Cấu trúc nội dung dạy học phổ thông

Trao đổi thêm về cấu trúc bài học trong sách giáo khoa để sáng tạo trong dạy học

Ngày cập nhật : 15/07/2021

Để giúp các thầy cô khi tiếp cận với sách giáo khoa của chương trình giáo dục mới [2018] hiểu rõ hơn cấu trúc của mỗi bài học và từ đó có thể sáng tạo trong tổ chức dạy học, xin chia sẻ bài viết của nhà giáo Phan Duy Nghĩa, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh.

Theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia thẩm định sách giáo khoa thì cấu trúc bài học trong sách giáo khoa [SGK] theo Chương trình GDPT 2018 bao gồm các thành phần cơ bản sau: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

Giáo viên tiểu học Hà Tĩnh cùng nghiên cứu sách giáo khoa mới

Bài viết này, chúng tôi xin được phân tích sâu về ý nghĩa, bản chất của từng thành phần cơ bản trong SGK mới [mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng], từ đó giúp giáo viên có nhiều sáng tạo trong tổ chức dạy học.

Hoạt động mở đầu

Hoạt động mở đầu đôi khi còn được gọi là hoạt động khởi động. Hoạt động này nhằm gợi động cơ và tạo hứng thú cho học sinh.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.

Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.

Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài mới.

Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

- Cách làm: Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi... Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.

Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với học sinh. Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.


Một tiết dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 tại Trường TH Nam Điền, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động hình thành kiến thức mới là hoạt động cơ bản trong bài học của SGK. Hoạt động này nhằm giúp học sinh phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Đây là hoạt động quan trọng nhất, trọng tâm nhất, có vai trò và tác dụng làm cơ sở cho các hoạt động luyện tập và vận dụng cũng như toàn bộ quá trình dạy học phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm, dành nhiều hơn về thời gian và trí tuệ cho việc nghiên cứu, thực hiện nội dung hoạt động cơ bản.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới.

Nếu là một dạng toán mới thì học sinh phải nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm và nêu được các bước giải dạng toán này.

- Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.

Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của học sinh... Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.

Hình ảnh học trực tuyến của học sinh trường tiểu học thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

Hoạt động luyện tập

Hoạt động này đôi khi còn được gọi là hoạt động thực hành. Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập/tình huống. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó giúp học sinh kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra kết quả học sinh đã lĩnh hội.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.

Học sinh biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải quyết các bài tập/tình huống.

- Cách làm:

Thông qua việc giải những bài tập cơ bản để học sinh rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. Giáo viên quan sát giúp học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.

Giáo viên tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.

Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.

Một tiết dạy thực hành trong Hội thi giáo viên giỏi của Hà Tĩnh

Hoạt động vận dụng

Hoạt động này có thể hiểu như là hướng tới đánh giá việc học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống cụ thể ở nhà, trong cộng đồng. Vì vậy học sinh có thể thực hiện hoạt động tại lớp hoặc tại nhà với sự trợ giúp của người thân trong gia đình.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.

Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.

Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

- Cách làm:

Học sinh thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học. Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.

Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.

Phan Duy Nghĩa

Phòng Giáo dục Phổ thông
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh

Nguồn: Big school

Một năm học kéo dài khoảng 36 tuần, chia làm 3 học kì, học 2 buổi/ngày. Từ 2014, tiểu học học 9 buổi/tuần [trước kia 8 buổi]. Trong năm có nhiều kì nghỉ dài 1-2 tuần [thường là sau khoảng 6-8 tuần học có một kì nghỉ].

1. Chương trình bậc mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở

1.1. Chương trình 2008 - 2016

Theo quy định chương trình 2008-2016 bậc mầm non cần đạt được sự phát triển tổng thể các tư chất, hiểu nhà trường là gì, trải nghiệm lần đầu cuộc sống học đường thành công, trong đó nội dung ưu tiên như học, làm giàu ngôn ngữ, khám phá việc viết, thế giới con số, học cách sống chung. Các nội dung được chia theo lĩnh vực như nắm bắt ngôn ngữ, chuẩn bị cho đọc và viết; học trở thành học sinh; hoạt động, biểu đạt bằng cơ thể; khám phá thế giới và nhận thức, cảm giác, tưởng tượng, tạo ra.

