Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

21/09/2021

     Ngày 21/9/2021, tại Hà Nội, Bộ TN&MT phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 tại 10 điểm cầu thuộc 5 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam. Tham dự sự kiện có Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương, đại diện các Sở TN&MT, Đoàn Thanh niên các tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế.

Giữ môi trường xanh - Đẩy nhanh Covid

     Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đòi hỏi nhân loại phải sớm có những hành động cụ thể, thiết thực, thay đổi cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên, hệ sinh thái. Với chủ đề “Cùng hành động để thay đổi thế giới”, Chiến dịch năm nay được phát động nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, người dân về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm trong các hoạt động BVMT trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, lan toả, cổ vũ các hoạt động, chiến dịch ra quân trong trạng thái bình thường mới, góp phần BVMT, phát triển bền vững, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân phát biểu tại Lễ phát động

    Phát biểu tại Lễ phát động, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, môi trường không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, hiện nay, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu đang là nguy cơ hiện hữu, thách thức lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thế giới. Nhận thức rõ vấn đề này, Chính phủ Việt Nam luôn xác định, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế trước mắt, mà luôn hướng tới sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, bảo đảm môi trường sống trong lành. Luật BVMT năm 2020 đã được ban hành thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, sức khỏe người dân, thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Song song với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT, thời gian qua, đã có nhiều sáng kiến, hoạt động về BVMT hết sức thiết thực, thu hút sự tham gia của mỗi người dân và toàn xã hội được tổ chức như: phong trào Chống rác thải nhựa, Ngày Chủ nhật xanh; Chiến dịch Nói không với ống hút nhựa, sản phẩm nhựa dùng 1 lần; Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh; Mô hình cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp… trở thành điểm sáng, tạo sự lan tỏa lớn trong công tác BVMT.

    Mới đây, ngày 15/9/2021, Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) và Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (tỉnh Gia Lai) của Việt Nam đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; qua đó nâng tổng số Khu dự trữ sinh quyển thế giới ở nước ta lên 11 Khu, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có số lượng Khu dự trữ sinh quyển đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Inđônêxia. Đây là niềm tự hào của hai địa phương Ninh Thuận, Gia Lai nói riêng và của Việt Nam nói chung, đồng thời thể hiện rõ những nỗ lực, cam kết của Việt Nam trong công tác BVMT, thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Các đại biểu tham dự Lễ phát động tại 10 điểm cầu

    Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đề nghị các cấp, ngành, cơ quan đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng cùng chung tay hành động, triển khai thực hiện các hoạt động như: Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn, nhất là chất thải sinh hoạt, chất thải y tế phát sinh do dịch Covid-19 theo đúng quy định, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, của Bộ Y tế và Bộ TN&MT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cùng với đó, triển khai các giải pháp cụ thể để thực thi hiệu quả các quy định của Luật BVMT năm 2020, nhất là các hoạt động hiệu quả để quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, kiểm soát ô nhiễm không khí, bảo vệ di sản thiên nhiên, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, thân thiện với môi trường trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

    Nhấn mạnh BVMT là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng kêu gọi cộng đồng cùng tham gia hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm nay bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại rác thải từ hộ gia đình, tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường xung quanh, trồng thêm nhiều cây xanh, nói không với rác thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy, sử dụng một lần… đến những giải pháp, biện pháp mang tính lâu dài như đầu tư xử lý ô nhiễm, giám sát, cảnh báo ô nhiễm môi trường, thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, bảo tồn đa dạng sinh học…

Phát huy sức trẻ BVMT

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương phát biểu tại Lễ phát động

     Cũng tại buổi Lễ, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ngô Văn Cương cho biết, hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021, Trung ương Đoàn đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực như: Phát động Ngày Chủ nhật xanh trên toàn quốc lần thứ 4 năm 2021 vào ngày 19/9, cấp Trung ương tổ chức điểm tại Tây Ninh; Triển khai 3 tuyến đường cây thanh niên cấp Trung ương tại tỉnh Bắc Giang, Thái Bình và TP. Hà Nội; “Vườn cây sinh kế” tại Quảng Nam nhằm xây dựng nếp sống xanh, ổn định phát triển kinh tế, tạo cảnh quan và BVMT, hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động; Phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, Bộ TN&MT tổng kết và trao giải Cuộc thi “Thanh niên sáng tạo vì khí hậu”…

    Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ cả nước tham gia BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu, Bí thư  Ngô Văn Cương đề nghị các cấp bộ đoàn tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi về mục đích, ý nghĩa của Chiến dịch thông qua các phương thức khác nhau mang tính sáng tạo, đổi mới; trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội và tuyên truyền trực quan. Đồng thời, tổ chức các hoạt động dọn dẹp, vệ sinh môi trường tại nơi sinh sống, cơ quan, đơn vị nơi công tác, trường học, giảng đường…

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Toàn cảnh Lễ phát động

     Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức đã ra mắt MV “Việt Nam hướng về Chiến dịch Trái đất” dự kiến sẽ được phát hành vào cuối tháng 9 trên các nền tảng trực tuyến như Facebook, Youtube… Đồng thời, phát động Chương trình “Dọn sạch - Sống xanh” nhằm nâng cao nhận thức trong đoàn viên, thanh niên về bảo vệ môi trường sống xung quanh mình, thúc đẩy sự sáng tạo và lan tỏa ý nghĩa của Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn trong cộng đồng.

Mai Hương

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020: Cùng hành động bảo vệ môi trường

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm nay diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu. Điều này hạn chế các hoạt động tại cộng đồng song chủ đề “Cùng hành động để thay đổi thế giới” của Chiến dịch vẫn lan tỏa ý nghĩa lớn. Bởi chính từ dịch Covid-19, nhân loại thấm thía hơn bài học phải đối xử tốt hơn với môi trường sống nếu muốn đảm bảo an toàn cho cuộc sống của chính mình.

10 khẩu hiệu kêu gọi cộng đồng chung tay làm cho thế giới sạch hơn

Đề xuất cho người dân Hà Nội đổi xe máy cũ để bảo vệ môi trường

Vai trò của cộng đồng trong bảo vệ môi trường biển

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Võ Tuấn Nhân về Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020 cũng như việc làm thế nào để thay đổi nhận thức một cách bền lâu, biến nhận thức xanh thành hành động xanh trong mỗi người dân.

PV: Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của chủ đề thông điệp của Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm nay?

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Võ Tuấn Nhân. Ảnh: Hoàng Minh

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân: Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ 3 của tháng 9 hàng năm. Chiến dịch đã trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người tại hơn 130 quốc gia trên thế giới.

Hưởng ứng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động, năm nay Bộ Tài nguyên và môi trường lựa chọn chủ đề “Cùng hành động để thay đổi thế giới” nhằm kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và toàn thể cộng đồng cùng hành động, thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường; thực hiện phân loại, thu gom, xử lý, tái chế rác thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.

Đặc biệt, trong bối cảnh ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh COVID-19 hiện nay, mọi người dân chúng ta có thể không nhất thiết phải tập trung thành cộng đồng lớn để tổ chức các hoạt động ra quân. Mà chỉ cần hành động có ý nghĩa tích cực, dù đơn giản như trồng thêm cây xanh, giảm thiểu sử dụng túi ni lông khó phân hủy, đồ nhựa một lần. Thực hiện tuyên truyền về các hoạt động ý nghĩa đó nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường đều có thể làm cho thế giới của chúng ta trở nên sạch hơn.

Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường là thực hiện mục tiêu kép là bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta thêm xanh, sạch, đẹp và phòng chống dịch bệnh một cách hiệu quả.

Với tình hình thực tế hiện tại, xin Thứ trưởng cho biết để hưởng ứng sự kiện này, Bộ Tài nguyên và môi trường đã có những hướng dẫn, định hướng các cấp, ngành, địa phương như thế nào?

Để hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành Văn bản số 4984/BTNMTTTTNMT ngày 10/9/2020 gửi các Bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng. Trước diễn biến, ảnh hưởng của dịch COVID-19; căn cứ điều kiện thực tế và chủ đề Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2020, Bộ Tài nguyên và môi trường đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các nội dung phù hợp với địa phương mình như sau:

Căn cứ trên tình hình hiện tại của địa phương, tổ chức các hoạt động như ra quân vệ sinh môi trường; thu gom xử lý chất thải, rác thải; giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng trên địa bàn, cơ quan, đơn vị, trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh; khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương, ao hồ hệ thống thoát nước….

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đặt biệt năm nay Bộ nhấn mạnh vào việc tập trung xử lý rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy, tập trung xử lý cống rãnh, ao hồ tồn đọng rác thải để môi trường trong sạch hơn.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường thông tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ môi trường, các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2020, tập trung vào việc phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, tuyên truyền về việc từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; xây dựng chuyên trang, chương trình cổ động, bài viết, phóng sự, clip tuyên truyền về bảo vệ môi trường...

