Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc

Bạn vui lòng chờ trong giây lát...

02/03/10

HTC HD Mini, Toshiba TG02, Sony Ericsson Aspen là nhữngdi động chạy Windows Mobile cuối cùng trước khi nền tảng này chuyểnsang Windows Phone 7.

Sau nhiều đồn thổi, cuối cùng Microsoft cũng giớithiệu hệ điều hành mới mang tên Windows Phone 7 Series, nền tảng này sẽcó mặt trên các mẫu smartphone trình làng cuối năm nay. Với các yêu cầuvề phần cứng và thiết kế đặc trưng, gần như sẽ không có chiếc di độngnào hiện nay được nâng cấp lên Windows Phone 7.

Cùng với Android, tại MWC 2010, khá nhiều di độngchạy Windows Mobile đã xuất hiện, chạy bản 6.5 hoặc 6.5.3. Cùng với cácmodel vừa bán ra trên thị trường, đây được xem là những thế hệ điệnthoại cuối cùng chạy Windows Mobile, nền tảng có mặt trên dưới 10 năm,từng xuất hiện trên các mẫu Pocket PC, PDA phone, smartphone, MID loạinhỏ.

Dưới đây là 9 chiếc smartphone được xem là thế hệ sử dụng Windows Mobile cuối cùng.

HTC HD2

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc
HTC HD2 với giao diện Sense.

HTC HD2 là dấu mốc đáng nhớ trước khi Windows Mobilechuyển lên Windows Phone, đây là di động đầu tiên của nền tảng này cómàn hình cảm ứng đa điểm, điện dung. Máy có màn hình rộng tới 4,3 inch,vi xử lý 1GHz, giao diện Sense được HTC làm riêng với các icon lớn.

Máy đã bán trên thị trường với giá 15,9 triệu đồng,Microsoft khẳng định, model này sẽ không được chuyển lên Windows Phone7 bởi các nút bấm cứng dưới màn hình không phù hợp với nền tảng mới.

HTC HD Mini

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc
HTC HD Mini gọn gàng.

HD Mini vừa được HTC ra mắt tại MWC và có thể làchiếc di động chạy Windows Mobile cuối cùng của thương hiệu này. HTCđược xem là tên tuổi có quan hệ tốt nhất với Microsoft trong việc đưara thị trường các mẫu di động chạy nền tảng này.

Máy kế thừa HD2, nhưng có thiết kế nhỏ, màn hình chỉ3,2 inch, máy ảnh 5 Megapixel, tích hợp GPS, Wi-Fi, vi xử lý 600 MHz.Máy sẽ bán ra trong tháng 4 tới và cài đặt sẵn Windows Mobile 6.5.3.

Toshiba TG02

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc
TG02 có màn hình cảm ứng điện dung.

Năm ngoái, TG01 xuất hiện với tư cách là di động đầutiên có vi xử lý 1GHz. TG02 vẫn giữ kiểu dáng siêu mỏng 9,9 mm, nhưngnhỏ gọn hơn. Máy có màn hình 4,1 inch, hỗ trợ công nghệ cảm ứng điệndung, vi xử lý 1GHz, giao diện Spb Mobile Shell và chạy Windows Mobile6.5.3.

Toshiba K01

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc
K01 với bàn phím QWERTY trượt ngang.

K01 là một phiên bản khác của TG02 với cấu hình gấnnhư tương đương, vẫn là màn hình 4,1 inch, cảm ứng điện dung, tuy nhiênToshiba đã sử dụng công nghệ AMOLED giống nhiều smartphone của Samsung.Ngoài ra, máy còn có thêm bàn phím QWERTY trượt ngang để soạn thảo.

>> Xem tiếp phần hai

Quốc Huy

Dù đang túng thế trước sự tấn công “dồn dập” của hệ điều hành Symbian, cùng hiệu ứng tuyệt vời của hệ điều hành Mac trên iPhone. Nhưng dù sao hệ điều hành Windows Mobile vẫn có khả năng hỗ trợ tuyệt vời và biết “lắng nghe” thị trường để nâng cấp cho phù hợp hơn.

Pocket PC 2000:

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc

Siemens SX45


Ngày 19/08/2000, cùng thời điểm phát hành bộ nhân Windows CE 3.0 (có tên mã là Cedar) mà Pocket PC 2000 sử dụng (hệ điều hành này còn được biết đến với tên mã là Rapier), dành riêng cho các dòng Pocket PC. Tuy vậy, các thiết bị Palm-Size PC đã nhanh chân hơn khi có thể hoạt động khá tốt trên nền tảng Pocket PC 2000.
Hạn chế của hệ điều hành này chỉ hỗ trợ duy nhất chuẩn màn hình là QVGA (240x320 pixels) cho các thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên, ưu điểm cửa Pocket PC 2000 là “không dành riêng cho một cấu trúc vi xử lý” do được thiết kế để tương thích tốt trên nhiều loại cấu trúc vi xử lý phức tạp khác nhau như chíp SH-3, MIPS và ARM.
Pocket PC 2000 có khá nhiều nét tương đồng với giao diện của Windows 98, Me và 2000 dành cho PC. Các ứng dụng chính đi kèm cũng có nhiều điểm giống như vậy, như ứng dụng văn phòng Pocket Office cho người dùng soạn thảo văn bản, khả năng kết nối Internet cũng được hỗ trợ khá tốt với trình duyệt Internet Explorer thu nhỏ, trình chơi nhạc Windows Media Player cũng được tích hợp sẵn…

