đã tiễn [đưa/tỏa]mùi hương. Hương sen, sắc lựu tiếp ứng nhau, chen đua nhau cùng hợp nên vẻtoàn thịnh của ngày hè.Ăn nhập với thiên nhiên rực rỡ là một đời sông rộn rã. Theo đó, bức tranhngày hè toàn thịnh vốn đã đầy màu sắc giờ lại tràn ngập cả âm thanh:“Lao xao chợ cá làng ngư phủDắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”Nghĩ cũng thú vị, chợ là một hình ảnh vô cùng điển hình của cuộc sống này.Lúc đương đông buổi chợ là hình ảnh vui của một cuộc sống sầm uất đi lên. Cònkhi chợ tan là hình ảnh rã đám của một cuộc sống đương đi xuống. Chỉ cần nhìnvào diện mạo chợ, cũng có thể thấy được âm vang của đời sống. Âm thanh “laoxao” từ chợ cá làng ngư phủ đã nói lên vẻ sầm uất của cuộc đời xung quanh. Cảhình ảnh bóng tịch dương nữa. Nắng tắt, bóng tối dâng lên vây phủ bốn bề, âmthanh sinh hoạt cũng dần dần thưa thớt. Lúc tịch dương thì dù đó là miền sơn cướchay chốn chương đài, cũng đều khó tránh khỏi không khí quạnh hiu cô tịch.Nhưng không khí ấy ở đây đã bị xua tan bởi nhạc ve. Tiếng ve gióng giả inh ỏinhư một bản đàn làm cho hoàng hôn cũng trở nên náo nhiệt. Phải là một tâm hồnmở, một điệu hồn náo nức thì mới có thể nghe tiếng ve inh ỏi thành tiếng đàn cầmve như thế. Từ làng ngư phủ xa xa của dân nghèo lớp dưới, đến lầu son gác tía củangười lớp trên, chỗ nào cũng rộn rã vui tươi. Cái nhìn khái quát đã thâu tóm đượctoàn, cảnh cuộc sống trong đôi nét bút tài hoa.Trước, vẽ thiên nhiên thì từ caoxuống thấp, giờ, vẽ đời sống lại trải từ thấp đến cao, từ xa lại gần. Lối viết đảongược cú pháp, đặt những âm thanh lao xao và dắng dỏi lên đầu mỗi câu khác nàonhư tạo nên những điểm nhấn. Ta ngỡ như người viết đang muốn phổ vào khônggian cả một dàn âm thanh rộn rã. Cảnh hưng thịnh của ngày hè, nhờ thế, mà càngtrở nên phồn thịnh hơn.Nếu chỉ dừng lại ở cảnh không thôi, cũng đã phần nào thấy được lòng ngườivẽ cảnh. Phải, cảnh tượng ấy đâu chỉ nói với ta về sự tinh tế cùa một tâm hồn, đócòn là sự phấn chấn của một tấm lòng thiết tha với đời sống. Nhưng ta có hồn, đócòn là sự phấn chấn của một tấm lòng thiết tha với đời sống. Nhưng ta có dịp dượchiểu về tấm lòng ấy trực tiếp hơn qua chính lời ước ao bộc trực của thi sĩ:“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếngDân giàu đủ khắp đòi phương”Giá chỉ có cây đàn của vua Thuấn, ta sẽ gảy khúc Nam Phong cầu cho dângiàu đủ khắp muôn phương. Cặp câu kết này hé mở cho chúng ta về chí của ỨcTrai. Người dám mang trong mình ước nguyện kia phải là ai vậy? Một thi sĩ đơnthuần thôi sao? Một công thần khanh tướng thôi sao? Những kẻ ấy dám mơ đếnviệc cầm trong tay cây đàn của một quân vương sao? Không. Trong đời, về phậnvị, Nguyễn Trãi là một công hầu. Nhưng trong thơ, trong cái thế giới của nhữngkhát vọng riêng tư nhất, ông đã bộc lộ khát khao lớn ngang tầm với những bậcquân vương vốn là thần tượng của lịch sử. Điều này có gì là không chính đángđâu. Và, đó là khát khao tầm cỡ Nghiêu Thuấn.Thêm nữa, Nguyễn Trãi muôn gảy đàn chỉ để ca ngợi cuộc sống phong túchiện thời thôi sao? Không. Dù cảnh tượng bày ra nhỡn tiền kìa quả là hưng thịnh.Nhưng nó vẫn chưa khiến ông thỏa nguyện. Ông muốn cầm cây đàn vua Thuấngảy khúc Nam phong để cầu mong cho dân tình phong túc hơn