Chính sách chia ruộng đất công của nhà Nguyễn là chính sách gì

Chính sách  cai trị cơ bản của nhà Nguyễn là gì?

Các câu hỏi tương tự

Điểm khác nhau cơ bản trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì?

AThi hành chính sách cai trị hà khắc, phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ với người Hán

BThi hành nhiều chính sách tiến bộ để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển

CThi hành chính sách cai trị mềm dẻo để mua chuộc quý tộc quan lại cao cấp người Hán

DThực hiện bình đẳng giữa người Mông Cổ với người Hán

Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?

A. Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân, đóng kín, bảo thủ, mù quáng.

B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh.

C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”.

Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?

A. Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân. Đóng kín, bảo thủ, mù quáng.

B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh.

C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.

D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”.

Chính sách cai trị tàn bạo nhất của nhà Minh là gì?

A. Tăng thuế đối với nông dân.

B. Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì.

C. Cưỡng bức nhân dân ta bỏ phong tục tập quán cũ của mình.

D. Tàn sát người dân Đại Việt.

Điểm nổi bật trong chính sách cai trị của vương triều Hồi giáo Đê-li là gì?

ATiến hành hàng loạt các cải cách để khôi phục đất nước

BThực hiện chính sách áp bức dân tộc, phân biệt đối xử giữa người Ấn và người Hồi

CThực hiện chính sách cai trị mềm dẻo để mua chuộc các quý tộc Ấn

DThực hiện nhiều biện pháp để xóa bỏ sự kì thị tôn giáo giữa người Ấn và người Hồi

Nhà Nguyễn tồn tại ở một giai đoạn có nhiều biến cố trong lịch sử dân tộc. Cho nên có những vấn đề cần phải đi sâu, xem xét để đánh giá nhà Nguyễn cho thỏa đáng. Trong bài này chúng tôi đề cập đến một trong những vần đề quan trong trong thời nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX: “Chính sách ruộng đất với hình thức khẩn hoang doanh điền ở đồng bằng Bắc Bộ”.

1.      Hình thức khẩn hoang “doanh điền” ở thời Nguyễn

Trước hết có thể thấy rằng nước Đại Việt từ thế kỷ XIX là một quốc gia phong kiến hung mạnh, xây dựng trên cơ sở kinh tế nông ngiệp trồng lúa nước phát triền cao, một nền văn minh nông nghiệp rực rỡ ở Đông Nam Á. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp một mặt đòi hỏi phải cải tiến kỹ thuật, cải thiện chất lượng thâm canh tăng năng suất, một mặt cũng không kém phần quan trọng là phải đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, không ngừng mở rộng diện tích canh tác mới. Tiến hành khai hoang là quy luật phát triển của sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu của dân số ngày một tăng. Đây là một nhiệm vụ tất yếu khách quan của quốc gia phong kiến Đại Việt.

Từ bao đời nay, tổ tiên chúng ta đã thực hiện công cuộxc khai hoang dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng như khai hoang lập làng của nông dân, điền trang của quá tôc, địa chủ, đồn điền của nhà nước…Trải qua hàng ngàn năm, sự lao động đó góp phần mở mang ruộng đất, xóm làng và nâng cao đời sống con người.

Có thể nói khai hoang là chính sách nông nghiệp tích cực; thông qua việc khai hoang, thái độ của nhà nước đối với vấn đề ruộng đất được thể hiện rõ rệt.

Đầu thế kỷ XIX tiềm năng đất đai của nước ta còn khá phong phú, kể cả ở Nam Bộ và vùng duyên hải đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên tiềm năng đó có được khai thác hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của nhà nước. Các vua Nguyễn đã áp dụng các biện pháp và kinh nghiệm của ông cha ta trong lịch sử, tiếp tục thực hiên các biện pháp khai hoang, thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Gia Long, kế đó là Minh Mệnh rồi Thiệu Trị và Tự Đức, điều rất chú ý đến việc khai hoang. Trong khoảng từ 1802 đến 1858, nhà Nguyễn đã ban hành 46 quyết định khai hoang với các lực lượng được huy động tối đa và các phương thức khẩn hoang khác nhau, như: đồn điền, doanh điền, tư nhân được nhà nước cấp vốn và tư nhân khai khẩn tự do.

Doanh điền là một hình thức khai hoang do Nguyễn Công Trứ đề xuất và được triều Nguyễn giao cho ông đích than thực hiện. với danh nghĩa Doanh điền sứ của triều đình. Hình thức này được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1828 ở vùng ven biển Nam Định và Ninh Bình thuộc đồng bằng Bắc Bô. Bản điều trần của Nguyễn Công Trứ “Khẩn hoang ruộng hoang để yên nghiệp dân nghèo” đã nêu lên một cách đầy đủ về xuất phát điểm, mục đích cũng như biện pháp để thực hiện hình thức khẩn hoang này: “Đời làn ăn xưa, chia ruộng định của, dân có nghiệp thường cho nên ở yên nơi làng mạc, không có gian tà. Ngày nay có những dân nghèp túngm ăn dưng chơi không, khi cùng thì họp nhau trộm cướp, cái tệ không ngăn cản được. Trước thần đến Nam Định mênh mông bát ngát, hỏi ra thì dân địa phương muốn khai khẩn nhưng phí tổn nhiều không đủ sức. Nếu cấp tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn, nhà nước phí tổn không mấy mà cái lợi tự nhiên sẽ vô cùng. Phàm các hạt xét thấy những dân tự đãng không bấu víu vào đâu, đều đưa cả về đây. Như thế thì đất không bỏ hoang, dân đều làm ruộng, phong tục kiêu bạc lại thành thuần hậu”. Bản điều trần này cũng nói rõ về mục đích khẩn hoang: giải quyết ruộng đất choo dân thì họ mới yên ổn làm ăn, không tụ họp nhau mà nổi loạn. Hơn nữa lại đáp ứng được lợi ích thuế khóa do kết quả khẩn hoang đem lại, một vấn đề nan giải của nhà  nước phong kiến thời bấy giờ. Trong bản điều trần khẩn hoang. Nguyễn Công Trứ cũng trình bày các biện pháp cụ thể triển khai công việc: “Cho những người địa phương giàu có chia nhau trong coi làm, mộ được 50 người thì là một ấp, cho làm ấp trưởng, đều tính đất chi cho. Cấp cho tiền công để làm nhà, làm cửa, mua trâu bò nông cụ, lại lượng cấp cho tiền gạo lương tháng trong hạn sáu tháng, ngoại hạng ấy thì cho lấy mà ăn, 3 năm thành ruộng đều chiếu lệ tư điền mà đánh thuế.

Doanh điền là một hình thức khẩn hoang dưới thời Nguyễn được nhà nước cấp một phần nhu phí cho dân khai hoang:

Đơn vị

Số đinh

Tiền mua trâu bò

Tiền mua nông cụ

Tiền làm nhà

Tồng cộng

50 người

300 quan

40 quan

100 quan

440 quan

Ấp

30 người

180 quan

24 quan

60 quan

264 quan

Trại

15 người

90 quan

12 quan

30 quan

132 quan

Giáp

10 người

60 quan

8 quan

20 quan

88 quan

            Về các khoản chi cấp trên đây, nhà nước không phát bằng tiền mà phát bằng hiện vật cho người khai hoang: “Cứ năm người thì phát một con trâu, mọt cái bừa, một cái cày, một móng, một cuốc và một liềm, sức các ông chiêu mộ lĩnh về cấp phát. Theo tờ nhận thực của những người đến khai hoang đầu tiên ở ấp Thủ Trung đè ngày 18 tháng 12 năm Minh Mệnh thứ mười [1829], thì số tiền 34 quan mua được 1 con trâu trị giá 30 quan, 1 cày trị giá 2 quan 5 tiền, 1 bừa giá trị 1 quan 5 tiền. Ngoài ra, cứ 5 đinh còn được cấp một cuốc, 1 thuổng và 1 liềm. Mỗi người dân còn được cấp lương ăn trong 6 tháng. Chủ trương này của nhà nước được nhân dân hưởng ứng ca ngợi.

