Câu hỏi tự luận Công nghệ 11 Bài 20

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Công nghệ lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 11

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong

Câu 1: Chọn phát biểu đúng:

A. Động cơ đốt trong chỉ có 1 xilanh

B. Động cơ đốt trong có nhiều xilanh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 2: Động cơ 4 kì ra đời năm nào?

A. 1860

B. 1877

C. 1885

D. 1897

Đáp án: B

Câu 3: Động cơ có công suất 8 mã lực, tốc độ 800 vòng/ phút là:

A. Động cơ 2 kì

B. Động cơ 4 kì

C. Động cơ xăng

D. Động cơ điêzen

Đáp án: C

Câu 4: Chọn phát biểu sai?

A. Động cơ đốt trong là động cơ nhiệt

B. Động cơ đốt ngoài là động cơ nhiệt

C. Động cơ nhiệt là động cơ đốt trong

D. Động cơ nhiệt chưa chắc là động cơ đốt trong

Đáp án: C

Vì động cơ nhiệt có thể là động cơ đốt ngoài.

Câu 5: Người ta phân loại động cơ đốt trong theo nhiên liệu thành loại nào? Chọn đáp án sai:

A. Động cơ xăng

B. Động cơ điêzen

C. Động cơ hơi nước

D. Động cơ gas

Đáp án: D

Vì động cơ hơi nước là động cơ đốt ngoài

Câu 6: Động cơ đốt trong cấu tạo gồm mấy cơ cấu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Câu 7: Động cơ xăng có mấy hệ thống?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: C

Vì ngoài 4 hệ thống giống động cơ điêzen, còn có thêm hệ thống đánh lửa.

Câu 8: Động cơ xăng có thêm hệ thống nào mà động cơ điêzen không có?

A. Hệ thống bôi trơn

B. Hệ thống làm mát

C. Hệ thống khởi động

D. Hệ thống đánh lửa

Đáp án: D

Câu 9: Tại sao động cơ xăng có hệ thống đánh lửa còn động cơ điêzen không có?

A. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng khối lượng động cơ.

B. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng kích thước động cơ.

C. Vì động cơ xăng cần thêm hệ thống đánh lửa để tăng tính thẩm mĩ động cơ.

D. Vì hòa khí ở động cơ xăng không tự bốc cháy được.

Đáp án: D

Câu 10: Động cơ nào ra đời trước tiên?

A. Động cơ 2 kì

B. Động cơ 4 kì

C. Động cơ xăng

D. Động cơ điezen

Đáp án: A

  Tải tài liệu

Bài viết liên quan

« Bài kế sau Bài kế tiếp »

Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 11 Bài 20: Khái quát về động cơ đốt trong , chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 11. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 11 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 11.

Năm 1860 là năm ra đời chiêc sđộng cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới. Là loại động cơ 2 kì, công suất 2 mã lực, chạy bằng khí thiên nhiên do Giăng Êchien Lơnoa chế tạo

Năm 1877, Nicola và Lăng Ghen đề xướng ra nguyên lí động cơ 4 kì và chế tạo thử một chiếc chạy bằng khí than.

Năm1885, Gôlip Đemlo chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng xăng. Có công suất 8 mã lực, tốc độ quay 800 vòng/phút.

Năm 1897, Ruđônpho Saclo Sredieng chế tạo động cơ đốt trong đầu tiên chạy bằng nhiên liệu nặng, công suất 20 mã lực, gọi là động cơ Điêzen và nhiên liệu diezen.

Ngày nay, tổng năng lượng do động cơ đố trong tạo ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được sử dụng trên thế giới. Chính vì vậy, động cơ đốt trong có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực và đời sống

1. Khái niêm

Động cơ đốt trong là một động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xi lanh của động cơ.

2. Phân loại động cơ đốt trong

Động cơ đốt trong có nhiều loại: động cơ pit-tông, động cơ tua-bin khí, động cơ phản lực. Động cơ pit-tông lại có hai loại: pit-tông chuyển động tịnh tiến và pit-tông chuyển động quay

Động cơ pit-tông chuyển động tịnh tiến là loại phổ biến nhất.

Phân loại theo hai dấu hiệu:

- Theo nhiên liệu, có: động cơ xăng, động cơ diezen và động cơ gas. Phổ biến nhất là động cơ xăng và động cơ diezen.

- Theo số hành trình của pit-tông trong một chu trình làm việc, có: động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.

