Cây bao báp thích nghi với khí hậu khắc nghiệt ở vùng hoang mạc bằng cách

Bài 2 trang 63 sgk địa lí 7

Đề bài

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn như thế nào ?

Lời giải chi tiết

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn bằng cách:

- Thực vật:

+ Tự hạn chế sự thoát hơi nước, đồng thời tăng cường sự dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

VD. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.

Cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ là những loài dự trữ nước trong thân cây.

Các loài cây ở hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ to và dài để có thể hút nước dưới sâu.

+ Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm.

- Động vật:

+ Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá, chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm.

+ Linh dương và lạc đà ...sống được là nhờ khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống.

loigiaihay.com

  • Câu 1 [mục 2 - bài học 20 - trang 66] sgk địa lí 7

    Biện pháp đang được sử dụng hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.

  • Bài 1 trang 63 sgk địa lí 7

    Bài 1. Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 61 SGK Địa lí 7

    1. Quan sát lược đồ hình 19.1, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu? 2. Quan sát các hình 19.2 và 19.3, nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt của hoang mạc ở đới nóng và đới ôn hòa. 3. Mô tả quang cảnh hoang mạc qua các hình ảnh dưới đây.

  • Lý thuyết môi trường hoang mạc Địa lí 7

    Lý thuyết môi trường hoang mạc Địa lí 7 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu.

Cây bao báp thuộc họ cây nào, thường xuất hiện ở đâu, có bao nhiêu loại?

Cây bao báp là loài cây họ Gạo Đây là loại cây thân gỗ rất đặc biệt. Thân cây to, cao từ 5 đến 30m và đường kính có thể lên đến 50m. Cây có thể sống trong các loại điều kiện khí hậu khác nhau đặc biệt là những nơi khí hậu khô cằn và khắc nghiệt. Bởi vì thân cây bao báp có thể dự trữ 120.000 lít nước. Vì vậy thân cây này lại phình to ra khác thường.

Cây chủ yếu được trồng ở châu Phi và một số nơi trên thế giới như Australia, Nigeria, Pháp. Ở Việt Nam, cây bao báp đầu tiên xuất hiện tại Hà Tiên [Kiên Giang] cách đây hơn 100 năm. Sau đó, tiếp tục được trồng tại Huế do kĩ sư nông nghiệp mang về từ Pháp từ năm 1950. Ngày nay, cây bao báp được trồng ở một số tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, Sài Gòn.

Cây bao báp ở Tây Úc

Cây bao báp 8 loài chính được phân bố chính ở 3 nơi: 6 loại ở Madagascar, 1 loài ở thảo nguyên Đông Phi và 1 loại Australia.