Đối với cấp tiểu học theo quy định của chương trình 2008-2016 với thời lượng hàng tuần 24 giờ [mỗi giờ có 60 phút], tổng thời lượng mỗi năm 864 giờ cho chương trình chung.

Đến cấp tiểu học thì chương trình 2008-2016 quy định thành 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Học nền tảng [lớp 1 - 2]: Ưu tiên là: tiếng Pháp và toán; bổ sung thêm một số môn. Gồm 6 môn/hoạt động Toán, Tiếng Pháp, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Khám phá thế giới [có thể có thêm ngôn ngữ địa phương][1].

- Giai đoạn 2 [lớp 3 - 5]: Có thêm Lịch sử - Địa, Khoa học thực nghiệm và công nghệ [CN]. Gồm 7 môn/hoạt động Toán, Tiếng Pháp, Ngoại ngữ, Giáo dục thể chất, Khoa học thực nghiệm và công nghệ, Nhân văn [Nghệ thuật và Lịch sử - Địa - Giáo dục công dân và Đạo đức][2].

Trừ Toán + Tiếng Pháp quy định thời lượng theo tuần, các môn học khác chỉ quy định tổng thời lượng theo năm học để nhà trường có thể bố trí phù hợp với điều kiện riêng.

Sử dụng TIC là công cụ, phục vụ cho các hoạt động khác nhau, yêu cầu phải đưa tới trình độ 1 của chứng chỉ tin học và internet [B2i].

Với những học sinh có vấn đề, có kèm riêng 2h/tuần. Ngoài ra, với học sinh lớp 4, 5 học kém toán và tiếng Pháp, có lớp phụ đạo trong 3 kì nghỉ, mỗi đợt 5 ngày, mỗi ngày 3 giờ.

Đối với cấp sơ trung mục tiêu của chương trình 2008 -2016 giúp học sinh đạt SOCCOM, chuẩn bị cho học tiếp cao trung [đại cương, công nghệ hay nghề]. Thời lượng hàng tuần từ 25,5 giờ đến 28 giờ tuỳ bậc lớp, trong đó nội dung cấu trúc rõ theo môn. Số môn học bắt buộc thay đổi tuỳ bậc lớp từ 9 đến 11 môn, gồm Toán, Tiếng Pháp, ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 hoặc tiếng địa phương [bắt đầu từ lớp 8], Lí - Hoá [bắt đầu từ lớp 7], Khoa học sự sống và Khoa học Trái Đất, Công nghệ, Sử - Địa - Giáo dục công dân, Nghệ thuật tạo hình, Giáo dục âm nhạc. Riêng ở lớp 7 và 8 có thêm Hành trình khám phá là hoạt động mang tính phối hợp tối thiểu 2 môn, thường là tổ chức theo dự án. Ngoài ra, từ lớp 7 học sinh có thể chọn học thêm một số môn hoặc môđun tự chọn như tiếng Latin, khám phá nghề nghiệp... nhưng rất ít.

Chương trình 2008-2016 cấp sơ trung được chia làm 3 giai đoạn[3]:

- Giai đoạn 1 [lớp 6] - thích nghi: Mục tiêu là củng cố kết quả của tiểu học [TH], cho học sinh làm quen với phương pháp làm việc ở Trung học. Một số học sinh bắt đầu ngoại ngữ 2.

- Giai đoạn 2 [lớp 7, 8] - trung tâm: Mục tiêu là đào sâu kiến thức, kĩ năng và savoir etre. Đặc trưng: sự nhất quán về nội dung phân bố trên 2 năm học và sự đa dạng hoá lộ trình bằng việc bắt đầu đưa vào thêm tự chọn. Học sinh có thể chọn môđun khám phá các nghề và các ngành đào tạo. Từ lớp 7 có thể chọn tiếng Latin. Từ lớp 8 bắt đầu ngoại ngữ 2 [hay tiếng địa phương].

- Giai đoạn 3 [lớp 9] - định hướng: Mục tiêu là hoàn thiện học vấn sơ trung và chuẩn bị cho quá trình đào tạo tiếp theo. Có thể tuỳ chọn thêm một từ ngữ hoặc "khám phá nghề nghiệp" 3h/tuần.

[1] 30 phút cho các nhóm nhỏ.

