Chi phí đi vay được vốn hóa là gì năm 2024

Vốn vay là một trong các cách huy động vốn thường gặp ở doanh nghiệp. Trong 1 số trường hợp, vốn vay sẽ được vốn hoá vào giá trị tài sản, công trình. Vậy vốn hoá chi phí lãi vay được áp dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau

Vốn hoá chi phí lãi vay là gì?

Vốn hóa được hiểu là việc ghi nhận chi phí như một phần nguyên giá của tài sản, không ghi nhận trực tiếp chi phí trực tiếp vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Như vậy, vốn hoá lãi vay là việc ghi nhận chi phí lãi vay vốn để hình thành tài sản/dự án vào giá trị tài sản/dự án đó

Chi phí đi vay được vốn hóa là gì năm 2024

Điều kiện vốn hoá chi phí lãi vay

Chi phí đi vay được vốn hoá vào giá trị tài sản, dự án nếu đáp ứng đủ cả 2 điều kiện sau:

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai khi sử dụng tài sản đó
  • Chi phí đi vay có thể được xác định một cách đáng tin cậy.

Thời gian chi phí đi vay được vốn hoá

1. Thời gian bắt đầu vốn hoá

Chi phí đi vay bắt đầu được vốn hoá vào giá trị tài sản dở dang khi đáp ứng đồng thời các vấn đề sau:

  • Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh.
  • Các chi phí đi vay phát sinh;
  • Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành. Các hoạt động này bao gồm các hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu, hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công…

2. Tạm ngừng vốn hoá

Trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn không cần thiết thì cần tạm ngừng việc việc vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản.

Chi phí đi vay trong các giai đoạn tạm ngừng này được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ cho đến khi việc vốn hóa được tiếp tục

3. Chấm dứt vốn hoá

Thời điểm chấm dứt việc vốn hóa là thời điểm hoàn thành các hoạt động chủ yếu để đưa tài sản và sử dụng hoặc bán đi. Những việc như trang trí, lắp đặt nhỏ lẻ sau khi tài sản đã cơ bản hoàn thành thì không được vốn hoá.

Nếu tài sản được hoàn thành theo từng hạng mục hay bộ phận có chức năng độc lập, r, không phụ thuộc vào tiến trình hoàn thành của các hạng mục, bộ phận khác (ví dụ như các toà nhà độc lập trong 1 khu chung cư) thì chúng được coi như tài sản độc lập và áp dụng theo ý 1.

Chi phí đi vay được vốn hóa là gì năm 2024

Lưu ý khác khi vốn hoá lãi vay

  • Không phải toàn bộ chi phí đi vay đều được vốn hóa. Với các khoản vốn vay chung, trong đó có một phần được sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang:

Chi phí đi vay được vốn hóa (mỗi kỳ kế toán) = Chi phí lũy kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó x Tỷ lệ vốn hoá

Tỷ lệ vốn hoá tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay trong kỳ mà doanh nghiệp chưa trả, trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích sản xuất một tài sản dở dang.

  • Các chi phí đi vay phát sinh từ khoản vay riêng cho mục đích đầu tư, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang(bao gồm chi phí thẩm định, kiểm toán, lập hồ sơ vay vốn…) thì được vốn hóa. (Điểm c khoản 1 điều 58 Thông tư số 200/2014/TT-BTC)

———–

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây:

Chi phí lãi vay được vốn hóa (capitalized) là chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc hình thành một tài sản cụ thể, cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán thì được vốn hoá vào (tính vào giá trị) tài sản đó.

Hiểu một cách đơn giản hơn, với 1.000 tỷ đồng nợ vay, với mức lãi suất cho vay trung bình tạm tính khoảng 10%/năm như hiện nay, thì mỗi năm, các doanh nghiệp phải trả 100 tỷ đồng tiền lãi. Tuy nhiên, trên thực tế, một phần khoản lãi phải trả này đã được vốn hóa vào giá trị của các tài sản dở dang, ở đây bàn đến các dự án bất động sản.