Cấu tạo của động cơ đốt trong gồm có hai cơ cấu và bốn hệ thống chính sau:

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Cơ cấu phân phối khí.

- Hệ thống bôi trơn.

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.

- Hệ thống làm mát.

- Hệ thống khởi động

Riêng động cơ xăng còn có hệ thống đánh lửa.

  Tải tài liệu

Bài viết liên quan

« Bài kế sau Bài kế tiếp »

Giáo án Công nghệ 11 bài 20

Giáo án Công nghệ 11 bài 20: Khái niệm về động cơ đốt trong bám sát với chương trình của bài học, cách trình bày rõ ràng và chi tiết sẽ là tài liệu hữu ích cho các giáo viên soạn giáo án điện tử lớp 11. Hi vọng đây sẽ là giáo án môn công nghệ 11 hay dành cho quý thầy cô tham khảo.

Giáo án Công nghệ 11 bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí

Giáo án Công nghệ 11 bài 21: Nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong

CHƯƠNG V: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

Bài 20: KHÁI QUÁT VỀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

I. Mục tiêu:

Qua bài giảng này, GV cần làm cho HS:

  • Hiểu được khái niệm và cách phân loại ĐCĐT.
  • Biết được cấu tạo chung của ĐCĐT.

II. Chuẩn bị bài giảng:

1- Chuẩn bị nội dung:

  • Nghiên cứu nội dung bài 20 SGK.
  • Tham khảo thêm những thông tin có liên quan đến ĐCĐT.

2- Đồ dùng dạy học:

  • Tranh vẽ hình 20.1.
  • Mô hình động cơ 4 kì.

III. Tiến trình tiết dạy:

1- Cấu trúc và phân bố bài giảng:

Bài 20 có 3 mục lớn, được dạy trong 1 tiết:

2- Các hoạt động dạy học:

a, Đặt vấn đề:

Có nhiều cách đặt vấn đề cho bài 20, tuỳ theo tình hình cụ thể, GV có thể chọn một hoặc kết hợp một vài cách gợi ý dưới đây:

  • GV nêu khái quát vai trò và vị trí của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó giúp HS thấy được ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về ĐCĐT.
  • GV đề nghị HS nêu [càng nhiều càng tốt] những máy móc, thiết bị trong thực tế có sử dụng ĐCĐT làm nguồn động lực. Qua đó giúp HS thấy được vai trò, vị trí của ĐCĐT.
  • GV kể một vài mẩu chuyện liên quan đến lịch sử phát triển ĐCĐT.

b, Tổ chức hoạt động nghiên cứu kiến thức:

GV chia lớp thành một số nhóm, mỗi nhóm sẽ thực hiện nghiên cứu một vấn đề hoặc cùng một vấn đề theo định hướng của GV hoặc trả lời một số câu hỏi do GV nêu ra. Ví dụ: nếu mỗi nhóm nghiên cứu một vấn đề thì theo nội dung bài nên chia lớp thành 3 nhóm: nhóm 1 nghiên cứu về khái niệm, nhóm 2 nghiên cứu về phân loại, nhóm 3 nghiên cứu về cấu tạo chung. Sau một thời gian nhất định, các nhóm lần lượt trình bày kết quả tìm hiểu của mình cho cả lớp nghe. GV hướng dẫn thảo luận và rút ra kết luận cho mỗi nội dung học tập.

Hoạt động Dạy - Học

Nội dung

Hoạt động 1: nghiên cứu sơ lược lịch sử phát triển ĐCĐT:

- GV kể một vài mẩu chuyện liên quan đến lịch sử phát triển ĐCĐT.

- GV kể thêm thông tin về các nhà phát minh ra những loại động cơ đầu tiên trên thế giới.

- GV chia nhóm, đề nghị các nhóm thảo luận, ghi tên gọi những phương tiện, thiết bị có sử dụng ĐCĐT làm nguồn động lực và cử một đại diện báo cáo kết quả.

- GV nêu khái quát vai trò và vị trí của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống.

- GV nhấn mạnh việc nghiên cứu về ĐCĐT là cần thiết.

I. Sơ lược về lịch sử phát triển ĐCĐT:

- 1860 là năm ra đời của chiếc ĐCĐT đầu tiên trên thế giới. Đó là động cơ 2 kì, chạy bằng khí thiên nhiên do Giăng Êchiên Lơnoa chế tạo.

- 1877 Nicôla Aogut Ôttô và Lăng Ghen chế tạo động cơ 4 kì chạy bằng khí than.

