Chi phí ăn ca công văn tổng cục thuế

Công văn số 4110/TCT-DNNCN ngày 27/10/2021 Tổng cục thuế về chính sách thuế đối với khoản chi phí liên quan đến dịch Covid-19.

Văn bản của Tổng Cục Thuế gửi đến cho Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc Tại Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu Việt Nam, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam hướng dẫn về các khoản chi phí sau:

  1. Các khoản chi phí cách ly y tế do dịch Covid-19 ở trong nước và tại nước ngoài đối với trường hợp đi công tác tại nước ngoài (chi phí tiền ăn, tiền ở; chi phí xét nghiệm Covid-19; chi phí đưa đón từ nơi nhập cảnh vào Việt Nam hoặc từ nơi phát hiện đối tương phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế; chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế;… để thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  2. Các chi phí xét nghiệm Covid-19 hoặc mua kit xét nghiệm Covid-19 cho người lao động, chi phí mua các thiết bị cho người lao động nhằm bảo vệ người lao động khỏi nguy cơ lây nhiễm trong quá trình làm việc;
  3. Các chi phí ăn, ở của người lao động ở tại doanh nghiệp hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”.

Thì các khoản chi này ĐƯỢC tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và KHÔNG tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Bộ Tài Chính (Tổng Cục Thuế) xin lưu ý rằng các khoản chi phí nêu trên phản ánh thực tế phát sinh và phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.

Thì khi khấu trừ thuế TNCN của lao động thời vụ mình phải khấu trừ 10% của 5.000.000đ hay 10% của (6.000.000đ = 5.000.000đ + 1.000.000đ). Mình được biết tiền phụ cấp nêu trên có quy định trong hợp đồng lao đồng thì không bị tính vào chi phí thuế TNCN nhưng trường hợp này là lao động thời vụ nên không biết tính thế nào.

Khoản 1.i Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

...

Công văn 4217/CT-TTHT của Cục thuế TP Hồ Chí Minh năm 2015 có hướng dẫn như sau:

Căn cứ Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về TNCN:

“Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác:

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

...”

Trường hợp Công ty ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng với Ông Nguyễn Văn A thì Công ty có trách nhiệm khấu trừ theo thuế suất 10% trên tổng mức chi trả từ 2 triệu đồng trở lên (không được trừ tiền cơm giữa ca, tiền ngoài giờ). Ví dụ: trong tháng 3 Ông A mức lương 10.000.000 đồng, phụ cấp tiền cơm 680.000 đồng, tiền ngoài giờ 227.272 đồng thì Công ty kê khai, khấu trừ thuế TNCN 10% trên tổng mức chi trả là 10.907.272 đồng.

Như vậy, đối với khoản tiền ăn trưa vì đây là thu nhập của cá nhân ký hợp đồng thời vụ nên khoản tiền ăn trưa này vẫn chịu thuế TNCN bình thường, không được miễn thuế giống như ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.

Trả lời Công văn số 67/2019/CV-LDF-HN của Công ty TNHH kinh doanh miễn thuế Lotte Phú Khánh - Chi nhánh Hà Nội về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với tiền ăn trưa, ăn giữa ca, Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công, thì thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền; Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau: Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực; Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao; Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều 2 phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

Ngoài ra, không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH kinh doanh miễn thuế Lotte Phú Khánh - Chi nhánh Hà Nội có tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới hình thức mua suất ăn (40.000đ/1 người/1 ngày) thì khoản tiền này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo hướng dẫn tại Tiết g Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, Công ty TNHH kinh doanh miễn thuế Lotte Phú Khánh - Chi nhánh Hà Nội có chi phụ cấp ăn trưa bằng tiền (25.000đ/1 người/ 1 ngày công) cho người lao động thì khoản phụ cấp bằng tiền này phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân theo quy định.

Cũng theo Cục Thuế TP. Hà Nội, trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Thanh tra - kiểm tra số 5 để được giải đáp.