Cát cứ có nghĩa là gì năm 2024

Ngày 28.3, tại TP.Hạ Long (Quảng Ninh), Hội đồng lý luận T.Ư, Tạp chí Cộng sản, và Tỉnh uỷ Quảng Ninh tổ chức "Hội thảo nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển KT-XH trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh - tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương".

Cát cứ có nghĩa là gì năm 2024
Quang cảnh hội thảo Lã Nghĩa Hiếu

Nguồn lực quan trọng nhất là con người, tài nguyên số

Phát biểu đề dẫn hội thảo, ông Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, khi đánh giá, gợi mở cách tiếp cận mới trong việc huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, xác lập động lực mới cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xuất phát từ: Xu hướng toàn cầu - tầm nhìn quốc gia - hành động địa phương.

Tại hội thảo ông Nguyễn Xuân Thắng cũng khái quát về xu hướng toàn cầu trong thời gian tới. Theo đó, đại dịch Covid-19, xung đột vũ trang và chiến tranh thương mại đã kích hoạt chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc kinh tế và phong trào phản kháng toàn cầu hóa trở nên mạnh mẽ hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là bước chuyển nhanh sang nền kinh tế số đưa đến những nhận thức phát triển mới: nguồn lực phát triển quan trọng nhất là tài nguyên số và trí tuệ con người, động lực tăng trưởng nhanh nhất là những ngành thích ứng với chuyển đổi số, đặc biệt là kinh tế. Sự cạn kiệt, thiếu hụt tài nguyên khiến các xu hướng nổi bật như tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn mang đến cho thế giới những động lực mới để phát triển nhanh và bền vững...

Cát cứ có nghĩa là gì năm 2024

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, phát biểu đề dẫn hội thảo

Lã Nghĩa Hiếu

Từ nhận diện tình hình thế giới, Việt Nam cần nhận diện đúng, dự báo trúng và bắt nhịp nhanh với các xu hướng toàn cầu. Nếu như không thể đứng được trên vai của những người khổng lồ thì chí ít cũng có thể đi cùng với họ, để khai thác tốt nhất những động lực và nguồn lực bên ngoài, không chỉ để khắc phục những hệ lụy của đại dịch Covid-19 mà còn phải kiến tạo được những nền tảng cho sự phát triển trong trung và dài hạn.

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt mục tiêu trên phải đạt tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân 6,7%. Thế nhưng hiện nay chỉ đạt 5,6%

Trước thách thức trên, việc tăng năng suất là phương thức quan trọng nhất để Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển của mình. Có 3 cách tăng năng suất, gắn liền với việc khởi tạo ba động lực chính của tăng trưởng: Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, di chuyển nguồn lực từ các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao hơn để sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực; tạo hiệu ứng kinh tế quy mô, khai thác lợi thế nhờ quy mô để tăng năng suất trong từng ngành, từng doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho quá trình nhập cuộc - rút lui của các doanh nghiệp để mở rộng sân chơi và nguồn lực cho những chủ thể kinh tế hiệu quả nhất trên thị trường.

“Nguồn lực quan trọng nhất là tài nguyên số và trí tuệ con người. Động lực quan trọng nhất là những ngành phát triển số, cụ thể là kinh tế số đang làm thay đổi cách thức phân bổ và quản lý các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu, các khu vực và từng quốc gia”, ông Thắng nhận định.

Tư duy cục bộ địa phương là lực cản

Hội thảo cũng đã nghe nhiều tham luận, ý kiến của các nhà khoa học, lãnh đạo các tỉnh thành trong cả nước bàn về phục hồi và phát triển KT-XH thời hậu Covid-19. Trong đó các địa phương bàn sâu phương diện quản trị địa phương về vai trò, vị trí, phương pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả, thành công đột phá, bài học hay, kinh nghiệm quý, kể cả những tồn tại, bất cập, vướng mắc, điểm nghẽn…

Từ đó, các lãnh đạo các địa phương đã đề xuất những giải pháp, kiến nghị có giá trị trong huy động, phân bổ, sử dụng tối ưu nhất nguồn lực và tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước và các địa phương.

Cát cứ có nghĩa là gì năm 2024

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký chia sẻ về tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19

Lã Nghĩa Hiếu

Chia sẻ kinh nghiệm về phục hồi, phát triển kinh tế thời hậu Covid-19, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho biết, địa phương tích cực chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; đi tiên phong trong đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng; tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tích cực cải cách hành chính để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế cho phát triển; đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại gắn với tổ chức lại không gian phát triển, kiến tạo các hành lang phát triển mới; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân…

“Năm 2020 và 2021, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn, Quảng Ninh giữ đà tăng trưởng GRDP trên hai con số trong 6 năm liên tiếp (2016 - 2021). Quý I.2022, Quảng Ninh tăng trưởng GRDP ước đạt 8,02%; tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.550 tỉ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ 2021”, ông Nguyễn Xuân Ký cho biết.

Từ thực tiễn của các địa phương, ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng việc khơi thông, giải phóng nguồn lực và tạo động lực cho sự phát triển đó là vai trò của liên kết vùng.

"Muốn liên kết vùng phải bỏ tư duy cục bộ, chủ nghĩa địa phương, cát cứ. Đây là lực cản cho sự phát triển của đất nước thời gian qua. Muốn nhanh thì đi một mình, muốn đi tới đích phải đi cùng nhau", ông Thắng nói.

Với quy mô cấp quốc gia, hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, với 76 bài tham luận. Trong đó có 21 tham luận của các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên T.Ư Đảng và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành...