Chở 3 phạt bao nhiêu

Ngoài ra, người vi phạm lỗi chở 3 còn có thể phải bồi thường thiệt hại theo quy định của điều 591 Bộ luật dân sự 2015 với những thiệt hại sau: Thiệt hại về sức khỏe; Chi phí cho việc mai tang; Tiền cấp dưỡng cho những người liên quan theo quy định; Các thiệt hại khác theo quy định của luật; Bồi thường để bù đắp tổn thất tinh thần theo quy định.

Thông thường, người điều khiển xe máy chở quá số người quy định sẽ bị phạt tiền và tước Giấy phép lái xe [GPLX], song có một số trường ngoại lệ sẽ không bị phạt. Vậy khi nào xe máy được chở 3 người?

Trường hợp xe máy được phép “kẹp 3”

Theo Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở 1 người, trừ trường hợp sau thì được chở tối đa 2 người:

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Trẻ em dưới 14 tuổi;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, trong 3 trường hợp trên người điều khiển xe máy được phép “kẹp 3” mà không bị xử phạt vi phạm hành chính về giao thông.

Khi nào xe máy được chở 3 người không bị phạt? [Ảnh minh họa]

Chở ba phạt bao nhiêu tiền 2019?

Khi chở quá số người quy định, người điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt với mức cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng: Chở theo 2 người trên xe [điểm l khoản 3 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng, tước GPLX từ 01 - 03 tháng: Chở theo từ 3 người trở lên trên xe [điểm b khoản 4, điểm b khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP].

Khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển xe môtô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

- Chở người bệnh đi cấp cứu;

- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

- Trẻ em dưới 14 tuổi.

Khi chở quá số người quy định, tùy theo số người được chở vượt quá sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo những mức phạt khác nhau.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, hành vi điều khiển xe môtô, xe gắn máy chở quá số người quy định bị xử lý như sau:

- Nếu chở theo 2 người trên xe [trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật] thì bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng [theo điểm l khoản 3 Điều 6].

- Nếu chở theo từ 3 người trở lên trên xe bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng [theo điểm b khoản 4 Điều 6].

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng [điểm b khoản 12 Điều 6].

Ngoài ra, theo điểm c khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử phạt bổ sung bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.

Đề xuất thêm trường hợp xe máy được "kẹp 3" không bị phạt

Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

1- Chở người bệnh đi cấp cứu;

2- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

3- Trẻ em dưới 14 tuổi;

4- Người già yếu hoặc người khuyết tật.

Như vậy so với Luật giao thông đường bộ 2008, dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã bổ sung trường hợp [4] nêu trên, người lái xe máy được chở tối đa 2 người.

Người lái xe, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm đúng loại cho người đi mô tô, xe máy và cài quai đúng quy cách.

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP] quy định như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

[…]

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ [trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức]; điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;

b] Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

c] Bấm còi, rú ga [nẹt pô] liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

d] Dừng xe, đỗ xe trên cầu;

đ] Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

e] Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 8 Điều này;

g] Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định [làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều]; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

h] Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;

i] Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

k] Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

l] Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;

m] Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

n] Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o] Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

[…]

10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a] Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;

b] Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;

c] Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;"

Như vậy mức phạt tiền đối với hành vi chở theo từ 03 người trên xe là từ 400.000 đồng đến 600.000. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trường hợp gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.

Hành vi chạy xe máy chở ba

Thủ tục nộp tiền phạt được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 [được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020] quy định về thủ tục nộp tiền phạt như sau:

[1] Trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 68 hoặc khoản 2 Điều 79 của Luật này, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp tiền phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% tính trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

[2] Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.

Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.

[3] Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.

Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.

Chủ Đề