                        “Ơn trên như bể sông dài

                        Cấp cho mười xuất trâu cày một đôi

                        Lại cho điền khí hẳn hoi

                        Thành tiền các hạng rạch ròi trườc sau

                        ……………………………………………..

                        Mỗi đinh cấp một cái liềm

Năm tền một chiếc giá tiền không sai”

Mặc dù số tiền chi phí đó không nhiều, nhưng sự giúp dỡ một phần của nhà nước là nguồn động viên và hỗ trợ quan trọng cho công cuộc khai hoang. Trong quá trình thự hiện, với tư cách là nhà doanh sứ - người trực tiếp tổ chức và chỉ đạo khai hoang – Nguyễn Công Trứ còn đề ra những chính sách và biện pháp thích hợp để kết hợp kinh phí có hạn của nhà nước với sự đóng góp của nhân dân, tận dụng tài lực, vật lực của những người có của trong nông thôn và sức lao động của nông dân nghèo khổ, trong đó có cả những người đã tham gia khởi nghĩa chống triều đính [như cuộc khởi nghĩa của nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo].

Trong thực tế, ở nhiều làng ấp của huyện Tiền Hải [Thái Bình], Kim Sơn [Ninh Bình] người chiêu mộ đã đóng góp cả sức lực và tiền của vào công cuộc khai hoang lập ấp và đặc biệt trong hàng ngũ chiêu mộ, ngoài một số xuất thân từ nông dân còn có cả những địa chủ, và một số ít là hàng ngũ quan lại ở các địa phương.

HÌnh thức khẩn hoang doanh điền của nhà Nguyễn thực hiện ở đồng bằng Bắc Bộ đã thu được những thành quả đáng khích lệ: mùa thu năm 1828, huyện Tiền Hải ra đời với diện tích khai hoang được 18.970 mẫu và số đinh 2.350 người. Huyện được chia đặt thanh 7 tổng với 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp. Cuối năm 1829, Huyện Kim Sơn cũng chính thức được ghi vào sổ sách của nhà Nguyển với 7 tổng, 60 lý, ấp, trại. Số ruộng khẩn hoang được là 14.620 mẫu chia cấp cho dân nghèo 1.250 người. Tổng Hoành Thu [Giao Thủy – Nam Định] bắt đầu được khai khẩn vào tháng 3/1828 đến đầu năm sau thì căn bản hình thành với 14 ấp, trại, giáp có 385 mẫu ruộng và 301 đinh. Tổng Ninh Nhất cũng được thành lập với 9 làng, ấp, trại, giáp có 345 xuất đinh và 4120 mẫu ruộng đất.

Như vậy, chỉ trong vòng 2 năm, 2 huyện Tiền Hải, Kim Sơn và 2 tỏng Hoành Thu, Ninh Nhất được lập nên với 16 tổng, 154 lý, ấp, trại. Số ruộng đất khẩn hoang được là 38.095 mẫu và 4.264 đinh. Đó là một thành quả rất lớn, được đánh giá cao dưới thời MInh Mệnh.

Song một vấn đề mà các nhà nghiên cứu là từ trước đến nay vẫn quan tâm là người khai hoang sẽ được hường thành quả đó ra sao? Chính sách của nhà nước đối với ruộng đất khai ở hình thức khẩn hoang doanh điền như thế nào?

2.      Chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn đối với hình thức khẩn hoang doah điền ở đồng bằng Bắc Bộ.

Theo Đại Nam thực lục: “Trong số đất khẩn hoang được cứ 100 mẫu, từ đình chùa, thổ trạch, đất mạ 30 mẫu, còn thành điền 70 mẫu. Cứ 15 mẫu thì đình làm nhất đẳng 1 mẫu, nhị đẳng 2 mẫu, tam đẳng 13 mẫu”. Tuy nhiên, “Thực lục” không cho chúng ta biết sở hữu các loại ruộng cũng như quan hệ giữa tư điền và công điền.

