Cắt sim bị phạt như thế nào

Phản ánh đến báo Pháp Luật TP.HCM, chị Thủy cho biết từ năm 2012 chị đã mua và đăng ký thông tin chính chủ với SIM số 09xxxx8888 (bốn số cuối là tứ quý 8).

SIM được nhà mạng A cung cấp. Chị dùng SIM liên tục đến tháng 2-2020 thì đột nhiên bị mất sóng và bị khóa hai chiều.

Liên lạc đến tổng đài chăm sóc khách hàng, chị Thủy mới biết SIM đã bị cắt và sang tên cho người khác. Tuy nhiên, chị Thủy không nhận được bất cứ thông báo nào về việc thu hồi SIM của nhà mạng trước đó.

“SIM bị cắt, việc liên lạc của tôi đến người thân, bạn bè, mối làm ăn đều bị gián đoạn. Đây là số điện thoại tứ quý 8, tôi đã phải bỏ 80 triệu đồng ra mua để giao dịch làm ăn, có đăng ký chính chủ đàng hoàng. Nếu nhà mạng cắt SIM thì cũng phải có thông báo trước với tôi chứ” - chị Thủy bức xúc.

Trước việc bị sang tên SIM vô cớ, chị Thủy tìm đến nhà mạng A để tìm hiểu nguyên nhân.

Sau đó, nhà mạng A có văn bản trả lời gửi đến chị Thủy. Theo đó, phía nhà mạng A cho biết vào ngày 19-9-2019, một nam khách hàng tên NTN đã đến điểm giao dịch của nhà mạng A tại quận 7 để đăng ký thay đổi thông tin cho thuê bao 09xxxx8888 theo thông tin cá nhân của ông N.

Theo nhà mạng A, khi giao dịch viên cập nhật thông tin thuê bao, hệ thống sẽ gửi một mã xác nhận OTP về thuê bao. Khách hàng phải cung cấp chính xác mã xác nhận OTP đó và thực hiện các quy định khác để khai báo trên chương trình. Từ đó, hệ thống mới cho phép cập nhật thành công tên thuê bao mới.

Vì vậy, khi khách hàng yêu cầu đăng ký lại thông tin thuê bao thì phải có xác SIM mới có thể cung cấp chính xác mã OTP nhằm đảm bảo việc xác thực.

Tuy nhiên, chị Thủy cho rằng cách giải thích của nhà mạng A là không hợp lý vì thuê bao đã được chị Thủy đăng ký chính chủ từ trước và SIM luôn được chị lắp vào điện thoại di động. Chị Thủy cũng không hề quen biết người tên NTN.

Cắt sim bị phạt như thế nào

Chị Bùi Thanh Thủy bức xúc khi số điện thoại tứ quý 8 đang dùng bị khóa. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG

Thiếu ảnh chân dung, SIM bị sang tên

Chiều 22-5, trao đổi cùng PV Pháp Luật TP.HCM, đại diện nhà mạng A cho biết trước đây, thuê bao 09xxxx8888 được chị Thủy đăng ký thông tin chủ thuê bao gồm họ tên, số CMND… và các thông tin khác ghi trên giấy tờ tùy thân của chủ thuê bao.

Sau khi Nghị định 49/2017 ra đời (có hiệu lực ngày 24-4-2017) thì chị Thủy không đáp ứng được yêu cầu bổ sung thông tin thuê bao theo quy định mới. Cụ thể, Điều 1 của nghị định này yêu cầu ngoài các thông tin trên thì chủ thuê bao phải cập nhật thêm ảnh chân dung. Tuy nhiên, đến hiện tại chị Thủy vẫn chưa cập nhật được ảnh chân dung.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại Nghị định 49/2017 có quy định trường hợp chuyển quyền sử dụng số thuê bao thì người chuyển quyền sử dụng và người nhận quyền sử dụng phải thực hiện việc giao kết lại hợp đồng sử dụng số thuê bao với doanh nghiệp viễn thông.

Chúng tôi viện dẫn quy định trên và đặt câu hỏi: “Thời điểm khách hàng N. sang tên thuê bao 09xxxx8888, chị Thủy vẫn đang được sử dụng số điện thoại trên và đã có đăng ký các thông tin chủ thuê bao. Vậy trong thủ tục sang tên vì sao chỉ do khách hàng N. thực hiện mà không có chị Thủy tham gia để giao kết lại hợp đồng?”.

Đại diện nhà mạng A vẫn khẳng định đã làm đúng quy trình thông qua mã OTP và khách hàng cung cấp được 10 số thường xuyên gọi đi. “Hệ thống chỉ cho phép cập nhật tên thuê bao khi khách hàng cung cấp chính xác mã OTP” - đại diện nhà mạng A khẳng định.

Hiện nhà mạng A đã khóa hai chiều với thuê bao trên để xác minh, làm rõ.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin sự việc.