Phát động, phát hiện, biểu dương, khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp có thành tích tiêu biểu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, quản lý, giải pháp, sáng kiến hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.

Chúng tôi tin tưởng và mong rằng, mọi hành động nhỏ, tích cực, ý nghĩa của mỗi cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng đều có thể làm cho thế giới thay đổi, tốt đẹp hơn. Hành tinh của chúng ta thêm xanh và môi trường sống của chúng ta trở nên an lành.

Một trong những nội dung chính của Chiến dịch năm nay xoay quanh chủ đề giảm thiểu rác thải nhựa. Và mới đây, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị Số 33 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phong trào này mạnh mẽ hơn. Vậy thời gian tới, Bộ Tài nguyên và môi trường có các hoạt động cụ thể gì để triển khai Chỉ thị này, thưa Thứ trưởng?

Để thực hiện Chỉ thị số 33 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, tới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ công bố Kế hoạch hành động của ngành Tài nguyên và môi trường. Hiện, các Bộ, ngành cũng đề ra lộ trình hành động giảm thiểu chất thải nhựa theo từng lĩnh vực. Đặc biệt, sẽ tập trung vào thực hiện 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) chất thải, coi chất thải là tài nguyên.

Phong trào chống rác thải nhựa trong hơn một năm qua là minh chứng rõ nhất cho những nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, từ việc ban hành các chính sách đến các đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, cũng như thay đổi nhận thức trong cộng đồng và từng người dân.

Về hành động thực tế, chuyển động lớn nhất từ phía người sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhựa là việc 13 doanh nghiệp bắt tay nhau thành lập Liên minh Tái chế bao bì (PRO Vietnam). Đây là những tập đoàn, công ty lớn về đồ uống, thực phẩm có sử dụng khối lượng lớn túi ni lông và nhựa dùng một lần. Họ đã cùng cam kết hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, trong đó, toàn bộ bao bì của các doanh nghiệp thành viên sẽ được tái chế vào năm 2030.

Ngoài ra, rất nhiều hoạt động giảm thiểu, tái chế, thay thế túi ni lông bằng sản phẩm thân thiện môi trường được triển khai tự phát hoặc ở nhiều quy mô, như mô hình quán cà phê xanh sử dụng ống hút tre, Hội Phụ nữ phát làn đi chợ cho hội viên, khuyến khích sử dụng túi giấy, gói hàng bằng lá chuối…

Những hoạt động khởi động ban đầu như trên đã lan tỏa rộng khắp trên cả nước và đang thay đổi nhận thức trong từng người dân.

Về chính sách, trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét thông qua tới đây, Bộ Tài nguyên và môi trường tham mưu chi tiết hóa trong Luật trách nhiệm người sản xuất, người sử dụng đối với sản phẩm thải bỏ, trong đó, có nhựa sử dụng một lần. Luật cũng quy định về nguyên tắc các loại thuế, phí đối với các sản phẩm này trên quan điểm ai sản xuất sản phẩm gây ô nhiễm môi trường sẽ bị đóng thuế cao, đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường với việc miễn giảm thuế phí ở mức tối đa. Luật Bảo vệ môi trường 2020 chủ trương thuế, phí bảo vệ môi trường là một công cụ góp phần thay đổi hành vi người sản xuất và tiêu dùng.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

In bài viết

bảo vệ môi trường làm cho thế giới sạch hơn

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

    Giáo dục cá nhân hóa mọi lúc mọi nơi

  • Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

    Câu chuyện đằng sau sự sụp đổ của một trong những quỹ đầu cơ tiền mã hóa lớn nhất thế giới

  • Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

    Địa phương nào thu nhiều tiền nhất từ du lịch 6 tháng đầu năm 2022?

Tin nổi bật

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Việt Nam - Thụy Sỹ hợp tác tích cực, hiệu quả trong lĩnh vực tài chính

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Nhiều cơ hội để doanh nghiệp Thuỵ Sỹ đầu tư vào Việt Nam

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết quốc tế gắn với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Bộ Tài chính Việt Nam hợp tác với GIZ và KfW thúc đẩy phát triển bền vững

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn diễn ra vào thời gian nạo

Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp minh bạch, an toàn, bền vững