Những tư liệu còn lại tại các địa phương Tiền Hải, Kim Sơn và Hoành Thu. Ninh Nhất sẽ giúp ta hiểu thêm về chính sách của nhà nước đối với ruộng đấy khẩn hoang ở đây.

Theo quy định của nhà nước thì ruộng đất ở Tiền Hải là “Công điền quân cấp”. Theo nguyên tắc của lệ “công điền quân cấp” thì ruộng được chia cấp đều cho dân đinh khai hoang theo thời hạn 3 năm, hết 3 năm phải trả lại ruộng cho làng để chia lại. Quyền sở huu34 là của nhà nước, làng ấp chỉ có quyền quản lý. Tuy nhiên,, ruộng “công điền quân cấp” ở Tiền Hải có những đặc điểm riêng trong phân phối, nó không giống chế độ quân điền thời Gia Long mà ở đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ rệt. Ở đây mọi người có công khai hoang đều được hưởng quyền lợi như nhau. Bình quân mỗi đinh được 6 mẫu. Trong thực tế có làng ấp được tới 10 mẫu, cá biệt có làng lên tới 12 mẫu. Còn phần đông ở các làng bình quân cho 1 đinh là 8 mẫu. Hơn nữa ruộng “công điền quân cấp” lại đượchưởng theo lệ thuế tư điền mà trong đó ruộng loại 3 chiếm tới 80%. Đó là một ưu đãi đối với người khai hoang,

Thuế ruộng đất của các tỉnh từ Nghệ An trở ra Bắc dưới thời Minh Mệnh được quy định:

Loại ruộng

Ruộng công

Ruộng tư

Loại 1

120 bát/ 1 mẫu

40 bát/ 1 mẫu

Loại 2

84 bát/ 1 mẫu

30 bát/ 1 mẫu

Loại 3

50 bát/1 mẫu

20 bát/ 1 mẫu

            Căn cứ vào những văn bản của nhà nước thì toàn bộ ruộng ở Kim Sơn sau khi khai hoang được giao cho các làng với danh nghĩa là công hữu. Theo pháp luật và tập quán thì ruộng đất này thuộc công điềnchứ không phải tư điền. Nhưng để khuyến khích người khai hoang, nhà nước cho nộp thuế như ruộng tư điền và khi chia, nhười ta gọi đất này là “tư điền quân cấp”

            Đặc điểm của cách phân chia ruộng đất này là: người đượcchia ruộng hưởng suốt đời, nhưng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền mua bán. Khi người được cấp ruộng chết đi, nếu không có con trai hoặc con trai chưa đến tuổi thành đinh thì phải trả lại ruộng đó cho làng. Ruộng mới khai hoang sau 3 năm mới phải nộp thuế.

Về số lượng, ruộng đất bình quân cho mỗi đinh theo chế độ “tư đi6èn quân cấp” là 10 mẫu. Tuy nhiên, trong thực tế số ruộng đất này có dao động ít nhiều ở từng lý, ấp, trại. Chế độ “tư điền quân cấp” ở Kim Sơn so với chế độ “công điền quân cấp” ở Tiền Hải có những điểm giống và khác nhau: trước hết cả hai loại đều được hưởng theo lệ thuế tư điền đó là một ưu đãi của nhà nước. Nhưng chế độ “công điền quân cấp” ở Tiền Hải cứ 3 năm chia lại một lần nên sự luân chuyển người này sang người khác sẽ nhanh chóng làm cho người khai hoang mất quyền sử dụng ruộng đất và số lượng ruộng giảm đi do dân số tăng lên. Còn chế độ “tư điền quân c6ap1” ở Kim Sơn cho phép người dân khai hoang được hưởng ruộng đất một đời, thêm nữa lại được quyền để lại cho con trai đến tuổi thành đinh nên phần đất mà làng chia cho họ được giữ tương đối lâu dài, vì vậy có những lúc nhân dân cũng coi đó là tư điền. Đó là sự chiếu cố nhiều hơn đến quyền lợi của người khai hoang, so với Tiền Hải. Sự ưu ái đó là nguồn động viên quan trọng giúp mọi người khắc phục khó khăn, giữ vững thành quả khai hoang mà họ vừa giành giật được trong cuộc vật lộn với thiên nhiên đầy gian nan và vất vả.