Đặc biệt khía cạnh mà người dùng bây giờ cảm thấy sướng nhất khi sử dụng dòng thiết bị chạy Windows Mobile là khả năng nhận dạng ký tự (máy tự động chuyển chữ viết tay trên màn hình cảm ứng thành ký tự chuẩn trên máy), và cho phép gửi và nhận dữ liệu thông qua kết nối hồng ngoại.
Đại diện tiêu biểu là Siemens SX45…

Pocket Pc 2002:

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc

O2 Xda


Bản Pocket PC 2002 (có tên mã Merlin) được phát hành vào ngày 04/10/2001, vẫn dựa trên bộ nhân Windows CE 3.0. Không lâu sau đó, khoảng tháng 12/2001, do yêu cầu đơn giản hóa (loại bỏ màn hình cảm ứng) cũng như giảm thiểu kích thước thiết bị đầu cuối nên Microsoft đã phát hành thêm phiên bản Smartphone 2002 (có tên mã là Stinger) dành cho điện thoại thông minh.
Điểm cải tiến nổi bật ở Pocket PC 2002 là cho phép người dùng thay đổi giao diện người dùng như ở phiên bản Windows XP trên PC, cho phép đồng bộ hóa dữ liệu giữa PC với các thiết bị chạy Pocket PC 2002.
Phiên bản phần mềm soạn thảo văn bản đi kèm được bổ sung chức năng kiểm soát lỗi từ vựng và bộ đếm từ vùng. Khả năng kết nối cũng được cải thiện khi cho phép người dùng tải dữ liệu, hỗ trợ WAP (website tối ưu hóa dành cho thiết bị di động), và truy cập cũng như thiết lập một mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Networking) cho nhu cầu số đông cao cấp.
Khả năng hỗ trợ giải trí cao cấp còn được nâng lên tầm cao mới do hỗ trợ mở rộng bộ nhớ dành cho thẻ CF (Compact Flash) và thẻ MMC (Multi Media Card).
Đại diện tiêu biểu cho thế hệ Pocket PC 2002 là HTC Wataby (hay O2 Xda).

Windows Mobile 2003 và Windows Mobile 2003 Second Edition:

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc


Tháng 04/2003, Microsoft tung ra phiên bản tiếp theo với tên gọi hoàn toàn mới là Windows Mobile 2003 (với tên mã là Ozone). Theo Microsoft, chỉ có cái tên Windows Mobile mới lột tả hết sự đa năng của hệ điều hành di động này, kể cả làm người dùng liên tưởng đến chiếc PC của họ… Đặc biệt, Windows Mobile đã thừa hưởng các tiện ích của bộ nhân Windows CE 4.0 (tên mã là Talisker), cụ thể là phiên bản Windows CE 4.2 .NET (tên mã là McKendric).
Tham vọng bành trướng của Microsoft thể hiện khá rõ khi chỉ trong thời điểm ngắn đã tung ra 3 phiên bản Windows Mobile 2003 dành cho 3 đối tượng thiết bị đầu cuối: Pocket PC không phone, Pocket PC phone và Smartphone. Một trong số những cải tiến đáng giá là khả năng hỗ trợ bàn phím ngoài, tích hợp kết nối Bluetooth, trình duyệt ảnh, nâng cao chức năng nhắn tin SMS và cho phép sử dụng nhạc MIDI làm nhạc chuông.
Chỉ gần 1 năm sau, khi nhu cầu kết nối Internet phát triển mạnh bởi “ăn theo” chuẩn kết nối không dây WiFi, Microsoft lại “nhanh chân” giới thiệu phiên bản nâng cấp của Windows Mobile 2003 là bản Second Edition, hỗ trợ nhiều chuẩn màn hình khác nhau, cho phép xoay ngang màn hình và quan trọng là hỗ trợ kết nối WiFi có mã hóa.
Đại diện tiêu biểu của thế hệ này là HTC Hymalaya (O2 Xda II), HTC Magician (O2 Xda II Mini),…

Windows Mobile 5:

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc

O2 Xda Exec


Tuy phát triển khá nhanh, song Windows Mobile vẫn bị chỉ trích vì tình trạng mất hoàn toàn dữ liệu nếu… mất nguồn. Đó là hạn chế trong việc khai thác phần cứng. Các thế hệ thiết bị trước đều lưu dữ liệu trong RAM (Random Access Memory – Bộ nhớ truy cập động), khi nguồn năng lượng trong pin cạn kiệt thì dữ liệu cũng “không cánh mà bay”. Nhận ra khuyết điểm ấy, Microsoft đã sửa lỗi và cho ra lò phiên bản Windows Mobile 5.0 (tên mã là Magneto) dựa trên nhân Windows CE 5.0 (tên mã là Macalian) vào tháng 05/2005, hệ điều hành này đã khai thác tốt công nghệ phần cứng, cho phép sử dụng song song hai bộ nhó: bộ nhớ RAM để chạy các ứng dụng và bộ nhớ Flash để lưu dữ liệu. Theo đó, khi mất nguồn, do đặc tính của bộ nhớ Flash là không cần nguồn nuôi nên không bị mất dữ liệu.

