Chế độ nghĩa là gì

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

chế độ tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ chế độ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ chế độ trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ chế độ nghĩa là gì.

- d Hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, v.v. của xã hội. Chế độ phong kiến*. Chế độ người bóc lột người Toàn bộ nói chung những điều quy định cần tuân theo trong một việc nào đó. Chế độ ăn uống của người bệnh. Chế độ khen thưởng. Chế độ quản lí xí nghiệp.
  • Xắm Khống Tiếng Việt là gì?
  • Cán Khê Tiếng Việt là gì?
  • huân chương Tiếng Việt là gì?
  • nhì nhèo Tiếng Việt là gì?
  • sao chép Tiếng Việt là gì?
  • khổ mặt Tiếng Việt là gì?
  • thút nút Tiếng Việt là gì?
  • phều phào Tiếng Việt là gì?
  • Trạm Tấu Tiếng Việt là gì?
  • mã thượng Tiếng Việt là gì?
  • đa diện Tiếng Việt là gì?
  • thuốc xỉa Tiếng Việt là gì?
  • tuyệt thế Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của chế độ trong Tiếng Việt

chế độ có nghĩa là: - d. . Hệ thống tổ chức chính trị, kinh tế, v.v. của xã hội. Chế độ phong kiến*. Chế độ người bóc lột người. . Toàn bộ nói chung những điều quy định cần tuân theo trong một việc nào đó. Chế độ ăn uống của người bệnh. Chế độ khen thưởng. Chế độ quản lí xí nghiệp.

Đây là cách dùng chế độ Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ chế độ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Chế độ là gì? Đây là một khái niệm rất rộng và được hiểu theo nhiều nghĩa tương ứng với từng lĩnh vực khác nhau. Trong bài viết này, trong lĩnh vực chính trị, ta sẽ tìm hiểu khái niệm chế độ là gì? Nội dung của chế độ chính trị bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi các thông tin chi tiết sau đây bạn nhé.

Chế độ là gì

Chế độ chính trị là tất cả những phương pháp và cách thức mà nhà nước sử dụng để thực hiện sự quản lí xã hội theo ý chí của nhà nước.

Có nhiều phương pháp và cách thức khác nhau mà nhà nước sử dụng, nhưng tụ chung lại có 2 phương pháp:

  • Phương pháp phản dân chủ là phương pháp khi thực hiện đi ngược lại nguyện vọng của đại đa số trong xã hội;
  • Phương pháp dân chủ là phương pháp khi thực hiện phù hợp ý chí, mục đích, nguyện vọng của đại đa số trong xã hội.

Tương ứng với 02 phương pháp trên là 02 chế độ:

  • Chế độ dân chủ [chế độ nhà nước dân chủ chủ nô, chế độ nhà nước dân chủ phong kiến, chế độ nhà nước dân chủ tư sản, chế độ nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa].
  • Chế độ phản dân chủ [chế độ nhà nước độc tài chuyên chế chủ nô, chế độ phong kiến, chế độ nhà nước độc tài phát xít tư sản].

Về mặt chính thể là nhà nước chính thể cộng hòa dân chủ với đặc trưng cơ bản là nhân dân. Có cấu trúc nhà nước đơn nhất và trong chế độ chính trị thì nhà nước luôn sử dụng phương pháp dân chủ để thực hiện quyền lực nhà nước.

Chế độ chính trị là một khái niệm có nội dung phong phú, được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có những nội dung cơ bản sau:

  • Đầu tiên, xét ở góc độ chung: chế độ chính trị được hiểu là nội dung và phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị của một quốc gia, mà trọng tâm là của nhà nước.

Theo đó, chế độ chính trị bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như các quan điểm, tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, phương pháp tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước, quản lý và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,…

  • Tiếp theo, xét theo quan điểm cấu trúc hệ thống: chế độ chính trị là một bộ phận họp thành của chế độ xã hội.

Trong cấu trúc đó, chế độ chính trị là một hệ thống các thiết chế [nhà nước, đảng chính trị cầm quyền và các tổ chức chính trị – xã hội] và hệ thống các mối quan hệ trong lĩnh vực chính trị [tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước].

  • Thứ ba, xét từ góc độ phương pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước: chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước.

Các phương pháp, cách thức và biện pháp đó phản ánh bản chất của chế độ chính trị. Các phương pháp này rất đa dạng và phức tạp nhưng nhìn chung gồm hai loại chính là các phương pháp dân chủ và các phương pháp phản dân chủ.

  • Thứ tư, xét từ góc độ pháp luật nói chung: chế độ chính trị là thể chế chính trị.