Mặc dù đã có phần ưu ái hơn ở Tiền Hải, chế độ “tư điền quân cấp” ở Kim Sơn về sau đã bộc lộ những nhược điểm của nó. Trước hết việc chia đều ruộng đất không chiếu cố đến công sức khác nhau bỏ ra trong khai hoang [giữa người đến trước và đến sau]. Mặc khác người khai hoang không có con trai hoặc có con trai nhưng chưa đến tuổi thành đinh thì khi chết họ bị mất quyền sử dụng ruộng đất. Nhân dân Kim Sơn đấu tranh đòi chia tất cả những ruộng đất đã có từ trước cùng với những ruộng đất mới khai phá thành hai phần bằng nhau. Một nửa là tư điền, một nửa là công điền, phần tư điền đã trở thành tư điền thế nghiệp [nghĩa là có quyền mua bán và thừa kế], còn phần công điền sẽ là công điền công cấp. Ngô Kim Lân lúc đó đang làm Tuần phủ Ninh Bình ủng hộ đề nghị của nhân dân Kim Sơn và làm tờ sớ trình lên triều đình. Sau khi xem xet, bộ Hộ cho rằng chuyển một nửa ruộng đất thành công điền thì công được. Vì lúc mới khai phá, nhà nước đã chuẩn bị cho tư đi6èn, bây giờ nhà nước không thể làm trái với lời hứa ban đầu. Tất cả ruộng đất [trừ đất vốn là đất công cụ và đất dành cho tư nhân] còn lại vẫn là tư đi6èn. Nhưng chỉ có một nửa là tư điền thế nghiệp, một nửa là tư điền quân cấp.

Vua Tự Đức cùng Viện Cơ mật đồng ý với bộ Hộ và còn nói rằng: “Tại sao người ta không thấy khi chuyển một bộ phận tư điền thành công điền là thuế má nặng hơn hay sao? Nhà nước không thể làm như vậy”. Ngày 18 tháng 6 năm Tự Đức thứ nhất [2848], nhà vua phê chuẩn cho phép ruộng đất ở Kim Sơn theo chế độ một nửa làm tư điền thế nghiệp, một nửa làm tư điền quân cấp. Đồng thời chính sách nhà nước cũng quy định thêm: ở các xã có những người được chia ruộng mất tích hoặc chết thì không được thay bằng một người bên ngoài mới đến. Nghĩa là chỉ giải quyết việc chia đất cho dân đinh trong xã chứ không thể chia cho người xã khác. Địa bạ trại Hiếu Nghĩa năm Tự Đức thứ nhất ghi: quy định của trên cho ruộng đất của trại có một nửa làm tư điền thế nghiệp, một nửa là tư điền quân cấp. Từ Hồng Lĩnh trở xuống cấp ruộng thế nghiệp, nhất đẳng mỗi người 2 mẫu 1 sào, ruộng loại 2 mỗi người một mẫu 8 sào, ruộng loại 3 mội người một mẫu, còn loại 4, loại 5 cho vị cập cách, tùy nghi chiếu cấp đều có trong sổ. Còn lại ở nơi khác đã đặt làm ruộng công, đất công, đều cấp cho trên dưới, sau này có người khai sinh sau đều theo chế độ “tư đi6èn quân cấp”, nhưng từ năm 1848 ruộng này không được hưởng một đời mà cứ 3 năm hoặc 6 năm phải chia lại.