Bên cạnh đó, phiên bản Windows Mobile 5.0 còn có các cải tiến hữu ích khác như cho phép nâng cấp hệ thống từ các gói ứng dụng, mặc định hỗ trợ bàn phím ngoài QWERTY, tích hợp trình quản lý hình ảnh và video tiên tiến, hỗ trợ giao tiếp các thiết bị định vị GPS…
Đại diện tiêu biểu là HTC Universal (O2 Xda Exec), O2 Atom,…

Windows Mobile 6:

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc

O2 Xda Stellar


Tháng 02/2007 tại triển lãm 3GSM World Congress 2007, Microsoft giới thiệu phiên bản Windows Mobile 6.0 (tên mã là Crossbow) cải tiến giao diện người dùng, biến các thiết bị thoại trở thành “trung tâm giải trí di động” đúng nghĩa. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đây chỉ xứng đáng là bản Second Edition của Windows Mobile 5.0 do chẳng có nhiều cải tiến đáng kể về mặt chức năng, ngoài một số tiện ích hỗ trợ người dùng như hỗ trợ VoiP, mã hóa dữ liệu, hỗ trợ máy ảo Java cho trình duyệt tích hợp, cung cấp chức năng cập nhật hệ thống trực tuyến. Chỉ có một chi tiết được đánh giá cao là hỗ trợ chuẩn màn hình 320x320 và 800x480 pixels.
Đại diện tiêu biểu HTC TyTN II,…

Windows Mobile 6.1:

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc

HTC Touch HD


Mãi cho đến nửa cuối năm 2008, Microsoft mới giới thiệu bản nâng cấp của Windows Mobile 6.0 là Windows Mobile 6.1, phiên bản này chẳng có gì nổi bật so với bản 6.0 chỉ nâng cấp ở phần SMS và giao diện TouchFlo đẹp mắt.
Đại diện tiêu biểu là HTC Touch HD, HTC Touch Pro,…

Windows Mobile 6.5:

Hệ điều hành này sẽ được ra mắt ngày 16/02/2009, phiên bản này cho phép người dùng truy cập nhanh chỉ bằng một ngón tay. Màn hình chính được tổ chức theo cấu trúc tổ ong lạ mắt, mọi biểu tượng ứng dụng sẽ có không gian lớn hơn. Một nâng cấp khác cũng được bổ sung cho màn hình chính như có thể nhanh chóng khởi động ứng dụng chỉ bằng một động tác kéo đơn giản, các ứng dụng liên lạc (Contacts) cũng có thay đổi đáng kể. Trình duyệt IE Mobile nâng cấp được đánh giá cao, tiện sử dụng ngón tay để tiếp cận các Favorites, thu nhỏ hay phóng to trang web,…
Đại diện tiêu biểu sẽ chạy Windows Mobile 6.5 là HTC Touch Pro 2,…

Windows Mobile 7:

Chiếc máy chạy window mobile cuối cùng pocket pc

Mới đây, Microsoft vừa công bố kế hoạch năm 2010 sẽ tung ra phiên bản Windows Mobile 7 (tên mã là Photon) được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, tập trung tính năng mới như lắc và chạy, có thể cũng sử dụng bàn phím QWERTY với các thiết bị không có màn hình cảm ứng. Hiệu ứng âm thanh trên Windows Media Player sẽ được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt khi sử dụng IE Mobile người dùng sẽ được hỗ trợ tính năng duyệt web theo thẻ và có thể di chuyển qua lại giữa các thẻ chỉ với một cái lắc nhẹ. Ngoài ra hiệu ứng hình ảnh riêng và menu cũng sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ
Ngoài việc dùng ngón tay để ra lệnh cho các ứng dụng, phiên bản này cũng sẽ hỗ trợ các hành động và lệnh của người dùng từ thiết bị có sử dụng camera, bạn có thể rung, lắc, quay điện thoại của mình để ra lệnh cho thiết bị, ngoài ra còn tích hợp thêm nhiều tính năng chỉnh sửa ảnh và tạo hiệu ứng cho ảnh, hợp nhất trung tâm giải trí đa phương tiện cho việc xem video, nghe nhạc, duyệt ảnh,…

Trích bài "Windows Mobile - Một thời vàng son" của Thu Hương
(Báo EChip Mobile - Số 208)