Catheterization là gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Vũ Văn Soát - Trưởng Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế honamphoto.com Hạ Long. Bác đã có trên 34 năm kinh nghiệm trong ngành Nhi khoa và Hồi sức cấp cứu. Với thế mạnh trong thực hiện thành thạo các kỹ thuật hồi sức Nhi và sơ sinh, bác sĩ từng cấp cứu hồi sức nuôi dưỡng hơn 1000 ca trẻ đẻ non và hơn 1000 ca các bệnh ở trẻ sơ sinh như: vàng da sơ sinh nặng, suy hô hấp sơ sinh.

Bạn đang xem: Tĩnh mạch trung tâm là gì


Nhiễm khuẩn, chảy máu hay tràn khí là những biến chứng có thể xảy ra nếu như quá trình đặt catheter tĩnh mạch có sơ suất. Hiện nay, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm mang lại nhiều ưu điểm vượt trội, hạn chế được rủi ro tai biến.


1.1 Định nghĩa

Thuật ngữ “catheter” dùng để chỉ một ống thông nhỏ, dài, làm bằng nhựa mỏng và dẻo. Catheter được dùng để truyền thuốc, dịch, chất dinh dưỡng hoặc máu vào cơ thể của bệnh nhân trong một khoảng thời gian từ vài tuần hoặc lâu hơn nữa.

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là gì? Đây là kỹ thuật luồn catheter từ các tĩnh mạch ở cánh tay, ngực hoặc cổ sao cho đầu tận cùng catheter nằm ở tĩnh mạch trung tâm gần tim. Hiện nay, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm được áp dụng nhiều ở các khoa hồi sức cấp cứu và phẫu thuật tại những bệnh viện lớn.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch trung tâm, cụ thể là:

Tỷ lệ thành công cao.Bệnh nhân có rối loạn đông máu vẫn thực hiện được.Có thể băng ép để cầm máu nếu có chảy máu nơi tiêm.Người bệnh và thân nhân dễ chấp nhận.
Phương pháp này có thể áp dụng với cả những bệnh nhân có rối loạn đông máu

1.2 Chỉ định và chống chỉ định thực hiện

Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch được chỉ định thực hiện khi cần:

Truyền nhiều loại dịch trong quá trình cấp cứu.Truyền dinh dưỡng cho bệnh nhân không thể ăn bằng đường miệng.Truyền thuốc điều trị dài ngày.Chạy thận nhân tạo.

Chống chỉ định đặt catheter tĩnh mạch trung tâm đối với những trường hợp bệnh nhân có các đặc điểm dưới đây:

Tiểu cầu nhỏ hơn 60.000/mm3.Có cục máu đông tại tĩnh mạch trung tâm.

1.3 Chuẩn bị thực hiện

Trước khi tiến hành kỹ thuật cần trải qua quy trình chuẩn bị cẩn thận:

Dụng cụ: Các phương tiện để thực hiện kỹ thuật này bao gồm bộ catheter 2 hoặc 3 nòng, bộ tiểu phẫu, bơm kim tiêm 5ml, thuốc tê tại chỗ, kim cố định catheter, lọ dung dịch NaCl 0,9%, bộ dây truyền dịch và thuốc sát khuẩn.Người bệnh: Bệnh nhân và gia đình sẽ được giải thích kỹ về thủ thuật và ký giấy đồng ý. Họ cũng sẽ được chuẩn bị hồ sơ bệnh án và tiến hành một số kiểm tra. Trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ nằm ngửa, có gối kê vai và xoay đầu sang phía đối diện với bên chọc kim hoặc có thể bị gây mê.

Xem thêm: Trạng Từ Trong Tiếng Anh Là Gì, Các Loại Trạng Từ Cần Biết Trong Tiếng Anh

1.4 Quy trình thực hiện

Có ba con đường đặt catheter tĩnh mạch trung tâm phổ biến là:

Đặt đường cao: Giao điểm giữa đường ngang qua sụn giáp và bờ trước cơ ức đòn chũm.Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn: Khu vực xương đònCatheter tĩnh mạch cảnh trong [Theo Đường Daily]: Vùng tam giác xương đòn và xương ức
Bệnh nhân phải được khám cẩn thận và giải thích rõ ràng về thủ thuật

2.1 Định nghĩa

Tĩnh mạch dưới đòn nằm dưới phần xương đòn, gần sát động mạch dưới đòn và đỉnh phổi. Đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn là thủ thuật là thủ thuật đưa ống thông polyten vào tĩnh mạch dưới đòn, nhằm mục đích truyền nhanh vào cơ thể bệnh nhân một lượng dịch, thuốc, chất dinh dưỡng,...