  • Adansonia digitata: Còn được gọi là cây bao báp châu Phi. Loại cây bao báp này được biết đến vào năm 1753 ở khu vực Đông Bắc, Trung và miền Nam châu Phi. Cây bao báp châu Phi cao trung bình 25m và được ví như cái lọ chai bởi khả năng chứa nước trong mô mềm. Cây thường ra hoa vào mùa xuân và hoa có màu trắng.
  • Adansonia grandidieri: Đây là giống cây bao báp nổi tiếng nhất và lâu đời nhất trong các loài có nguồn gốc từ Madagascar. Loài này được trồng phổ biến ở Huế [Việt Nam] cách đây hơn 60 năm.
  • Adansonia gregorii: Loài cây bao báp được trồng chủ yếu ở Kimberley, Tây Úc. Bởi loài cây này thích hợp trồng ở những nơi khô hạn như sa mạc Tanami. Nơi này được coi là một trong những nơi nóng và khô nhất nước Úc.
  • Adansonia madagascariensis: Đây là một cây rụng lá với tán lá thưa, không đều và thân cao 10 - 30 mét. Các lỗ sưng có thể có dạng chai đến hình trụ, hoặc thon, nó thường không được cho đến khi rất gần đỉnh. Loài này đang nằm trong danh sách đỏ các loài bị đe dọa của IUCN [2011]
  • Adansonia perrieri: Nằm ở phía bắc Madagascar và bị xáo trộn bởi khai thác củi và gỗ. Thân cây có thể cao tới 30 mét. Các lỗ lớn, nhiều hay ít hình trụ có thể có đường kính 3 mét, nó chỉ tạo thành các nhánh như vương miện.
  • Adansonia rubrostipa: Loài cây này có thể cao từ 5 - 20 mét. Hố sưng có đường kính lên tới 2 mét, nó có thể hình trụ, hình chai hoặc, hiếm khi, thon nhọn. Sự phân bố rộng rãi của loài này đảm bảo rằng nó được bảo tồn an toàn, mặc dù một số quần thể bị đe dọa phá hủy để sản xuất than.
  • Adansonia suarezensis: Loài này nó có thể cao tới 25 mét. Các lỗ hình trụ có thể có đường kính 2 mét. Những khu rừng rụng lá nơi tìm thấy loài này đang bị tàn phá bởi nạn khai thác than và gỗ. Do đó, loài này có khả năng bị tuyệt chủng về mặt sinh thái [tức là không thể tái sinh tại chỗ]. Rất may một tiểu quần thể mới gần đây được đang tái sinh một cách lành mạnh ở khu rằng Matorry, phía nam Madagascar.
  • Adansonia za: Loài này cao 30 mét nhưng đôi khi thấp còi và cao không quá 5 mét. Loài này đã được đề xuất như là một cây trồng thương mại có thể. Và sự phong phú và phạm vi rộng của loài này đảm bảo rằng nó tương đối an toàn.

Trả lời câu hỏi SGK Địa Lý 7 Bài 19 trang 61, 62

Câu 1 [trang 61 SGK Địa Lí 7]:

- Quan sát lược đồ hình 19.1, cho biết các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

- Vị trí: Nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa và ven bờ có dòng biển lạnh hoạt động.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Khí hậu hết sức khô hạn và khắc nghiệt.

+ Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè lớn.

- Thực vật và động vật: Động thực vật nghèo nàn do thiếu nước trầm trọng.

- Sự thích nghi của thực vật:

+ Tự hạn chế sự mất nước

+ Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

+ Thực vật tiêu biểu: Xương rồng, cây bao báp, cây bụi,…

- Sự thích nghi của động vật:

+ Tránh nắng nóng [hoạt động ban đêm, vùi mình trong cát,…].

+ Chịu đói khát, đi xa kiếm thức ăn.

+ Động vật tiêu biểu: Lạc Đà, Linh Dương, bò sát,…

Câu: 1 Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm:

A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất.

C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất.

D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Hiển thị đáp án

Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất.

Chọn: A.

Câu: 2 Phần lớn các hoang mạc nằm:

A. Châu Phi và châu Á.

B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

C. Châu Phi.

D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa.

Hiển thị đáp án

Phần lớn các hoang mạc nằm dọc hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu.

Chọn: B.

Câu: 3 Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ:

A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc.

C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc.

D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Hiển thị đáp án

Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc.

Chọn: A.

Câu: 4 Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là:

A. Nơi có nước nhưng không có các loài sinh vật và con người sống ở đó.

B. Nơi khô hạn nhất của hoang mạc.

C. Nơi có các loài sinh vật và có rất nhiều nước.

D. Nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ở đó.

Hiển thị đáp án

Trong các hoang mạc đôi chỗ có các ốc đảo là nơi có nước, các loài sinh vật và con người sống ỏ đó.

Chọn: D.

Câu: 5 Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà:

A. Có diện tích lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

B. Có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

C. Có nhiệt độ lớn hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

D. Đới ôn hòa có nhiều hoang mạc hơn đới nóng.

Hiển thị đáp án

Các hoang mạc thuộc đới ôn hoà có diện tích nhỏ hơn các hoang mạc thuộc đới nóng.

Chọn: B.

Câu: 6 Trong các hoang mạc thường:

A. Lượng mưa rất lớn.

B. Lượng bốc hơi rất thấp.

C. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

D. Biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất nhỏ.

Hiển thị đáp án

Trong các hoang mạc lượng mưa rất ít, lượng bốc hơi cao, biên độ nhiệt trong ngày và trong năm rất lớn.

Chọn: C.

Câu: 7 Diện tích các hoang mạc có xu hướng:

A. Ngày một giảm.

B. Không có gì thay đổi.

C. Ngày một tăng nhưng không ổn định.

D. Ngày một tăng.

Hiển thị đáp án

Diện tích các hoang mạc có xu hướng ngày một tăng.

Chọn: D.

Câu: 8 Hoang mạc Xahara ở châu Phi là hoang mạc:

A. Lớn nhất thế giới.

B. Nhỏ nhất thế giới.

C. Lớn nhất ở châu Phi.

D. Nhỏ nhất ở châu Phi.

Hiển thị đáp án

Hoang mạc Xahara [châu Phi] là hoang mạc lớn nhất thế giới.

Chọn: A.

Câu: 9 Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có:

A. Lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

B. Lạc đà, linh trưởng, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

C. Lạc đà, hươu, nai, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

D. Lạc đà, voi, sư tử, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

Hiển thị đáp án

Các loài sinh vật thích nghi được môi trường hoang mạc có gồm có: lạc đà, linh dương, bò sát, côn trùng, đà điểu... cây bụi gai, xương rồng, chà là.

Chọn: A.

Câu: 10 “Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do:

A. Do độ dốc.

B. Do nước chảy.

C. Do gió thổi.

D. Do nước mưa.

Hiển thị đáp án

“Chuyển động của cồn cát trong hoang mạc” là do tác động của các luồng gió thổi.

Chọn: C.

Để giúp học sinh có thêm tài liệu tự luyện môn Địa Lí lớp 7 năm 2021 đạt kết quả cao, chúng tôi biên soạn Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 19 có đáp án mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao.

Bài 19: Môi trường hoang mạc

Câu 1:Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

A.Dọc theo đường xích đạo.

B.Từ vòng cực về cực.

C.Vùng ven biển và khu vực xích đạo.

D.Dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu.

Lời giải:

Các hoang mạc trên thế giới phần lớn nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa lục địa Á – Âu.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2:Đặc điểm khí hậu của vùng hoang mạc là

A.lạnh, khô.

B.lạnh, ẩm.

C.khô hạn.

D.nóng, ẩm

Lời giải:

Các hoang mạc có khí hậu khô hạn, do lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3:Đặc điểm bề mặt các hoang mạc là

A.sỏi đá hoặc những cồn cát.

B.các đồng cỏ, bụi cây thấp.

C.các đồng bằng phù sa màu mỡ.

D.các cao nguyên badan lượn sóng.

Lời giải:

Phần lớn bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hoặc các cồn cát bao phủ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4:Loài động vật nào sau đây thích nghi tốt với khí hậu hoang mạc?

A.ngựa

B.trâu.

C.lạc đà.

D.bò.

Lời giải:

Lạc đà là loại động vật thích nghi rất tốt với khí hậu khô hạn của vùng hoang mạc.

Ví dụ. Hình ảnh lạc đà thường xuất hiện trên các vùng hoang mạc rộng lớn cùng người du mục với vai trò di chuyển, vận chuyển hàng hóa.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5:Dân cư vùng hoang mạc phân bố chủ yếu ở đâu?

A.dọc các con sông.

B.gần các hồ nước ngọt.

C.các ốc đảo.

D.vùng ven biển.

Lời giải:

Dân cư vùng hoang mạc chỉ tập trung ở các ốc đảo là nơi có mạch nước lộ ra gần sát mặt đất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6:Đặc điểm nào sau đây giúp hạn chế sự thoát hơi nước ở một số loại cây vùng hoang mạc?

A.thân mọng nước.

B.lá biến thành gai.

C.bộ rễ rất to và dài.

D.tán rộng và nhiều lá.

Lời giải:

Các loài cây chủ yếu thoát hơi nước qua bề mặt lá, do vậy để hạn chế sự thoát hơi nước trong điều kiện khí hậu khô hạn ở hoang mạc, một số loại cây có lá biến thành gai hoặc bọc sáp. Ví dụ: cây xương rồng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7:Đâu không phải là cách các loài bò sát và côn trùng thích nghi với khí hậu nắng nóng ở môi trường hoang mạc ?

A.vùi mình trong cát.

B.trốn trong các hốc đá.

C.ngủ đông.

D.kiếm ăn vào ban đêm.

Lời giải:

Các loài côn trùng và bò sát vùi mình trong cát hoặc trốn trong các hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm để tránh nắng nóng thiêu đốt. Ngủ đông là tập quán trú rét của một số loài động vật ở vùng khí hậu lạnh [gấu Bắc Cực..], đây không phải là tập tính sinh sống của bò sát, côn trùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8:Cơ chế nào sau đây không giúp các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc?

A.hạn chế sự thoát hơi nước.

B.tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng.

C.rút ngắn thời kì sinh trưởng.

D.kéo dài thời kì sinh trưởng.

Lời giải:

Các loài động, thực vật thích nghi với môi trường khô hạn, khắc nghiệt ở hoang mạc bằng cách: hạn chế sự thoát hơi nước [cây xương rồng có lá biến thành gai]; tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng [thân cây hình chai có khả năng dự trữ nước, lạc đà có túi giữ nước ở cổ] ; một số loài rút ngắn thời kì sinh trưởng cho phù hợp với thời ki có mưa ngắn ngủi trong năm.

Việc kéo dài thời gian sinh trưởng sẽ đòi hỏi nhiều sự trao đổi chất dinh dưỡng và nước -> điều này càng khó khăn hơn trong điều kiện khô hạn, ít mưa ở hoang mạc. Do vậy việc kéo dài thời gian sinh trưởng không phải là cơ chế giúp các loài sinh vật thích nghi tốt ở hoang mạc.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9:Châu lục nào trên thế giới hầu như không có hoang mạc?

A.châu Phi.

B.châu Á.

C.châu Mĩ.

D.châu Âu.

Lời giải:

Châu Âu là châu lục duy nhất trên thế giới không có hoang mạc. Các châu lục còn lại đều hình thành các diện tích hoang mạc rộng lớn. Ví dụ: châu Á có hoang mạc Rup-en Khali phân bố ở vùng Tây Nam Á và hoang mạc Gô-bi ở vùng nội địa Trung Quốc; châu Mĩ có hoang mạc ở phía Nam của Nam Mĩ; châu Phi có hoang mạc Xa-ha-ra rộng lớn ở Bắc Phi…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10:Hoang mạc có diện tích lớn nhất thế giới là

A.Ô-xtrây-li-a

B.Thar.

C.Gô-bi.

D.Xa-ha-ra.

Lời giải:

Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích lớn nhất trên thế giới, phân bố vùng Bắc Phi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11:Đâu không phải là nguyên nhân hình thành các hoang mạc dọc hai bên đường chí tuyến?

A.Có dòng biển lạnh chạy ven bờ.

B.Diện tích lục địa rộng lớn.

C.Địa hình chủ yếu là đồi núi.

D.Có sự thống trị của khối áp cao cận chí tuyến.

Lời giải:

Quan sát bản đồ, cho thấy hoang mạc phân bố dọc hai bên chí tuyến cụ thể là vùng Bắc Phi [hoang mạc Xa-ha-ra và khu vực Tây Nam Á]. Nguyên nhân là do:

- Các dòng biển lạnh chạy ven bờ khiến không khí bị ngưng kết ngoài biển và nước khó bốc hơi, khi vào trong đất liền không khí đã trở nên khô. Dòng biển lạnh Canari ở bờ phía tây Bắc châu Phi, dòng biển lạnh Xômali ở bờ phía đông Trung Phi.

- Diện tích lục địa rộng lớn nên ít chịu ảnh hưởng của biển, không được cung cấp lượng ẩm từ biển nên khí hậu khô hạn, mưa ít.

- Khu vực chí tuyến có khối khí áp cao cận chí tuyến với tính chất khô nóng, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi đến => do vậy không khí khu vực này rất khô hạn.