Tổng thể các nguyên tắc, quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ chính trị cơ bản của một quốc gia, trọng tâm là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
Đó là các nguyên tắc, quy định về chính thể, bản chất và mục đích của nhà nước, quyền lực nhà nước, chủ quyền nhân dân, chủ quyền quốc gia, dân tộc, về tổ chức và hoạt động của các thiết chế chính trị, về chính sách đối nội và đối ngoại,…

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về chế độ là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Tìm hiểu về chế độ

  • 1. Khái niệm hệ thống chính trị
  • 2. Cấu trúc của hệ thống chính trị
  • 3. Các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam
  • 4. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam
  • 5. Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam

1. Khái niệm hệ thống chính trị

Chính trị hiểu theo nghĩa chung nhất là một lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan hệ giữa các chủ thể trong đời sống xã hội liên quan đến việc nhận diện và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội, nhất là những vấn đề có tính tranh chấp, xung đột mang tính phổ biến trong các mối quan hệ xã hội. Để có thể giải quyết được các vấn đề trên, một quyền lực chung được thiết lập có sức mạnh cưỡng chế nhằm duy trì trật tự, hòa bình và công lý trong xã hội, đảm bảo các quyền, tự do của công dân. Nhà nước được tổ chức để thực thi quyền lực này. Do vậy, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ Nhân dân.

Trong các xã hội có giai cấp, các giai cấp tùy vào khả năng và tương quan lực lượng của mình đều tìm cách để giành quyền lực nhà nước để hiện thực hóa lợi ích của giai cấp mình, trên cơ sở và nhân danh thực hiện mục tiêu chung của xã hội. Chính vì vậy, ở cách tiếp cận này, chính trị được khái quát là quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.

Từ đó có thể hiểu, hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống cấu trúc, chức năng với các cơ chế vận hành và mối quan hệ giữa chúng nhằm thực thi quyền lực chính trị.

Đặc trưng cơ bản của hệ thống chính trị

Trong xã hội có giai cấp, các chủ thể chính trị được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền, đồng thời thực hiện lợi ích của các chủ thể khác ở mức độ nhất định.

- Tính quyền lực: Hệ thống chính trị của bất kỳ chế độ, xã hội nào cũng là hệ thống tổ chức phân bổ và thực thi quyền lực chính trị của các chủ thể, lực lượng trong xã hội. Chẳng hạn, bên cạnh chủ thể nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước, còn có các chủ thể khác tham gia, tác động đến việc thực thi quyền lực nhà nước theo những cách thức nhất định, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong xã hội.

- Tính vượt trội: Hệ thống chính trị được xác lập và hoạt động theo các thể chế, luật lệ và cơ chế nhằm tạo ra sức mạnh, tính vượt trội của hệ thống. Theo đó, những tương tác có hại làm triệt tiêu động lực và kết quả hoạt động của nhau sẽ bị hạn chế, ngăn chặn, đồng thời cho phép và khuyến khích những tương tác mang tính hỗ trợ, hợp tác nhằm đạt được kết quả tốt nhất cho các bên và cho xã hội.

2. Cấu trúc của hệ thống chính trị

- Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị [hợp pháp] thực thi những chức năng nhất định trong xã hội, gồm có:

+ Đảng chính trị: Đảng cầm quyền là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực nhà nước, quyết định chính sách quốc gia. Các đảng khác [trong mô hình hệ thống chính trị có nhiều đảng] đóng vai trò hợp tác, tham gia phản biện, giám sát, kể cả tìm cách hạn chế, ngăn cản hoạt động của đảng cầm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của đảng mình.

+ Nhà nước: được cấu thành bởi 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan này thực thi quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước khác với quyền lực của các tổ chức chính trị khác ở tính “độc quyền cưỡng chế hợp pháp”.

+ Các tổ chức chính trị - xã hội: là những tổ chức của công dân được lập ra nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định, có thể tác động đến việc thực hiện quyền lực của Đảng cầm quyền, Nhà nước để bảo vệ lợi ích của tổ chức mình và lợi ích của các thành viên. Mức độ sự tác động này phụ thuộc vào vị trí, khả năng, nguồn lực của tổ chức đó trong xã hội.

- Sự tương tác của các thể chế chính trị

Sự tương tác của các thể chế chính trị theo các cơ chế và mối quan hệ đã được xác lập, chủ yếu trên cơ sở của luật pháp. Theo đó, các tổ chức này có sự liên kết tương hỗ, hỗ trợ hoặc đối trọng, ngăn cản nhau trong các quá trình nhất định nhằm thực thi quyền lực chính trị, đạt được mục đích chung của hệ thống và xã hội cũng như lợi ích của các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị.

Chẳng hạn, trong hệ thống chính trị, các đảng chính trị thường đề ra cương lĩnh, mục tiêu, đường lối phát triển đất nước để vận động, thuyết phục Nhân dân ủng hộ, bỏ phiếu nhằm giành được đủ phiếu bầu trở thành đảng cầm quyền hoặc đảng đối lập có vị trí trong bộ máy nhà nước.

Khi trở thành đảng cầm quyền, đảng cầm quyền sẽ thể chế hóa cương lĩnh, mục tiêu, đường lối chính trị của đảng thành luật pháp, chương trình, dự án, chính sách và tổ chức thực hiện. Các đảng đối lập và các tổ chức chính trị - xã hội, phương tiện truyền thông có thể tham gia vào quá trình này để giám sát, phản biện chính sách của đảng cầm quyền tùy theo vị trí, nguồn lực mà họ có, nhằm làm tăng tính cẩn trọng, hợp lý của chính sách được ban hành hoặc phản đối, ngăn cản chính sách nhằm bảo vệ lợi ích của mình hoặc của người dân và xã hội theo quan điểm của họ.