Sở Thông tin và Truyền thông vào cuộc

Không đồng ý với giải thích của nhà mạng A, chị Thủy làm đơn khiếu nại lên Sở TT&TT TP.HCM.

Ngày 19-5, Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM có buổi làm việc với chị Thủy và đại diện nhà mạng A tại TP.HCM.

Tại buổi làm việc, đại diện nhà mạng A tiếp tục khẳng định thực hiện thủ tục sang tên đúng quy định. Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM yêu cầu các bên hợp tác cung cấp thông tin cụ thể, chính xác về quá trình sang tên số thuê bao. 

TRÚC PHƯƠNG

Tin liên quan

5 nhà mạng cam kết sẽ 'xử' đại lý bán SIM rác

Hàng tỷ đồng chảy ngược vào túi nhà mạng

2 việc cần làm nếu không muốn bị thu hồi SIM

Từ khóa

chị Huỳnh Thanh Thủy ngụ quận 11 TP.HCM khổ sở SIM điện thoại bỏ tiền mua nhà mạng thu hồi không lý do tứ quý 8

Theo khoản 1, điều 2, Nghị định 49 quy định về sử dụng SIM mới nhất, người dùng có thể sẽ bị phạt tới 500.000 đồng nếu phát hiện ra sử dụng sim không chính chủ.

Quy định khoản 1, điều 2, nghị định 49 về sử dụng SIM

Theo quy định tại khoản 1, điều 2, Nghị định 49 về sử dụng SIM, người dùng sử dụng sim không chính chủ, có thể là do mượn giấy tờ của người khác để đăng ký hoặc cho người khác sử dụng sim của mình mà không có hợp đồng giao kết lại thì sẽ bị phạt tiền lên tới 500.000 đồng.

Cắt sim bị phạt như thế nào

Trong trường hợp xảy ra các vi phạm pháp luật liên quan đến sim di động, người chủ thuê bao sẽ phải có trách nhiệm giải trình với cơ quan chức năng. Đối với việc người chủ thuê bao không sử dụng sim mà cho người khác dùng vi phạm pháp luật thì người sử dụng phải chứng minh được mình vô can, cũng có thể phải chịu hình phạt liên đới nếu người cầm sim vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Người đăng ký sim chính chủ có quyền khiếu nại lên nhà mạng để lấy lại sim chính chủ của mình bất cứ lúc nào. Người sử dụng sim không chính chủ có thể sẽ không nhận được các hỗ trợ và ưu đãi do nhà mạng cung cấp đồng thời không được sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác như Mobile Money, định danh điện tử. Ngoài ra người sử dụng sim không chính chủ có nguy cơ bị cắt liên lạc và khóa sim bất cứ lúc nào mà không thể khiếu nại được.

Cách kiểm tra thông tin SIM chính chủ

Để kiểm tra rằng sim của mình có chính chủ hay không, người dùng có thể sử dụng cú pháp: TTTB gửi 1414 để tra cứu hoặc kiểm tra trên trang thông tin của nhà mạng. Việc này giúp cho người dùng đảm bảo được quyền lợi của chủ sim. Đối với trường hợp thông tin sim chưa chính chủ cần có báo cáo và cập nhật lại thông tin chính xác ngay.

Cắt sim bị phạt như thế nào

Theo báo cáo từ bưu cục hiện nay tổng số sim tại Việt Nam lên tới trên 130 triệu sim. Đã xuất hiện rất nhiều trường hợp vi phạm pháp luật bằng sim di động không chính chủ và gây những khó khăn nhất định trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự. Các hành vi vi phạm pháp luật bằng sim di động bao gồm đe dọa, tống tiền, nhắn tin, quấy rối lừa đảo….Chính vì thế, để có thể đảm bảo quyền lợi và bảo vệ người dùng , chúng tôi cần có hệ thống thông tin chính xác để có thể truy cứu. Hơn nữa, việc cập nhật thông tin chính xác giúp nhà mạng phát triển tốt hơn các dịch vụ giá trị gia tăng như Mobile Money….

Thống kê

Hiện nay, Bộ TT&TT đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm quản lý và ngăn chặn việc sử dụng sim rác, sim kích hoạt sẵn trên thị trường. Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2019, đã có tới 1855849 sim di động trả trước bị cắt giảm do vi phạm chính sách thông tin. Tình trạng sim rác, sim kích hoạt sẵn trên thị trường đã có dấu hiệu giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2019 tuy nhiên vẫn còn tồn tại. Các nhà mạng bị Bộ TT&TT xử phạt vi phạm bao gồm Viettel, Vinaphone, MobiFone và Vietnammobile. Hiện tại đã có văn bản chấn chỉnh lại tình trạng sim rác này được gửi đến các nhà mạng để thông báo.

Cắt sim bị phạt như thế nào

Việc ngăn chặn kinh doanh và phát tán sim rác, sim kích hoạt sẵn không chỉ cần đến các bộ phận chức năng mà người dùng cũng nên ý thức và hợp tác để ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng này một cách triệt để nhất.