=> Đây là ba nguyên nhân cơ bản hình thành các hoang mạc ở dọc chí tuyến.

- Độ cao địa hình không có tác động đến sự hình thành các hoang mạc. Do vậy, địa hình chủ yếu là đồi núi không phải là nguyên nhân tạo nên các hoang mạc khô hạn ở khu vực dọc hai bên chí tuyến.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12:Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên các hoang mạc ở vùng trung tâm châu Á và Ô-xtrây-li-a là:

A.dòng biển lạnh chạy ven bờ.

B.vị trí nằm cách xa biển.

C.gió tín phong khô nóng thổi quanh năm.

D.bề mặt địa hình là các cao nguyên rộng lớn.

Lời giải:

Lãnh thổ vùng trung tâm châu Á và Ô-traây-li-a rộng lớn, do vậy càng vào sâu trong nội địa càng cách xa biển nên vùng nội địa ít chịu ảnh hưởng của biển. Không khí không được cung cấp lượng hơi ẩm từ biển nên rất khô hạn, lượng mưa rất thấp -> hình thành các hoang mạc rộng lớn [ví du: hoang mạc Gô-bi].

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm các Giải bài tập sgk Địa Lí 7 [ngắn nhất] hay và chi tiết khác:

  • Địa Lí 7 Bài 20: Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc
  • Địa Lí 7 Bài 21: Môi trường đới lạnh
  • Địa Lí 7 Bài 22: Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh
  • Địa Lí 7 Bài 23: Môi trường vùng núi
  • Địa Lí 7 Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi
Trang trước Trang sau

Các loại bài Lớp 7 khác:

  • Giải bài tập sgk Toán 7
  • Giải sách bài tập Toán 7
  • Giải bài tập sgk Toán 7 VNEN
  • Giải bài tập sgk Tiếng Anh 7
  • Giải sách bài tập Tiếng Anh 7
  • Giải bài tập sgk Tiếng Anh 7 mới
  • Giải sách bài tập Tiếng Anh 7 mới
  • Giải bài tập sgk Tin học 7
  • Giải sách bài tập Tin học 7
  • Giải bài tập sgk Tin học 7 VNEN
  • Soạn Văn 7 [hay nhất]
  • Soạn Văn 7 [ngắn nhất]
  • Soạn Văn 7 [siêu ngắn]
  • Soạn Văn 7 [cực ngắn]
  • Giải vở bài tập Ngữ văn 7
  • Soạn Văn 7 VNEN
  • Văn mẫu lớp 7
  • Giải bài tập sgk Vật Lí 7
  • Giải sách bài tập Vật Lí 7
  • Giải vở bài tập Vật Lí 7
  • Giải bài tập sgk Công nghệ 7
  • Giải vở bài tập Công nghệ 7
  • Giải sách bài tập Công nghệ 7
  • Giải bài tập sgk Công nghệ 7 VNEN
  • Giải bài tập sgk Sinh học 7
  • Giải bài tập sgk Sinh 7 [ngắn nhất]
  • Giải sách bài tập Sinh học 7
  • Giải vở bài tập Sinh học 7
  • Giải bài tập sgk Địa Lí 7
  • Giải bài tập sgk Địa Lí 7 [ngắn nhất]
  • Giải sách bài tập Địa Lí 7
  • Giải vở bài tập Địa Lí 7
  • Tập bản đồ Địa Lí 7
  • Giải bài tập sgk Lịch sử 7
  • Giải bài tập sgk Lịch sử 7 [ngắn nhất]
  • Giải vở bài tập Lịch sử 7
  • Giải sách bài tập Lịch sử 7
  • Tập bản đồ Lịch sử 7
  • Giải bài tập sgk GDCD 7
  • Giải bài tập sgk GDCD 7 [ngắn nhất]
  • Giải vở bài tập GDCD 7
  • Giải sách bài tập GDCD 7
  • Giải bài tập tình huống GDCD 7
  • Giải bài tập sgk GDCD 7 VNEN
  • Giải Khoa học xã hội 7 VNEN

Video liên quan

Chủ Đề