Nhưng chế độ ruộng đất này vẫn còn có những điều không thích hợp: số người đầu tiên đến Kim Sơn nay đã hơn 20 năm, một số người nhiều tuổi hay bệnh tật đã chết, nếu họ không có con trai hoặc con trai chưa đến tuổi thành đinh vẫn không được chia tư điền thế nghiệp. Công lao của các nguyên mộ giờ đây cũng không hơn gì các tân đinh, vì phần tư điền thế nghiệp và tư điền quân cấp đều như nhau. Vợ góa hay con trẻ của các nguyên mộ chết trước 1848 không đượcchia tư điền thế nghiệp nên một tất đất cũng không có. Vì vậy nhân dân Kim Sơn lại kêu kiện và xin ban hành một chế độ ruộng đất mới. Tờ “Bẩm” của các nguyên mộ ờ các lý, ấp, toàn huyện gửi lên cấp trên có đoạn” “xin chiểu theo các vị nguyên mộ, ta6nmo65 và các ruộng khai khẩn từ đầu hoặc mới khẩn được san cấp theo các hạng làm ruộng thế nghiệp. Lại xin lượng cấp cho vợ con những người đã mất [của những nguyên mộ là cha hoặc chồng ]để có chỗ nương tựa không đến nỗi lưu vong”

Như vậy, bốn năm sau, từ khi có chế độ ruộng đất mới, các hương lý ở Kim Sơn lại đưa đơn xin xét cho sự bất hợp lý của việc phân phối ruộng đất. Tuần phủ Ninh Bình lúc đó là Tôn Thất Tịnh tiếp nhận đơn thỉnh cầu của dân làng, làm sớ tâu về bộ Hộ. Ngày 12 tháng 11 năm Tư Đức thứ 4 tức là ngày 2 tháng 1 năm 1852, nhà vua đã phê chuẩn cho ruộng đất của Kim Sơn được thực hiện theo chế độ sau: tất cả những dân dân mộ lúc đó chia làm 3 hạng, nguyên mộ, thứ mộ và tân mộ. Tư điền quân cấp không có gì thay đổi, mỗi đinh tiếp tục nhận một phần ngang nhau, riêng tư điền thế nghiệp chia theo tỷ lệ [10: 7: 5] chẳng hạn nguyên mộ được 10 mẫu thì thứ mộ được 7 mẫu và tân mộ được 5 mẫu. Đối với con trai của nguyên mộ, thứ mộ chết trước năm 1848 được chia một phần bằng thứ mộ. Nếu khôg có con trai thì người con trai nuôi cũng được chia như vậy. Vợ goá hay con gái của nguyên, thứ mộ đã chết được chia một phần bằng ½ của thứ mộ. Phần cho nguyên mộ, thứ mộ và con trai của nguyên, thứ mộ đã chết được trao cho ọ vĩnh viễn [được tự do mua bán, để lại cho con cháu, sử dụng theo ý kiến của họ]. Riêng phần của vợ goá hay con gái của nguyên, thứ mộ đã chết chỉ được hưởng hoa lợi, người con gái khi đi lấy chồng và người vợ goá sau khi chết thì phải trả lại ruộng đất cho làng

Chính sách trên của đất nước được áp dụng tuỳ theo hoàng cảnh cụ thể ở từng lý, ấp, trại. Địa bạ ấp Ứng Luật năm Tự Đức thú 5 cho ta biết về ruộng đất tư điền thế nghiệp được chia cho mọi người như sau:

Chiêu mộ:        1 người            7 mẫu 4 sào

Nguyên mộ:    6 người            6 mẫu 9 sào/ người

Thứ mộ:           23 người          6 mẫu 4 sào/1 người

Tân mộ:           12 người          4 mẫu 4 sào/ người

Địa bạ ấp Thủ Trung năm Tự Đức thứ 6 cũng ghi số ruộng tư điền thế nghiệp của 67 người có ten trong sổ của ấp. Trong đó có tên của một số phụ nữ có lẽ họ đã được hưởng theo chế độ của nhà nước ban hành của năm Tự Đức thứ 4:

Chiêu mộ Dương Công Nhuận :         8 mẫu 2 sào

Nguyên mộ:                                        Mỗi người được 4 mẫu 7 sào                         

Thứ mộ:                                               Mỗi người được 3 mẫu 9 sào

Tân mộ:                                               Mỗi người được 2 mẫu 9 sào

Chiêu mộ Vũ Quốc Khuê:                  7 mẫu

Địa bạ trại Ninh Mật [năm Tự Đức thứ 6] có đoạn ghi rõ: “ Nguyên do là từ khi có trại đến nay ruộng của trại toàn quân cấp, không có thế nghiệp. Theo lệnh chỉ của vua Tự Đức [năm thứ nhất] cho phép một nửa ruộng là quân cấp, một nửa là thế nghiệp, do đó phân: “ Nguyên mộ 10 phần, thứ mộ 7 phần, tân mộ 5 phần”

Ở ấp Duy Hoà, ruộng đấy tư thế nghiệp được chia cho 5 hạng: nguyên mộ, thứ mộ, tân mộ, tòng mộ, và đáo tuế. Mỗi người được một mẫu tư điền và một mẫu ruộng mạ. Riêng tòng mộ và đáo tuế không “thổ ương”.

Từ những cứ liệu trên cho thấy, mặc dù qui định của nhà nược chia cho các nguyên mộ, thứ mộ và tân mộ theo tỷ lệ đã quy định, nhưng trong thực tế vẫn có sự chênh lệch, tuỳ tình hình ruộng đất và phân phối cụ thể từng làng ấp. Chế độ ruộng đất này dược duy trì trong thời gian khá lâu ở Kim Sơn. Địa bạ thôn Yên Thổ năm Thành Thái thứ 10 cho thấy đến cuối thế kỷ XIX, chế độ này vẫn được duy trì.

Còn hai tổng Hoành Thu và Ninh Thất [huyện Giao Thuỷ - Nam Định] cũng do Nguyễn Công Trứ chỉ đạo khẩn hoang, thì chính sách ruộng đất của nhà nuớc đối với ruộng đất của nhà nuớc đối với ruộng đất ở đấy có những nét vừa giống với chính sách áp dụng đối với Kim Sơn [từ năm 1848 đến năm 1885], lại vừa giống Tiền Hải. Hai tổng ở liền nhau, nhưng áp dụng chính sách khác nhau.

Ở Hoành Thu, mỗi nguyên mộ hoặc thứ mộ được nhận 2 mẫu đất và ruộng làm tư điền. Tuy nhiên, tùy theo số lượng ruộng khai hoang được ở từng lý, ấp, trại mà số tư điền, tư thổ có khác nhau [có làng mỗi người được tới 2 mẫu 3 sào]. Còn lại là công điền, tư thổ. Ở Ninh Nhất, ruộng đất được chia làm 2 phần, một nửa là công điền, công thổ và một nửa còn lại là tư điền, tư thổ. Các nguyên thứ mộ đều được nhận phần tư điền quản nghiệp, số lượng tùy theo diện tích khai hoang được ở từng làng, ấp. Ở một số làng, mỗi đinh được 5 mẫu, có làng được tới 5 mẫu 8 sào, trong khi đó có làng chỉ có 4 mẫu 8 sào/ 1 đinh. Còn công điền, công thổ thì phân cho các nhân đinh theo chế độ ruộng khẩu phần [cứ 3 năm chia lại một lần ]

Nhìn lại toàn bộ chính sách ruộng đất của nhà nước đối với ruộng đất khai hoang, hình thức doanh điền ở Tiền Hải, Kim Sơn và Hoành Thu, Ninh Nhất [Giao Thủy – Nam Định ] dưới triều Minh Mệnh, chúng ta có thể đi đến những nhận xét sau