nữa. Ông mongmuốn có một cuộc sống thực sự thái bình. Đó là khát khao sâu kín và cháy bỏngsuốt một đời Nguyễn Trãi. Vì nó ông đã phải trả giá bằng cả sinh mạng và tôn tộccủa mình. Chẳng thế mà ông cần phải đúc nó vào trong một câu lục ngôn, một câuđột nhiên ngấn lại, như để ghim sâu điều đau đáu của cõi lòng. Thì đó là khát khaoNghiêu Thuấn của một con người suốt đời “âu việc nước” chứ sao!Và, Cảnh ngày hè như thế, chẳng phải là sự hòa điệu tuyệt vời giữa tâm hồn vànét bút của một đấng tài hoa với tấm lòng của một bậc minh vương lương tướngư?Bài tham khảo 5“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là một bầu không gian trữ tình đặc sắc. Nóphong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm “Bảo kính cảnh giớichứa đựng những nét độc đáo, lấp ló niềm tâm sự của tác giả. Bài thơ này có ngườiđặt tên là “Cảnh tình mùa hè”.Câu thơ đầu cho thấy Nguyễn Trãi đang sống rất thong thả, rảnh rỗi một cáchbất thường. Bởi, nếu còn được tham gia vào việc triều chính thì không có cái annhàn ấy. Bài thơ có khả năng được sáng tác vào khoảng 1438 – 1439 lúc NguyễnTrãi về Côn Sơn để lánh lũ nịnh thần đang lũng đoạn triều đình. Câu thơ như mộttiếng nói tự bên trong: “Ừ, rảnh rỗi đến thế này rồi thì ta hóng mát mãi!].Có thể coi 4 câu đầu tiên miêu tả cảnh. Tác giả mở tâm hồn ra với thiên nhiênvà cuối mùa hè trong lúc rãnh rỗi cảnh và “hóng mát”.Bức tranh rất sinh động và đầy sức sống: - Cây hòe đang phát triển màu xanhlục của nó cứ “đùn đùn” mà lên, mà tỏa tán, mà trương rợp ra như một cái dù xanhđan bằng cành lá. Màu xanh cứ vậy mà sum suê, mà tỏa rộng.Ở hiên nhà, những bông hoa thạch lựu nở hoa đỏ chói, màu lửa cứ phun ra làmchói rực rỡ, cái gam màu đỏ là màu nóng đối với cái gam màu xanh là màu lạnhcàng làm cho cảnh vật tưng bừng hoạt náo như đua nhau khoe sự sống.Những ngày cuối xuân đầu hè, Nguyễn Trãi cũng cảm nhận tinh tế:Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn.Để tả mùa hè Nguyễn Du viếtĐầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.Hoa sen chắc đã thành gương sen cả nên đầm hồ không còn chút mùi thơmnào nữa.Cảnh vật ở đây được đón nhận bằng nhiều giác quan [mắt, mũi, tai và cả ấntượng nữa]. Mùa hè đã đi những bước cùng buổi chiều tịch dương nắng tắt nhưngsự sống thì có sức nội năng có cái gì thôi thúc bên trong dường như không kiềm lạiđược cứ « đùn đùn » « phun trương » ra tất cả. Cảnh vật được nhân hóa cho nên nóthiên về miêu tả trạng thái tinh thần của sự vật qua đây ta thấy được lòng yêu đờicủa tác giả thật mãnh liệt.Cách đặt câu khiến ta suy nghĩ: cái hiên nhà phun những bông hoa màu đỏ chứkhông phải là cây thạch lựu; cái hồ sen đã im ngừng mùi hương chứ không phải làbông sen. Cái nhìn như vật nó tinh tế và mới lạ vui vẻ mặc dầu người đọc có thểhiểu màu đỏ và hương thơm ấy từ đâu. Có lẽ nhà thơ đã quạnh hiu và chán nản vớithực trạng là nhờ thiên nhiên xoa dịu niềm đau. Nhưng trong cách âm thanh củathiên nhiê Nguyễn Trãi vẫn lọc được tiếng nói của cuộc đời. Về với thiên nhiên,ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp củathiên nhiên.