Do các dự án bất động sản thường có thời gian phát triển kéo dài (3 - 5 năm), nên chỉ khi dự án hoàn thành và đủ điều kiện để tính là sản phẩm hoàn thiện thì việc vốn hóa chi phí lãi vay mới chấm dứt. Lúc đó, nếu doanh nghiệp vẫn còn nợ vay, thì sẽ phải hạch toán trực tiếp vào chi phí lãi vay (hay chi phí tài chính) và khấu trừ thẳng vào lợi nhuận gộp từ bán hàng và kinh doanh thuần túy để tính toán ra lợi nhuận kế toán trước thuế từ trong kỳ bắt đầu không còn vốn hóa chi phí lãi vay.

Chính vì điều này, nên khối xây dựng - bất động sản thường là ngành mà chi phí lãi vay được vốn hóa nhiều nhất và cũng khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm nhất. Thông thường, trong phần diễn giải tại báo cáo tài chính của mỗi doanh nghiệp đều nêu rõ những loại tài sản và thời gian khấu hao dự tính với từng loại tài sản để các nhà đầu tư có thể quan sát và đánh giá chính xác hiện trạng năng lực tài chính của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do, không phải doanh nghiệp nào cũng thể hiện rõ điều này, dẫn đến rủi ro trong việc đánh giá của các nhà đầu tư.

Ghi nhận của Báo Đầu tư Bất động sản cho thấy, hầu như các khoản chi phí lãi vay vốn hóa rất ít được thể hiện hoặc không được thể hiện, mặc dù hàng quý, bán niên, hoặc năm có biến động rất lớn về các khoản vay; hoặc có công bố thì các khoản chi phí lãi vay đã được vốn hóa này cũng không được rõ ràng.

Điều đáng chú ý, cũng ít đơn vị kiểm toán lưu ý với nhà đầu tư về các khoản vốn hóa lãi vay này. Trong 6 tháng đầu năm 2020, số lượng doanh nghiệp thể hiện chi phí lãi vay vốn hóa trong thuyết minh tài chính là rất ít.

Cụ thể, như trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản An Gia (mã chứng khoán: AGG - HOSE), dù có tổng nợ vay lên tới cả ngàn tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay hạch toán trong báo cáo tài chính rất thấp, trong khi các khoản chi phí lãi vay được vốn hóa gần như không được thể hiện.

Cụ thể, tại thời điểm cuối năm 2019, tổng nợ vay của An Gia là hơn 1.070,45 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay chỉ hơn 38,47 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ vay tài chính của An Gia đã tăng thêm hơn 210,1 tỷ đồng lên hơn 1.280,4 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay trên báo cáo tài chính chỉ là gần 8,7 tỷ đồng.

Trường hợp tương tự cũng diễn ra với Công ty cổ phần Đầu tư LDG (mã chứng khoán: LDG - HOSE). Tính tới cuối năm 2019, tổng nợ vay của doanh nghiệp là hơn 251,45 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay hạch toán trong báo cáo tài chính chỉ vỏn vẹn hơn 5,65 tỷ đồng, và khoản chi phí lãi vay được vốn hóa vào các dự án cũng không được thể hiện.

Chi phí đi vay được vốn hóa là gì năm 2024

Đến cuối tháng 6/2020, tổng nợ vay tài chính giảm về còn hơn 183,1 tỷ đồng, chi phí lãi vay cũng thể hiện là hơn 8,46 tỷ đồng và chi phí lãi vay đã vốn hóa cũng không xuất hiện trên báo cáo tài chính.

Trong khi đó, với Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG - HOSE), tổng tiền vay ghi nhận trong báo cáo tài chính kiểm toán 2019 là hơn 4.399,7 tỷ đồng, nhưng tổng chi phí lãi vay chỉ hơn 198,5 tỷ đồng, còn chi phí lãi vay đã vốn hóa cũng chỉ hơn 144,1 tỷ đồng. Tổng cộng phần chi phí lãi vay tổng thể là 342,6 tỷ đồng.