3. Một vài nhận xét.

Chính sách của nhà Nguyễn nói chung đối với ruộng đất khẩn hoang là hình thức doanh điền và chiếu cố, thoả mãn công lao của những người đi khai hoang, tuy rằng mức độ có khác nhau: Công điền quân cấp ở Tiền Hải, Tư điền quân cấp ở Kim Sơn và chế độ “nhất bán tư vi điền thế nghiệp, nhất bán vi điền quân cấp” ở Kim Sơn vào năm Tự Đức thứ Nhất [1848] và bổ sung chính sách mới vào năm Tự Đức thứ 5 [1852], cũng như ở hai tổng Hoành Thu và Ninh Nhất. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến quyền lợi người khai hoang, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của dân nghèo không có ruộng đất. Do vậy, ở một phương diện nào đó nó có tác dụng động viên, khuyến khích nông dân trong việc giữ vững thành quả khai hoang và mở rộng diện tích canh tác sau này.

Khuynh hướng chung, nhà nước phong kiến và tập thể làng xã đều thống nhất trong việc giữ gìn một bộ phận quan trọng ruộng đất công trong các làng xã mới vẫn được trôn trọng. Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy ở chính sách ruộng đất của nhà nước đối với Tiền Hải và tổng Hoành Thu, còn ở Ninh Nhất và đặc biệt ở Kim Sơn, kể cả sau 2 lần điều chỉnh bằng những chính sách mới, một bộ phận ruộng đất công vẫn còn tồn tại.

Về mặt pháp lý, việc nhà nước cho phép ruộng khai hoang ở hình thức doanh điền được hưởng lệ thuế tư điền có thể nói là sự nhân nhượng của nhà nước về phương diện bóc lộ thuế, đồng thời đây cũng là bước quyết định quan trọng trong việc thừa nhận quyền tư hữu hoá những ruộng đất khẩn hoang. Điều này ngay dưới thời Minh Mệnh và sau này thời Tự Đức vẫn được duy trì. Như vậy, đề nghị của Nguyễn Công Trứ trong bản điều trần khẩn hoang “…cấp cho tiền công để làm nhà cửa, mua trâu bò nông cụ, ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn, 3 năm thành ruộng đều chiếu lệ tư điền mà đánh thuế” đã được nhà nước chấp nhận và thực hiện.

Đến đây chúng ta cũng có thể lý giải một điều mà các nhà nghiên cứu trước nay vẫn băn khoăn; đó là sau khẩn hoang ruộng đất ở Kim Sơn, Tiền Hải thuộc sở hữu công hay tư? Công điền hay tư điền?. Theo chúng tôi, xét về mặt pháp luật và tập quán là công điền nhưng thực chất là tư điền. Vấn đề này có thể thấy qua địa bạ của làng Thanh Giám [Tiền Hải] vào năm MInh mệnh 13 [1832] tức chỉ 3 năm sau công cuộc khai hoang thành lập huyện Tiền Hải da94 hoàn toàn không có ghi công điền. Còn ở Kim Sơn với chế độ tư điền quân cấp và sau này từ 1848 về sau với chế độ một nửa là tư điền quân cấp, một nửa là tư điền thế nghiệp đã làm cho quá trình tư hữu hoá ruộng đất ở đây diễn ra ngày càng nhanh. Bàn “Vũ tộc chúc thư” mà chúng tôi sưu tầm được qua đợt đi điền dã và nghiên cứu ở Kim Sơn là một dẫn chứng điển hình. Có nghĩa là trên thực tế với thời gian ruộng khai hoang sẽ trở thành ruộng đất tư hữu nhưng trên quan niệm thì vẫn là công và tập thể làng xã. Còn phép nước chung thì đã cho phép xem ruộng khai hoang như ruộng tư hữu.

Cuối cùng chính sách của nhà Nguyễn đối với ruộng đất theo hình thức khẩn hoang doanh điền một mặt phản ánh xu thế phát triển tất yếu của lịch sử đó là xu hướng tư hữu hoá ruộng da961t ở nửa da96ù thế kỷ XIX nhưng mặt khác nó cũng tạo điều kiện cho sự củng cố kinh tế sở hữu tư nhân, góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp và do đó về khách quan nó cũng thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển.



Video liên quan

Chủ Đề