- 1885 Gôlip Đemlơ chế tạo động cơ Xăng.

- 1897 Ruđônphơ Saclơ Sređiêng Điêzen chế tạo động cơ Điêzen.

- Ngày nay, tổng năng lượng do ĐCĐT tạo ra vẫn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng năng lượng được sử dụng trên toàn thế giới nên ĐCĐT có vị trí, vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống.

Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm ĐCĐT:

GV có thể sử dụng một số câu hỏi sau:

1. ĐCĐT thuộc loại động cơ nhiệt hay động cơ điện?

2. ĐCĐT biến nhiệt năng thành điện năng hay cơ năng?

3. Nhiệt năng ở ĐCĐT được tạo ra bằng cách nào?

Trên cơ sở đó, GV giúp HS hiểu rõ 2 ý:

+ ĐCĐT là một loại động cơ nhiệt: biến nhiệt năng thành cơ năng.

+ Quá trình đốt cháy nhiên liệu và biến nhiệt năng thành cơ năng cùng diễn ra trong xilanh của động cơ.

II. Khái niệm và phân loại ĐCĐT:

1- Khái niệm:

ĐCĐT là loại động cơ nhiệt mà quá trình đốt cháy nhiên liệu sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay trong xilanh của động cơ.

Hoạt động 3: Nghiên cứu phân loại ĐCĐT:

Do HS đã có kiến thức thực tế nhất định nên GV có thể nêu một số câu hỏi:

1. ĐCĐT thường sử dụng nhiên liệu gì?

2. ĐCĐT thường có mấy kì?

3. Tại sao lại gọi là động cơ 2 kì, 4 kì?

Trong phần này GV nhấn mạnh 2 ý:

+ Việc phân loại phải dựa theo dấu hiệu đặc trưng.

+ Phần này chỉ nghiên cứu các loại động cơ Điêzen và động cơ Xăng, động cơ 2 kì và động cơ 4 kì.

2- Phân loại:

- Động cơ pittông, động cơ tua bin khí, động cơ phản lực.

- Động cơ pittông chuyển động tịnh tiến và pittông chuyển động quay.

- Thường phân loại theo 2 dấu hiệu chủ yếu:

+ Theo nhiên liệu: động cơ Xăng, động cơ Điêzen và động cơ Gas.

+ Theo số hành trình của pittông trong một chu trình làm việc, có các loại: động cơ 4 kì và động cơ 2 kì.

Hoạt động 4: Nghiên cứu cấu tạo chung của ĐCĐT:

- GV sử dụng hình 20.1 để giới thiệu cấu tạo chung của ĐCĐT. Cần lưu ý đây là cấu tạo động cơ Xăng 4 kì. Khi giới thiệu từng cơ cấu, hệ thống nên nêu khái quát nhiệm vụ của chúng. Nếu có mô hình động cơ 4 kì, GV nên sử dụng kết hợp hình 20.1 và mô hình để gợi ý HS nhận biết cấu tạo của động cơ.

- Ngoài giới thiệu tên gọi các cơ cấu và hệ thống, để HS thấy được nhiệm vụ, vai trò của mỗi cơ cấu, hệ thống, GV nên gợi ý bằng cách đề nghị HS trả lời các câu hỏi sau:

1. Tại sao động cơ lại phải có cơ cấu phân phối khí?

2. Tại sao động cơ lại phải có hệ thống bôi trơn, làm mát, nhiên liệu, đánh lửa, khởi động?

III. Cấu tạo chung của ĐCĐT:

Cấu tạo của ĐCĐT gồm 2 cơ cấu và 4 hệ thống chính:

- Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

- Cơ cấu phân phối khí.

- Hệ thống bôi trơn.

- Hệ thống làm mát.

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí.

- Hệ thống khởi động.

Riêng động cơ Xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa.

c, Tổng kết, đánh giá:

  • GV có thể nêu một vài câu hỏi theo nội dung mục tiêu của bài, hướng dẫn HS trả lời rồi nhận xét, đánh giá giờ học. Ví dụ có thể đặt một số câu hỏi sau:
    • ĐCĐT là gì?
    • ĐCĐT có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống?
    • Hãy phân loại ĐCĐT theo 2 dấu hiệu là số kì và nhiên liệu?
    • ĐCĐT gồm những cơ cấu, hệ thống chính nào?
  • GV yêu cầu HS ôn lại kiến thức theo câu hỏi đã cho ở cuối bài.

Video liên quan

Chủ Đề