Chất nổ là gì

QUAY VỀ XEM NỘI DUNG LIÊN QUAN TIẾP THEO

Vật liệu nổ là gì?

Ngày hỏi:19/07/2017

Vật liệu nổ được pháp luật định nghĩa như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Hồ Nguyên Mạnh. Tôi đang là công nhân nổ mìn phá đá làm việc tại Quảng Ninh. Do tính chất công việc nên tôi thường xuyên sử dụng các loại thuốc nổ để phá đá. Theo như thông tin tôi biết trong quá trình làm việc thì thuốc nổ mà chúng tôi đang dùng là một loại vật liệu nổ. Cho tôi hỏi, pháp luật định nghĩa vật liệu nổ là gì? Bao gồm các loại nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Hồ Nguyên Mạnh [nguyenmanh*****@gmail.com]

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Thời hạn giải quyết đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng
  • /
  • Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng
  • /
  • Thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng
  • /hoi-dap/2F805-hd-thoi-han-giai-quyet-de-nghi-cap-giay-phep-van-chuyen-vat-lieu-no-quan-dung.html

Khái niệm vật liệu nổ được quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Cụ thể là:

Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

a] Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;

b] Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

Vật liệu nổ được phân thành vật liệu nổ quân dụng và vật liệu nổ công nghiệp. Trong đó:

- Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

- Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích kinh tế, dân sự.

Các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 306 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 108 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Trên đây là nội dung tư vấn về khái niệm vật liệu nổ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

Trân trọng!

QUAY VỀ XEM NỘI DUNG LIÊN QUAN TIẾP THEO

Nguồn:

THƯ KÝ LUẬT

Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo, Quý độc giả cần xem Căn cứ pháp lý của tình huống này để có thông tin chính xác hơn.

Chia sẻ

Video liên quan

Chủ Đề