Có 4 đường vào tĩnh mạch dưới đòn xung quanh xương đòn bao gồm: đường Aubaniac, Wilson, Testart và Yoffa. Ưu điểm của phương pháp đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn là:

Dễ xác định mốc giải phẫuĐường đi và hướng đi thuận lợi cho việc đẩy ống thông vào tĩnh mạch chủĐường kính tĩnh mạch dưới đòn khá lớn, không bị xẹp dù bệnh nhân đang bị trụy mạch khiến tỷ lệ thành công caoVị trí dễ cố định, che phủ, chăm sóc và tiện cho bệnh nhân sinh hoạtÍt bị nhiễm trùng do tĩnh mạch nằm sâu trong lồng ngựcÁp lực máu thấp nên không gây tụ máu khi phải tiêm nhiều lần

2.2 Hai phương pháp đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn

Phương pháp luồn sonde: Áp dụng với catheter 1 nòng với ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện.Phương pháp Seldinger: Luồn catheter qua dây dẫn với mọi vị trí. Đây là kỹ thuật cải tiến với nhiều ưu điểm hơn so với các phương pháp khác thường sử dụng trước đây, chẳng hạn như:Kim luồn cỡ nhỏ phù hợp với tĩnh mạch nền nhỏ ở trẻ emTăng tỷ lệ thành công lên cao hơnÍt chảy máu nơi tiêmÍt bị tắc ống thông do luồn catheter cỡ lớnDễ đo áp lực tĩnh mạch trung tâm

3. Ưu điểm của siêu âm hướng dẫn


Hiện nay, siêu âm hướng dẫn là tiêu chuẩn bắt buộc khi tiêm tĩnh mạch trung tâm nhằm tăng tỷ lệ thành công, giảm số lần đâm kim cũng như biến chứng chảy máu, tổn thương mô và nhiễm trùng.

Bộ dụng cụ siêu âm hướng dẫn bao gồm máy siêu âm với đầu dò Linear, có kèm bao nylon vô khuẩn bọc đầu dò, gel siêu âm 2 loại là thường và vô khuẩn. Trong quá trình chuẩn bị cho bệnh nhân, bác sĩ hoặc điều dưỡng tiêm nên thực hiện kỹ thuật dưới hướng dẫn siêu âm tĩnh mạch.

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm có những ưu điểm như sau:

Siêu âm giúp xác định tĩnh mạch, tránh trường hợp tiêm nhầm động mạchĐo đường kính tĩnh mạch nền và độ sâu tĩnh mạchXác định vị trí và hướng đâm kim, hạn chế chảy máu nơi tiêmKiểm tra vị trí đúng của đầu catheterPhát hiện huyết khối tĩnh mạch khi có dấu hiệu lâm sàng

Kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm nói chung, hay cụ thể là phương pháp đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn, khá phức tạp với yêu cầu tuân thủ chặt chẽ quy trình cao và vẫn có thể xảy ra biến chứng. Chính vì vậy, đặt catheter tĩnh mạch dưới hướng dẫn của siêu âm sẽ giúp ngăn ngừa và đề phòng các nguy cơ rủi ro, tăng độ chính xác ở người thực hiện cũng như tỷ lệ thành công của cả thủ thuật.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế honamphoto.com, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao [giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ], giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài [Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ] luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, honamphoto.com cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thànhKỹ thuật chuyên sâu: honamphoto.com đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, honamphoto.com còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 02033828188 hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền Myhonamphoto.com để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Catheterization .’ dịch sang tiếng việt nghĩa là gì? Nghĩa tiếng việt chuyên ngành y tế: thủ thuật thông, đút ống thông vào một cơ quan rỗng. – Thông tiểu [urinary catheterization] : cho ống thông vào bọng đái để nước tiểu thoát ra.

– Thông tim [cardiac catheterization] : cho ống thông vào động hay tĩnh mạch chân hay tay rồi đưa dần lên buồng tim, diễn tiến được theo dõi qua khung màn ảnh nhỏ. Áp dụng để đo áp suất và khí oxi buồng tim, sinh thiết tế bào tim, chụp Xquang buồng tim, giúp định bệnh và ước định tình trạng các bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim ; ống thông còn được đưa vào mạch máu vành tim bơm chất cản quang để chụp hình các mạch máu này, phát hiện những chỗ tắc nghẽn do chất béo đóng vào. Thủ thuật dùng thuốc tê tiêm vào vùng da có động hay tĩnh mạch bên dưới, xẻ một đường nhỏ ở đấy rồi cho ống thông vào. Bệnh nhân có thể ra về trong ngày hoặc ngày hôm sau.