“Hòe lục đùn đùn tán rợp giươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏHồng liên trì đã tiễn mùi hương”Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông, thiên nhiên bừng bừng sức sống.Cây hòe lớn lên nhanh, tán nó càng lớn dần lên có thể như một tấm trướng rộngcăng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, aosen tỏa hương, màu hồng của những cành, hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kínhcủa Nguyễn Trãi: sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa,một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nóđược nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời… .Lao xao chợ cá dội lên từ một làng chài hay chính tác giả đang rộn rã niềm vuitrước cảnh « dân giàu đủ » và cả tiếng ve dắng dỏi có phải chăng là tấm lòngNguyễn Trãi đang tấu nhạc? [Buổi chiều tiếng ve không kêu nhiều như trưa !]Nghe thấy để chứng thực rằng dân đang sống giàu đủ yên vui Nguyễn Trãiước mơ có cây đàn vua Thuấn gảy khúc Nam phong ca ngợi cảnh:Dân giàu đủ khắp đòi phươngCâu lục được cắt nhịp vững chãi kết tụ cảm xúc trong bài thì ra dù có « rỗihóng mát » tác giả vẫn đau đáu một lí tưởng vì dân. Con người suốt đời mang tớino ấm cho dân.Sách một hai phiên làm bầu bạnRượu năm ba chén đổi công danhNgoài chưng phần ấy cầu đâu nữa ?Cầu một ngồi coi đời thái bình.[Tự thán – bài 10]Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở CônSơn nhưng tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm « cuồn cuộn nước triềuĐông ». Với thiên nhiên cây cỏ, ông yêu nó đắm say. Và có lẽ chính thiên nhiên đãcứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những Ức Trai chăm chắm «một tấc lòng ưu ái cũ ».Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởngmong cho thôn xóm vắng không có tiếng oán than, đau sầu.Bài tham khảo 6Nguyễn Trãi – một bậc thi ca của văn học Việt Nam, cuộc đời ông sống giaocảm với thơ với cuộc sống thiên nhiên và con người. Cảnh quan trường làm choông nghẹt thở bởi những toan tính chèn ép vậy nên ông đã quyết định tìm về vớithiên nhiên để cho tâm hồn mình thanh tịnh. Trong thời gian ấy ông làm thơ vềthiên nhiên nhưng trong những vần thơ thiên nhiên ấy lại có những tâm sự về sự lolắng cho nhân dân đất nước. bài thơ Cảnh ngày hè là một bài thơ như thế. Trongthiên nhiên mùa hè và cảnh sống sinh hoạt của nhân dân Nguyễn Trãi vẫn thể hiệntình yêu nhân dân đất nước của mình.Trước hết là câu thơ đầu thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong những ngày hè,nhưng ngày về cáo quan ở ẩn:“Rồi hóng mát thuở ngày trường”Chúng ta thấy rõ được chữ “rồi” ở đầu câu thể hiện một tâm trạng rảnh rỗi củanhà thơ ở quê. Nó không có sự bon chen đố kị, chèn ép của những ninh thần. Tạisao nhà thơ không nói là rỗi mà lại là “rồi”. Có thể nói chữ rỗi và chữ rồi đều nóilên cùng một tâm trạng nhưng nhà thơ sử dụng từ “rồi” nghe có vị xưa cũ hơn. Bởivì từ rỗi là sau này mới có, nó mang tính chất hiện đại hơn. Nhà thơ cáo quan vềvới thiên nhiên làng cảnh Việt nam và nhà thơ không những được thanh lọc về tâmhồn mà còn rảnh rỗi hóng mát suốt cả ngày. Nói như thế không phải là nhà thơkhông phải làm gì để ăn mà là để chỉ cái cuộc sống thanh bình an nhàn không mệtđầu mệt óc ở nơi thôn quê hẻo lánh với những con người nông dân hiền lành chấtphác lương thiên này.Những câu thơ tiếp theo nhà thơ vẽ lên một bức tranh cảnh ngày hè vô cùngrực rỡ. Bức tranh ấy không chỉ có thiên nhiên mà còn có cả con người nữa.Trước tiên là bức tranh thiên cảnh ngày hè nơi thôn quê. Có thể nói NguyễnTrãi giống như một nhà họa sĩ dùng ngôn từ để vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp ấy:“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. ”Cây hoa hòe tán rộng tỏa bóng mát khắp đầu tường. Tiếp đó nhà thơ vẽ thêmnhững bông hoa thạch lựu trước hiên nhà có màu đỏ rực rỡ như ánh nắng chóichang của mùa hạ kia vậy. Nhắc đến quê hương người ta không thể nào quên đượchình ảnh những bông hoa sen hồng với hương sắc tuyệt vời. Nhà thơ không nóihẳn là hoa sen mà nhà thơ dùng hai chứ “Hồng Liên” thể hiện sự trang trọng cổkính của bông hoa sen ấy. Trong bức tranh ấy ta không chỉ thấy màu sắc mùihương mà ta còn thấy được cả sự sinh trưởng của chúng. Cây hoa hòe “đùn đùn”,cây thạch lựu “phun”, hoa sen “tiễn” mùi hương. Mùa hạ quả đúng là mùa của sinhtrưởng cho những loại cây cối. Sức sống ấy mạnh mẽ như các động từ mạnh kiavậy. Hương thơm của hoa sen cũng như bay xa hơn thoảng vào không gian nhiềuhơn qua từ “tiễn” ấy. Chữ tiễn ấy không phải là tiễn biệt chia ly mà chứ tiễn nhưthể hiện cái sự bay xa của hương sen trong cơn gió kia làm cho không gian làngquê ngát hương.Bức tranh ấy còn có cả những cuộc sống sinh hoạt của con người làng quê.Thật vậy tranh thiên nhiên đã đẹp nhưng nó còn đẹp hơn khi xuất hiện hoạt độngsự sống của con người:“Lao xao chợ cá làng ngư phủ,Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.”Từ láy “lao xao” như thể hiện được hết cái vui tươi của con người lao độngtrong những buổi chợ. Chợ có đông thì mới có niềm vui như thế, có tiếng độngnhư thế. Cái âm thanh ấy như tác động đến tâm hồn người nghệ sĩ. Chợ cá kiadường như có rất nhiều đồ khiến cho người dân nơi đây náo nức, mua bán Có thênói rằng đó chỉ là cuộc sống đời thường thôi nhưng tại sao khi cảm nhận ở đây talại thấy nó đẹp đến thế. Có khi nào cái đẹp xuất phát từ những cái quá đỗi bìnhthường không?. Thế rồi âm thanh của những con ve gọi hè. Tiếng ve như dắng dỏitạo nên thành một dàn đồng ca mùa hạ ngân nga ngày đêm không biết mệt.Trước những thiên nhiên và con người nhà thơ như thể hiện những ướcnguyện của mình. Nhà thơ thật thà thể hiện tấm lòng của mình:“Rẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,Dân giàu đủ khắp đòi phương”Câu thơ thể hiện ước nguyện của nhà thơ mong muốn mượn được chiếc đàncủa vua Ngu Thuấn đàn một tiếng cho nhân dân giàu khắp bốn phương. Từ truyềnthuyết tiếng đàn của vua Ngu thuấn nhà thơ thể hiện ước nguyện sự lo lắng chonhân dân. Mong có thể giúp đỡ cho nhân dân có một cuộc sống đầy đủ yên ổn tháibình.Như vậy qua đây ta thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp, tất cảnhưng màu sắc đều thể hiện đặc trưng của mùa hè. Có thể nói chắc hẳn nhà thơphải là một người yêu thiên nhiên nhiều lắm thì mới có thể cảm nhận được cảnhững bước sinh trưởng của cây côi mùa hè như thế. Đồng thời ta cũng thấy đượcmột tâm hồn trung nghĩa với nhân dân. Mặc dù xa rời quan trường nhưng ôngkhông lúc nao không lo cho nhân dân, mong muốn nhân dân có một cuộc sống anlành bình yên.

Video liên quan

Chủ Đề