Tính tới cuối tháng 6/2020, tổng vay nợ phải trả (bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn) của DXG lên tới hơn 5.844,5 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay hạch toán chỉ là hơn 140,5 tỷ đồng, còn chi phí lãi vay đã vốn hóa lại chỉ còn gần 185,3 tỷ đồng, tương đương tổng toàn chi phí lãi vay là hơn 325,8 tỷ đồng.

Vốn hóa chi phí lãi vay: Mất nhiều hơn được

Vốn hóa lãi vay là một việc hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kế toán và thực tế, khi hoạch định các dự án, thông thường các doanh nghiệp đều đã ước tính chi phí lãi vay được vốn hóa trong giai đoạn triển khai.

Tuy nhiên, khi chi phí lãi vay được vốn hóa quá nhiều sẽ gây rủi ro cho các doanh nghiệp trong dài hạn. Một khi các dự án chậm tiến độ sẽ kéo theo việc phải hạch toán ngược trở lại vào hoạt động kinh doanh, dẫn tới doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ.

Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt nhóm doanh nghiệp nhà nước, rơi vào tình trạng như vậy, gây khó khăn cho việc thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn sau này. Nhóm doanh nghiệp xây dựng - bất động sản có yếu tố nhà nước với mô hình công ty mẹ - công ty con cũng rơi vào tình trạng này. Theo đó, tại nhiều doanh nghiệp, một số công ty con đã ngừng hoạt động, giải thể, do đó, việc xác định các khoản chi phí đi vay của các công ty này và các khoản lợi ích trong tương lai từ tài sản đã hình thành từ chi phí đi vay không thể xác định chắc chắn được.

Chẳng hạn, tại Tổng công ty Sông Hồng - CTCP, trong báo cáo tài chính kiểm toán nhiều năm trở lại đây, cơ sở ra ý kiến loại trừ của công ty kiểm toán xuất phát từ việc các khoản nợ phải trả (trong đó có rất nhiều khoản chi phí lãi vay đã được vốn hóa vào các dự án) của công ty mẹ và công ty con không thể xác định được, và các thủ tục kiểm toán thay thế cũng không thể thu thập được đầy đủ.

Việc rối ren trong lập báo cáo tài chính của các công ty con là một trong nhiều lý do dẫn đến hệ quả việc xác định giá trị Tổng công ty Sông Hồng đến nay để thoái vốn vẫn gặp rất nhiều khó khăn và có thể không hoàn thành mục tiêu trong năm nay.

Theo các chuyên gia, vấn đề của nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện nay là tình trạng tắc nghẽn ở các dự án có xu hướng kéo dài, dẫn đến chi phí lãi vay được vốn hóa tăng cao. Điều này kéo theo chi phí đầu tư tăng thêm, ảnh hưởng đáng kể tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp giá bán không tăng tương ứng. Còn nếu tăng giá bán, thì sẽ ảnh hưởng tới thanh khoản của dự án. Nếu dự án đã hoàn thành, mà sản phẩm không bán được thì càng nguy hiểm hơn.

Như vậy, chi phí lãi vay được hạch toán trên báo cáo kết quả kinh doanh chỉ phản ánh một phần tình hình vay nợ và trả lãi vay của các công ty bất động sản, trong trường hợp ở đây có thể xem là phần nổi, mà thường phần nổi ít hơn phần chìm. Hay nói cách khác, chi phí lãi vay hạch toán và số tiền bỏ ra để trả lãi vay là khác hẳn nhau, nếu không muốn nói là chênh lệch rất lớn.

Chi phí lãi vay không được vốn hóa khi nào?

Chi phí lãi vay sẽ tạm ngừng vốn hóa khi quá trình đầu tư xây dựng, sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết và nằm trong kế hoạch ban đầu.

Chi phí lãi vay vốn hóa là gì?

Chi phí lãi vay được vốn hóa (capitalized) là chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc hình thành một tài sản cụ thể, cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán thì được vốn hoá vào (tính vào giá trị) tài sản đó.

Chi phí lãi vay được ghi nhận khi nào?

Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

Chi phí đi vay là gì?

Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.