[2] Phối hợp tối thiểu 2 môn, tính tăng giờ cho những môn đó.

[3] Có thể tăng thêm nhất là với những trường có những học sinh rất kém. SGD và trường quyết định.

[4] Nhằm giúp học sinh thâm nhập, làm quen với thế giới nghề nghiệp. Những trường hợp học sinh kém, không muốn tiếp tục học lên có thể theo môđun 6h/tuần và có thể không cần học ngoại ngữ 2 nếu gia đình cho phép.

[5] Học sinh đã chọn môn bắt buộc là ngoại ngữ 2 có thể chọn ngôn ngữ địa phương như tự chọn và ngược lại.

1.2. Chương trình mới từ 2016

Trong chương trình mới từ 2016 cấp Tiểu học được chi thành giai đoạn 2 và giai đoạn 3[4]

• Giai đoạn 2 - Giai đoạn học tập cơ sở/nền tảng [lớp CP, CE1,CE2 - tương đương lớp 1,2,3 của Việt Nam[5].

• Giai đoạn 3: Giai đoạn củng cố [gồm các lớp CM1, CM2 ở Tiểu học và lớp 6e - tương đương lớp 4, 5, 6 của Việt Nam][6] quy định thời lượng mỗi lĩnh vực môn hàng tuần thực tế có thể thay đổi tuỳ đề án các trường, miễn sao tổng số giờ cho từng môn trong năm học không đổi.

Đối với lớp 9 thuộc cấp sơ trung [Trung học cơ sở], một số học sinh dự kiến theo định hướng nghề học lớp 9 "dự bị đào tạo nghề". Ngoài chương trình như các học sinh khác, họ sẽ phải học thêm phần đào tạo bổ sung[7].

2. Chương trình bậc cao trung [trung học phổ thông - THPT] đối với các học sinh chọn luồng đại cương và công nghệ

Đối với lớp 10 – lớp xác định hướng [détermination]: Chung cho cả THPT và Trung học công nghệ, không phân ban. Hết lớp 10 học sinh phải chọn luồng [đại cương hay công nghệ] và chọn ban.

Mục tiêu: Đem tới văn hoá chung cho tất cả học sinh và cho phép khám phá các lĩnh vực mới: văn chương, nghệ thuật, khoa học hay công nghệ để chọn lựa, chuẩn bị cho giai đoạn chọn tiếp theo.

Chương trình phần văn hoá chung gồm 9 môn học bắt buộc, chiếm 80% thời lượng là Toán, Tiếng Pháp, ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 2 [bắt buộc], Lí - Hoá, Khoa học sự sống và Khoa học Trái Đất, Sử - Địa, Giáo dục công dân pháp luật và xã hội, Giáo dục thể chất.

Phần khám phá các lĩnh vực/ngành mới: Bắt buộc phải chọn 2 môn “thăm dò", trong đó phải có 1 môn về kinh tế. Môn thăm dò thứ 2 có thể nằm trong các nhóm môn sau:

- Nhóm Khoa học và Công nghệ: Phương pháp và thực hành khoa học, Khoa học cho kĩ sư, Khoa học và phòng thí nghiệm, Sáng tạo và đổi mới công nghệ, Các nguyên tắc cơ bản của kinh tế và quản lí, Sáng tạo và văn hoá design;

+ Nhóm Văn chương: Văn học và xã hội, Ngôn ngữ và văn hoá Trung cổ [Latin, Hi Lạp].

+ Nhóm Nghệ thuật: Sáng tạo và hoạt động nghệ thuật...

Việc chọn môn "thăm dò" ở lớp 10 theo đúng nghĩa là thăm dò, tìm hiểu không phải là điều kiện để phân ban lớp 11, 12.

Đối với lớp 11 và 12 THPT học sinh theo luồng THPT đại cương học theo chương trình phân ban với 3 ban, THPT công nghệ 8 ban. Số lượng môn học ở từng ban không nhiều.

Chương trình THPT đại cương gồm 2 cấu phần chính:

- Phần chương trình chung gồm những môn bắt buộc cho tất cả học sinh. Ở lớp 11 phần này chiếm tới 60% thời lượng nhưng tới lớp 12 chỉ còn khoảng hơn 20%.

- Phần chương trình riêng cho từng ban: Gồm một số môn học bắt buộc mang tính chuyên ban [ở lớp 11 có cả thêm môn khoa học mang tính bổ sung cho các ban Văn và Kinh tế] và một số môn tự chọn mang tính phân ngành sâu ở từng ban.

Cụ thể:

- Lớp 11: Phần chung gồm 6 môn là Tiếng Pháp, 2 ngoại ngữ, Sử - Địa, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân. Ngoài ra học sinh phải học 3 môn riêng "chuyên ban":

+ Ban khoa học: Toán, Lí - Hoá, SVT hoặc các khoa học cho kĩ sư [KHKS] [chọn 1 trong 2 môn cuối].

+ Ban Văn: Văn học, Văn học nước ngoài bằng tiếng nước ngoài, Khoa học.

+ Ban Kinh tế - xã hội: Các môn khoa học kĩ thuật và xã hội, Toán, Khoa học.

- Lớp 12: Phần chung chỉ còn khoảng 25% gồm 4 môn: 2 ngoại ngữ, giáo dục thể chất và Giáo dục công dân. Phần riêng cho ban gồm Triết, 3 môn chuyên ban và một môn tự chọn bắt buộc chuyên ngành [1,5 đến 3 giờ].

Ngoài ra, học sinh có thể chọn thêm một số môn tự chọn tuỳ ý, thường là các môn nghệ thuật [kịch, điện ảnh, khiêu vũ...], thể dục thể thao, sinh ngữ... nhằm đáp ứng nhu cầu sở thích cá nhân ngoài chuyên ngành đã chọn.

Học sinh ban Văn lớp 11 bắt buộc phải chọn một trong các môn sau [3 giờ/tuần]: Toán, Ngoại ngữ 3, Ngoại ngữ 1 hoặc Ngoại ngữ 2 chuyên sâu, Ngôn ngữ cổ đại [Latin hoặc Hi Lạp], Nghệ thuật [5h/tuần], Xiếc [8h/tuần].

Phụ lục

Bảng kế hoạch dạy học giai đoạn cơ sở CP - CE1 [tương đương lớp 1 và 2 Việt Nam]

Môn Tổng thời lượng/năm [giờ] Thời lượng/tuần [giờ]
Tiếng Pháp 360 h 10 h
Toán 180 h 5 h
Giáo dục thể chất 108 h 9 h
Ngoại ngữ 54 h
Thực hành nghệ thuật và lịch sử nghệ thuật 81 h
Khám phá thế giới 81 h
TỔNG CỘNG 6 môn = 864 h 24 h

Bảng kế hoạch dạy học giai đoạn nâng cao [CE2 - CM1 - CM2 tương đương lớp 3, 4, 5 của Việt Nam]

Môn Tổng thời lượng/năm [giờ] Thời lượng/tuần [giờ]
Tiếng Pháp 288 h 8 h
Toán 180 h 5 h
Giáo dục thể chất 108 h 11 h
Ngoại ngữ 54 h
Khoa học thực nghiệm và Công nghệ 78 h

Văn hoá nhân văn

- Nghệ thuật và Lịch sử nghệ thuật

- Sử - Địa - Giáo dục công dân và Đạo đức

78 h

78 h

TỔNG CỘNG 7 môn - 864 h 24 h

Bảng Kế hoạch dạy học cấp THCS

Thời lượng [ giờ/tuần]
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Bắt buộc
Tiếng Pháp 4,5[1] hoặc 5 4 4 4,5
Toán 4 3,5 3,5 4
Ngoại ngữ 1 4 3 3 3
Ngoại ngữ 2 [ hoặc tiếng địa phương ] 3 3
Sử - Địa – Giáo dục công dân 3 3 3 3,5
Khoa học và Công nghệ gồm:
Lí – Hoá 1,5 1,5 2
Các khoa học sự sống và khoa học Trái Đất 1,5[1] 1,5 1,5 1,5
Công nghệ 1,5[1] 1,5 1,5 2
Giáo dục nghệ thuật gồm:
Nghệ thuật tạo hình 1 1 1 1
Giáo dục âm nhạc 1 1 1 1
Giáo dục thể chất và thể thao 4 3 3 3
Hành trình khám phá [ 2 ] 2 2
Trợ giúp cá nhân hoá 2
Thời lượng do trường tự phân bổ thêm 0,5 0,5
Sinh hoạt lớp 10h/năm 10h/năm 10h/năm 10h/năm

Số môn học

Tổng thời lượng/tuần

9 môn 28h [3] 10 môn + 25h30min 11 môn + 28h30min 11 môn + 28h30min[3]
Tự chọn không bắt buộc
Tiếng Latin 2 3 3
Tiếng Hi Lạp 3
Ngoại ngữ 2 [ 5 ] 3 3
Ngôn ngữ địa phương [5] 3 3
Khám phá nghề nghiệp 3 hoặc 6 [4]


Bảng Giai đoạn 2: Giai đoạn cơ sở - Chương trình mới từ 2016

Lĩnh vực Thời lượng hàng tuần trung bình [ giờ ]
Tiếng Pháp 360 10
Toán 180 5
Sinh ngữ [ngoại ngữ hoặc tiếng địa phương] 54 1,5
Giáo dục thể chất và thể thao 108 3
Giảng dạy nghệ thuật 72 2
Tìm hiểu thế giới [Questionner le monde]/Giáo dục đạo đức và công dân [EMC] 90 2,5
TỔNG CỘNG 864 h 24 h

Bảng Giai đoạn 3: củng cố [lớp CM1, CM2] – Chương trình mới từ 2016

Môn Tổng thời lượng/năm [giờ] Thời lượng hàng tuần [giờ]
Tiếng Pháp 288 8
Toán 180 5
Ngoại ngữ 54 1,5
Giáo dục thể chất và thể thao 108 3
Khoa học và Công nghệ 72 2
Giáo dục nghệ thuật 72 2

Lịch sử và Địa lí

Giáo dục đạo đức và công dân [EMC]

90 2,5
TỒNG CỘNG 7 môn - 864h 24 h

Bảng Kế hoạch dạy học giai đoạn 3 [lớp 6] và giai đoạn 4 [lớp 7, 8, 9]

Lĩnh vực/môn học Thời lượng các môn bắt buộc/tuần
Giai đoạn 3 Giai đoạn 4
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Giáo dục thể chất, thể thao 4h 3 3 3
Giáo dục nghệ thuật [tạo hình và giáo dục âm nhạc] 1h + 1h 1h + 1h 1h + 1h 1h + 1h
Tiếng Pháp 4,5h 4,5h 4,5 h 4
Lịch sử - Địa lí - Giáo dục đạo đức và Công dân 3h 3 3 3,5
Sinh ngữ 1 4h 3 3 3
Sinh ngữ 2 2,5 2,5 2,5
Toán 4,5h 3,5 3,5 3,5
Khoa học sự sống và Khoa học Trái Đất 4h 1,5 1,5 1,5
Vật lí - Hoá học 1,5 1,5 1,5
Công nghệ 1,5 1,5 1,5
Tổng thời lượng bắt buộc 23h + 3h dành cho trợ giúp cá nhân hoá 22h + 4h cho trợ giúp cá nhân hoá [ 1-2h/tuần] và giáo dục thực hành liên môn [ 2-3h/tuần ]
Tự chọn tuỳ ý
Tiếp tục ngoại ngữ tiểu học 2
Nhập môn ngôn ngữ địa phương 2
Ngôn ngữ và văn hoá cổ đại [latin, Hi Lạp] hay ngôn ngữ và văn hoá địa phương 1 2 2

[1] Xem thêm Bảng kế hoạch dạy học giai đoạn cơ sở CP - CE1 [tương đương lớp 1 và 2 Việt Nam]

[2] Xem thêm Bảng kế hoạch dạy học giai đoạn nâng cao [CE2 - CM1 - CM2 tương đương lớp 3, 4, 5 của Việt Nam]

[3] Xem thêm Bảng Kế hoạch dạy học cấp THCS

[5] Xem thêm Bảng Giai đoạn 2: Giai đoạn cơ sở - Chương trình mới từ 2016.

[6] Xem thêm Bảng Giai đoạn 3: củng cố [lớp CM1, CM2] – Chương trình mới từ 2016

[7] Xem thêm Bảng Kế hoạch dạy học giai đoạn 3 [lớp 6] và giai đoạn 4 [lớp 7, 8, 9]

Video liên quan

Chủ Đề