QUY TRÌNH ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM THEO PHƯƠNG PHÁP SELDINGER

QUY TRÌNH ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH TRUNG TÂM THEO PHƯƠNG PHÁP SELDINGER

I. CHỈ ĐỊNH

-         Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

-         Truyền nhiều dịch để cấp cứu, truyền dịch nuôi dưỡng dài ngày cho bệnh nhân, truyền thuốc.

-         Tạo nhịp tim

-         Đo áp lực buồng tim và áp lực động mạch phổi

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-         Tiểu cầu dưới 60.000/mm3

-         Rối loạn đông máu

-         Huyết khối tĩnh mạch trung tâm

III. CHUẨN BỊ

1.     Cán bộ chuyên khoa

-         1 bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu

-         1 người phụ là bác sĩ điều trị, 1 điều dưỡng

2.     Phương tiện

-         Bộ catheter hai nòng hoặc ba nòng

-         Bộ tiểu phẫu

-         Bơm kim tiêm 5ml

-         Thuốc tê tại chỗ: lidocain 40 mg

-         Kim liền chỉ 2.0 để cố định catheter

-         Một lọ dung dịch NaCl 0,9% và bộ dây truyền dịch.

-         Betadine 10% sát khuẩn tại chỗ

3.     Người bệnh

-         Người bệnh và gia đình người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật và kí giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật.

-         Chuẩn bị hồ sơ bệnh án, mắc monitor theo dõi mạch, huyết áp, SPO2.

-         Nằm ngửa, gối kê vai, đầu nghiêng sang bên đối diện với bên chọc kim.

IV. TIẾN HÀNH

1.     Đặt đường cao

-         Thầy thuốc mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay đeo găng vô khuẩn.

-         Khử khuẩn vùng cổ.

-         Xác định vị trí chọc giao điểm giữa đường ngang qua sụn giáp và bờ trước cơ ức đòn chũm.

-         Tê tại chỗ chọc kim theo hướng về phía núm vú cùng bên, nghiêng so với bề mặt da 300-450 vừa đẩy kim vừa hút chân không đến khi có máu đen thì dừng. Luồn gite qua kim, rút kim, dùng que long để long đường vào, sau luồn catheter theo đường gite và rút gite.

-         Cố định catheter mức 14 cm ngang bề mặt da.

-         Khử khuẩn lại chân catheter và băng vô trùng.

2.     Đường Daily

-         Thầy thuốc mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay đeo găng vô khuẩn.

-         Khử khuẩn vùng cổ.

-         Xác định tam giác Sedillot: hai cạnh là hai bờ của nhánh bám xương đòn và xương ức cạnh còn lại là bờ trên của xương đòn.

-         Tê tại chỗ, chọc kim ở đỉnh tam giác Sedillot hướng kim về phía núm vú cùng bên, nghiêng với bề mặt da 300-450 đẩy kim, hút chân không đến khi có máu thì dừng, luồn gite, rút kim, dùng que long, sau luồn catheter theo đường gite để vào tĩnh mạch trung tâm và rút gite.

-         Cố định catheter mức 12 cm ngang bề mặt da.

-         Khử khuẩn chân catheter và băng vô trùng.

3.     Đường dưới đòn

-         Thầy thuốc mặc áo, đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay đeo găng vô khuẩn.

-         Khử khuẩn vùng ngực dưới xương đòn.

-         Xác định vị trí chọc điểm giữa 1/3 trong và 2/3 ngoài xương đòn.

-         Tê tại chỗ, chọc kim theo hướng về phía mỏm vai bên đối diện, nghiêng so với mặt da 300 đi sát bờ dưới xương đòn, đẩy kim hút chân không đến khi thấy máu, dừng, luồn gite, rút kim, dùng que long để long đường vào, sau luồn catheter theo đường gite, rút gite.

-         Cố định catheter mức 12 cm bề mặt da.

-         Khử khuẩn chân catheter và băng vô trùng.

V. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1.     Theo dõi

-         Chụp X-quang phổi, xác định vị trí catheter.

-         Xem xét chân catheter hàng ngày.

-         Thay băng 2 – 3 ngày một lần.

2.     Xử lý

-         Nhiễm khuẩn nơi chọc và nhiễm khuẩn huyết: rút catheter, cấy đầu catheter, dùng kháng sinh.

-         Tràn khí, tràn máu màng phổi: rút catheter, mở màng phổi tối thiểu hút dẫn lưu.

-         Tắc catheter: hút thông không được, rút catheter.

Video liên quan

Chủ Đề