3. Các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam gồm có:

- Đảng Cộng sản Việt Nam

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội gồm có: Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là một tổ chức thành viên của Mặt trận, vừa là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, là hạt nhân của hệ thống chính trị; Nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị.

Thuật ngữ “hệ thống chính trị” được chính thức sử dụng ở Việt Nam từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI [1989]. Việc chuyển từ “hệ thống chuyên chính vô sản” sang “hệ thống chính trị” có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự tương tác, hợp tác của các chủ thể trong đời sống chính trị - xã hội, nhằm tạo nên sức mạnh hợp lực của toàn hệ thống và khả năng thích nghi của hệ thống với những thay đổi của môi trường xã hội.

4. Đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị Việt Nam cũng được tổ chức theo những mô hình phổ biến của hệ thống chính trị các nước trên thế giới. Mặt khác hệ thống chính trị Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng.

Thứ nhất, hệ thống chính trị Việt Nam do duy nhất một Đảng Cộng sản lãnh đạo. Không tồn tại các đảng chính trị đối lập. Đặc điểm này thể hiện tính phổ biến của hệ thống chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa, vừa thể hiện tính đặc thù xuất phát từ điều kiện thực tế cụ thể ở Việt Nam. Bởi vì, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã được sự tín nhiệm của Nhân dân, được Nhân dân ủng hộ, tôn vinh ở vị trí lãnh đạo và thực tế Đảng đã xứng đáng với vị trí được tôn vinh này.

Thứ hai, hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có tham khảo kinh nghiệm của thế giới. Toàn bộ hệ thống chính trị đều được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta xác định “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng”.

Thứ ba, do lịch sử hình thành gắn với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên do Đảng thành lập và lãnh đạo, có mối quan hệ gắn bó, mật thiết với Đảng và Nhà nước. Các tổ chức thành viên của hệ thống chính trị đều do Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập: Nhà nước là hình thức tổ chức quyền lực của Nhân dân - do Đảng lập ra. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội do Đảng sáng lập có nhiệm vụ chính trị là tổ chức tập hợp, đoàn kết quần chúng, đại diện ý chí và nguyện vọng của quần chúng.

Thứ tư, hệ thống chính trị Việt Nam là một hệ thống mang tính thống nhất và tập trung quyền lực. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguồn gốc quyền lực của nhân nhân ủy quyền cho Đảng, Nhà nước để thực hiện mục đích chung. Mục đích chính trị của toàn bộ hệ thống là: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam và mục tiêu cụ thể được xác định là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Thứ năm, trong hệ thống chính trị Việt Nam, các thành viên có địa vị pháp lý vững chắc. Do vị trí, chức năng của mỗi thành viên trong hệ thống chính trị được quy định trong Hiến pháp và các đạo luật, như: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên…

5. Mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống chính trị Việt Nam

Các quan hệ trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quan hệ chính trị được xác lập theo một cơ chế chủ đạo là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.

Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của Nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện vai trò, chức năng lãnh đạo đối với toàn xã hội, nhằm phát huy và thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Quyền lực của Nhà nước là quyền lực của Nhân dân giao cho để phục vụ Nhân dân. Nhà nước thể chế hóa đường lối, mục tiêu, chủ trương lãnh đạo của Đảng thành pháp luật, chính sách của Nhà nước và tổ chức thực hiện.

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lợi ích rộng rãi của các giai cấp, tầng lớp xã hội, của toàn thể Nhân dân lao động và yêu nước Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích đã được xác định, các tổ chức vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên chấp hành luật pháp, chính sách; đồng thời chăm lo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; giúp đoàn viên, hội viên nâng cao trình độ về mọi mặt và xây dựng cuộc sống mới; tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Mọi hành vi lợi dụng dân chủ, lợi dụng quyền lập hội để chống phá Đảng, chính quyền nhân dân, đi ngược lại lợi ích của Nhân dân và dân tộc đều vi phạm pháp luật Việt Nam và bị xử lý theo pháp luật.

Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương tôn trọng tính tự chủ, tự nguyện, ủng hộ và tạo mọi điều kiện để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động tích cực, sáng tạo đóng góp cho Đảng, chính quyền và đất nước, mang lại lợi ích cho Nhân dân. Đảng, chính quyền lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội. Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội.

Trong hệ thống chính trị, các bộ phận cấu thành đều có chung một mục đích là duy trì và đại diện cho quyền lực và lợi ích của giai cấp và dân tộc. Cả hệ thống chính trị Việt Nam đều có chung một mục tiêu là phấn đấu vì một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nhấn mạnh: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội góp phần quan trọng trong việc thực hiện cương lĩnh, mục tiêu, phương hướng chính trị của Đảng cầm quyền và Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội góp phần bảo đảm sức mạnh của hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quyết định việc tập hợp lực lượng nhân dân, tổ chức các phong trào nhân dân và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162 để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề