Chỉ số tâm lý thị trường Bitcoin

Dữ liệu từ Alternative cho thấy chỉ số cảm xúc của thị trường ở mức chỉ 6 điểm, quanh vùng sợ hãi tột độ. Đây là giai đoạn tâm lý nhà đầu tư tiêu cực nhất trong nhiều năm qua.

Cụ thể, chỉ số tham lam, sợ hãi của thị trường tiền số nằm ở mức 6/100 vào ngày 19/6, trước khi tăng nhẹ trở lại vào hôm nay, theo Alternative. Kỷ lục điểm số thấp nhất của thị trường là 5/100, được xác lập vào ngày 22/8/2019, khi Bitcoin ở mức 10.000 USD.

Ngoài ra, tương quan giữa giá Bitcoin và chỉ số cảm xúc cũng có nhiều thay đổi. Cuối 2020, Bitcoin được giao dịch quanh mốc 20.000 USD/đồng, tương đương thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chỉ số cảm xúc của thị trường giai đoạn đó đạt hơn 90 điểm, quanh vùng cực kỳ lạc quan. Trong khi đó, nhà đầu tư tiền số đang “hoang mang tột độ” ngay lúc này, dù giá BTC vẫn ở mức tương đương 2 năm trước.

Chỉ số tâm lý thị trường Bitcoin

Chỉ số cảm xúc toàn thị trường ở mức 6 điểm, sát mức thấp nhất lịch sử. Ảnh: Alternative.

Theo Alternative, họ tính toán chỉ số cảm xúc thị trường dựa trên sự biến động và khối lượng giao dịch của thị trường. Khi chênh lệch khối lượng và biên độ lớn xảy ra, đó là dấu hiệu của sự hoảng loạn. Ngoài ra, thái độ dựa trên khảo sát, xu hướng tìm kiếm và mạng xã hội cũng được đưa vào nhằm tính ra chỉ số này.

Tham lam và sợ hãi cũng là hai cảm xúc chính, chi phối các thị trường giao dịch. “Hãy tham lam khi người khác sợ hãi”, tỷ phú Warren Buffett từng nói.

Theo dữ liệu từ Coinmarketcap, Bitcoin đang được giao dịch quanh mốc 19.900 USD, tăng khoảng 1.000 USD so với hôm qua. Tổng giá trị vốn hóa của đồng tiền số lớn nhất thế giới ở mức 419 tỷ USD. Giá trị toàn mảng tiền số còn khoảng 880 tỷ USD, giảm mạnh so với mốc 2.800 tỷ USD vào tháng 11/2021.

Sau khi Bitcoin hồi phục nhẹ, phần lớn nhà đầu tư vẫn trong tâm trạng lo lắng, dè dặt với khối lượng giao dịch không cao. Hiện tại, tin xấu vẫn bủa vây thị trường cùng biến động ở nền kinh tế vĩ mô không có lợi cho tiền mã hóa.

Chỉ số tâm lý thị trường Bitcoin

Tương quan giữa giá BTC và chỉ số cảm xúc của thị trường từ 2018. Ảnh: Coinglass.

Sự kết hợp giữa tin xấu và lãi suất tăng càng đẩy thị trường tiền mã hóa xuống sâu. Việc FED tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất từ năm 1994 là dấu hiệu cho thấy các ngân hàng trung ương sẵn sàng tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay để kiềm chế lạm phát.

Mọi chuyện càng tồi tệ hơn với sự sụp đổ của đồng ổn định TerraUSD và nguy cơ vỡ nợ của nền tảng vay tiền mã hoá Celsius Network. Một số quỹ đầu cơ tiền số cũng đang chịu thiệt hại, cân nhắc phương án cắt lỗ với việc bán tài sản. Trong khi đó, một nền tảng cho vay khác là Babel Finance cũng vừa tạm ngừng hoạt động rút tiền và chuyển khoản.

“Lo ngại về suy thoái đang làm tê liệt sự thèm muốn với các tài sản rủi ro, khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng với việc bắt đáy Bitcoin ở thời điểm hiện tại. Mọi thứ đang chống lại thị trường tiền mã hóa”, Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường tại Oanda nói.

Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Tâm Lý Thị Trường Tiền Mã Hoá Là Gì?

Đã đăng Jun 3, 2021Đã cập nhật Nov 23, 2021

5m

Bài viết được đóng góp từ cộng đồng - Tác giả: Dimitris Tsapis

Tóm lược

Tâm lý thị trường đề cập đến những gì nhà đầu tư suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của họ liên quan đến một tài sản. Những cảm giác này không phải lúc nào cũng phản ánh các nguyên tắc cơ bản của tài sản hoặc dự án, nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cả.

Phân tích tâm lý thị trường là một hình thức nghiên cứu sử dụng thông tin để dự đoán biến động giá cả. Bằng cách theo dõi động thái thị trường và thái độ tổng thể của những người tham gia, bạn có thể hiểu mức độ cường điệu hoặc nỗi sợ hãi xung quanh một loại tiền mã hoá cụ thể.

Cũng giống như các tài sản khác, giá của tiền mã hoá liên quan trực tiếp đến cung và cầu thị trường. Các lực lượng thị trường này có thể thay đổi vì một số lý do, bao gồm cả dư luận, báo chí và phương tiện truyền thông xã hội. 

Nhiều nhà giao dịch phân tích tâm lý thị trường để dự đoán tiềm năng ngắn hạn và trung hạn của tài sản tiền mã hoá. Cùng với phân tích kỹ thuật và cơ bản, việc điều tra tâm lý thị trường tiền mã hoá có thể là một bổ sung có giá trị cho bộ công cụ của nhà giao dịch.

Tâm lý thị trường là thái độ tập thể của các nhà giao dịch và nhà đầu tư đối với một tài sản tài chính hoặc thị trường. Khái niệm này tồn tại trong tất cả các thị trường tài chính, bao gồm cả tiền mã hoá. Tâm lý thị trường có sức ảnh hưởng đến chu kỳ thị trường.

Tuy nhiên, tâm lý thị trường thuận lợi không phải lúc nào cũng dẫn đến các điều kiện thị trường tích cực. Đôi khi, tâm lý tích cực mạnh mẽ (lên mặt trăng!) có thể xuất hiện ngay trước khi thị trường điều chỉnh hoặc thậm chí là thị trường giảm giá.

Bên cạnh việc cung cấp thông tin chi tiết về nhu cầu thị trường, các nhà giao dịch có thể phân tích những cảm xúc này để dự đoán các xu hướng có khả năng sinh lời. Hoạt động phân tích tâm lý thị trường không phải lúc nào cũng xem xét các nguyên tắc cơ bản của dự án, nhưng đôi khi chúng có thể được liên kết với nhau.

Hãy xem xét Dogecoin như một ví dụ. Nhu cầu Dogecoin bùng nổ trong đợt tăng giá của nó có thể đến từ sự cường điệu của những phương tiện truyền thông xã hội (dẫn đến tâm lý thị trường tích cực). Nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư đã mua Dogecoin mà không cần xem xét đến khía cạnh kinh tế học của token hoặc mục tiêu của dự án, mà chỉ đầu tư vì tâm lý thị trường hiện tại. Ngay cả một dòng tweet từ một nhân vật như Elon Musk đôi khi cũng đủ để gây ra tâm lý thị trường tích cực hoặc tiêu cực.

Chỉ số tâm lý thị trường Bitcoin

Phân tích tâm lý thị trường là một phần thiết yếu của nhiều chiến lược giao dịch. Giống như phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản, thông thường bạn nên đưa ra quyết định bằng cách sử dụng tổng hợp tất cả các thông tin có sẵn. 

Ví dụ, phân tích tâm lý thị trường có thể giúp bạn điều tra xem hiện tượng FOMO đang diễn ra có hợp lý hay không, hay đơn giản nó là kết quả của tâm lý bầy đàn. Nhìn chung, việc kết hợp phân tích kỹ thuật và cơ bản với các nghiên cứu tâm lý thị trường cho phép bạn:

  • Hiểu rõ hơn về hành động giá ngắn hạn và trung hạn.
  • Phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn. 
  • Khám phá các cơ hội có khả năng sinh lời.

Để hiểu được tâm lý của thị trường, bạn sẽ cần thu thập quan điểm, ý tưởng và ý kiến của những người tham gia thị trường. Một lần nữa, mặc dù có thể hữu ích, nhưng bạn không nên chỉ dựa vào phân tích tâm lý thị trường. Bạn có thể sử dụng thông tin thu thập được kết hợp với kiến thức và kinh nghiệm hiện có của mình trước khi đưa ra kết luận dẫn đến hành động cuối cùng.

Để có cảm nhận cơ bản, bạn có thể xem các trang và kênh truyền thông xã hội có liên quan, để hiểu cộng đồng và nhà đầu tư đang cảm thấy gì về từng dự án cụ thể. Bạn cũng có thể tham gia các diễn đàn chính thức, máy chủ Discord hoặc nhóm Telegram để nói chuyện trực tiếp với nhóm dự án và các thành viên cộng đồng. Nhưng hãy cẩn thận! Có rất nhiều kẻ lừa đảo trong các nhóm đó. Đừng tin những người ngẫu nhiên, và hãy đảm bảo thực hiện việc tự nghiên cứu trước khi chấp nhận rủi ro.

Các kênh xã hội chỉ là bước đầu tiên. Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp để có cái nhìn tổng thể về tâm lý thị trường. Ngoài việc theo dõi các kênh xã hội (đặc biệt là Twitter, do sự phổ biến của nó đối với những người hâm mộ tiền mã hoá), bạn có thể cân nhắc những điều sau:

1. Theo dõi các đề cập trên mạng xã hội bằng các công cụ phần mềm giúp thu thập dữ liệu.

2. Cập nhật những tin tức mới nhất về ngành thông qua các cổng truyền thông và blog. Binance Blog , Binance News , Bitcoin Magazine, CoinDesk và CoinTelegraph là một số ví dụ.

3. Đặt cảnh báo hoặc theo dõi các giao dịch lớn do cá voi thực hiện. Những chuyển động này thường xuyên được theo dõi bởi một số nhà đầu tư tiền mã hoá và đôi khi có thể có tác động đến tâm lý thị trường. Bạn có thể tìm thấy các chương trình cảnh báo cá voi miễn phí trên Telegram và Twitter.

4. Kiểm tra các chỉ số tâm lý thị trường và tín hiệu định giá trên CoinMarketCap. Các chỉ số này phân tích từ một loạt các nguồn khác nhau và cung cấp những tóm tắt dễ hiểu về tâm lý thị trường hiện tại.

5. Đo lường mức độ cường điệu xung quanh một loại tiền mã hoá bằng Google. Ví dụ: một lượng lớn tìm kiếm cho "Cách bán tiền mã hoá ", có thể cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực.

Các nhà đầu tư có thể xem xét các chỉ báo tâm lý thị trường để có được ý tưởng về kỳ vọng tăng hoặc sự sợ hãi giảm của thị trường hoặc tài sản. Các chỉ số thể hiện những cảm giác này bằng đồ thị hoặc bằng một số loại thang đo. Những công cụ này là một phần của bộ công cụ phân tích cảm xúc, nhưng bạn không nên chỉ dựa vào nó. Cách tốt nhất là sử dụng nhiều chỉ báo để có cái nhìn cân bằng hơn về thị trường.

Hầu hết các chỉ số tâm lý thị trường đều tập trung vào Bitcoin (BTC), nhưng bạn cũng có thể tìm thấy chỉ số tâm lý Ethereum (ETH). Chỉ số Sợ hãi & Tham lam của Bitcoin Crypto có lẽ là chỉ báo được biết đến nhiều nhất về tâm lý thị trường tiền mã hoá. Chỉ số cho thấy sự sợ hãi hoặc lòng tham của thị trường Bitcoin trên thang điểm từ 0 đến 100 bằng cách phân tích năm nguồn thông tin khác nhau: sự biến động, khối lượng thị trường, phương tiện truyền thông xã hội, sự thống trị và xu hướng.

Chỉ số Bull & Bear của Augmento là một chỉ số cảm xúc khác, tập trung vào phương tiện truyền thông xã hội. Một phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) phân tích 93 cảm xúc và chủ đề bằng cách sử dụng các cuộc trò chuyện trên Twitter, Reddit và Bitcointalk. Những người sáng tạo cũng kiểm tra lại phương pháp luận của chỉ số của họ với giá trị dữ liệu có sẵn của năm. Số 0 đại diện cho tâm lý tin vào việc giảm giá tối đa trên quy mô và số 1 thể hiện tâm lý tin vào việc cực kỳ tăng giá.

Phân tích các kênh truyền thông xã hội, số liệu trên chuỗi và các chỉ số tiền mã hoá khác có thể cung cấp thông tin chi tiết về cảm xúc của người dùng trên từng loại tiền mã hoá hoặc dự án. Với hiểu biết tốt hơn về thái độ của thị trường hiện tại, bạn có nhiều khả năng đưa ra quyết định giao dịch hoặc đầu tư tốt hơn.

Để giúp tối đa hóa hiệu quả của phân tích cảm xúc thị trường, tốt nhất bạn nên kết hợp nó với:

  • Phân tích kỹ thuật - có thể giúp bạn đưa ra dự đoán tốt hơn khi nói đến hành động giá ngắn hạn.
  • Phân tích cơ bản - để xác định xem thông tin gây tranh cãi có hợp lý hay không, hoặc để đánh giá tiềm năng lâu dài của loại tiền mã hoá.

Nhiều nhà giao dịch đã sử dụng phân tích tâm lý thị trường trong thị trường đầu tư, và điều này có thể đặc biệt hữu ích trong thị trường tiền mã hoá. Vì ngành công nghiệp blockchain và thị trường tiền mã hoá vẫn còn tương đối nhỏ, nhận thức và tình cảm của công chúng có thể gây ra những biến động giá không nhỏ.

Bằng cách sử dụng các phương pháp đã thảo luận, bạn có thể bắt đầu hiểu tâm lý thị trường và (hy vọng) có thể đưa ra các lựa chọn đầu tư tốt hơn. Tóm lại, nếu bạn muốn bắt đầu với phân tích tâm lý thị trường, bạn có thể cân nhắc:

  • Theo dõi các kênh truyền thông xã hội và những cảm xúc xung quanh một dự án.
  • Luôn cập nhật những tin tức mới nhất về ngành và các sự kiện sắp tới.
  • Sử dụng các chỉ báo để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự quan tâm của công chúng đối với một đồng tiền cụ thể.

Phân tích tâm lý thị trường có xu hướng cung cấp kết quả tốt hơn khi kết hợp với nhiều thực hành và kinh nghiệm, nhưng nó có thể không hiệu quả trong một số trường hợp. Hãy đảm bảo việc thực hiện những thẩm định cá nhân trước khi giao dịch hoặc đầu tư, vì mọi quyết định đều có một lượng rủi ro nhất định.