Mỏ Cày có bao nhiêu xã?

 [*] Vì sự thay đổi phân chia giữa các đơn vị hành chính cấp huyện , xã , thôn thường diễn ra dẫn đến khoảng biên độ mã bưu chính rất phức tạp . Nhưng mã bưu chính của từ khu vực dân cư là cố định  , nên để tra cứu chính xác tôi sẽ thể hiện ở cấp này  số lượng mã bưu chính

Bến Tre có bao nhiêu Huyện? Là câu hỏi được nhiều quý độc giả tìm hiểu và quan tâm. Hãy cùng Blog Xứ Dừa Bến Tre giải đáp cho các bạn trong bài viết sau nhé!

Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện [1 thành phố và 8 Huyện], Trong đó có với 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 7 thị trấn, 10 phường và 147 xã.

Nội dung chính:

1. Thành Phố Bến Tre – Có bao nhiêu phường xã?

Thành Phố Bến Tre có 10 phường và 7 xã gồm:

  • Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường Phú Khương, Phường Phú Tân.
  • Xã Bình Phú, Xã Mỹ Thành, Xã Mỹ Thạnh An, Xã Nhơn Thạnh, Xã Phú Hưng, Xã Phú Nhuận, Xã Sơn Đông.

2. Huyện Ba Tri – có bao nhiêu xã, thị trấn?

Huyện Ba Tri có 1 thị trấn và 23 xã gồm:

  • Thị trấn Ba Tri.
  • Xã An Bình Tây, Xã An Đức, Xã An Hiệp, Xã An Hòa Tây, Xã An Ngãi Tây, Xã An Ngãi Trung, Xã An Phú Trung, Xã An Thủy, Xã Bảo Thạnh, Xã Bảo Thuận, Xã Mỹ Chánh, Xã Mỹ Hòa, Xã Mỹ Nhơn, Xã Mỹ Thạnh, Xã Phú Lễ, Xã Phú Ngãi, Xã Phước Tuy, Xã Tân Hưng, Xã Tân Mỹ, Xã Tân Thủy, Xã Tân Xuân, Xã Vĩnh An, Xã Vĩnh Hòa.

3. Huyện Bình Đại – có bao nhiêu xã, thị trấn?

Huyện Bình Đại có 1 thị trấn và 19 xã:

  • Thị trấn Bình Đại.
  • Xã Bình Thắng, Xã Bình Thới, Xã Châu Hưng, Xã Đại Hòa Lộc, Xã Định Trung, Xã Lộc Thuận, Xã Long Định, Xã Long Hòa, Xã Phú Long, Xã Phú Thuận, Xã Phú Vang, Xã Tam Hiệp [cù lao Tam Hiệp], Xã Thạnh Phước, Xã Thạnh Trị, Xã Thới Lai, Xã Thới Thuận, Xã Thừa Đức, Xã Vang Quới Đông, Xã Vang Quới Tây.

4. Huyện Châu Thành – có bao nhiêu xã, thị trấn?

Huyện Châu Thành có 1 thị trấn và 21 xã gồm:

  • Thị trấn Châu Thành.
  • Xã An Hiệp, Xã An Hóa, Xã An Khánh, Xã An Phước, Xã Giao Hòa, Xã Giao Long, Xã Hữu Định, Xã Phú An Hòa, Xã Phú Đức, Xã Phú Túc, Xã Phước Thạnh, Xã Quới Sơn, Xã Quới Thành, Xã Sơn Hòa, Xã Tam Phước, Xã Tân Phú, Xã Tân Thạch, Xã Thành Triệu, Xã Tiên Long, Xã Tiên Thủy, Xã Tường Đa.

5. Huyện Chợ Lách – có bao nhiêu xã, thị trấn?

Huyện Chợ Lách có 1 thị trấn và 10 xã gồm:

  • Thị trấn Chợ Lách.
  • Xã Hòa Nghĩa, Xã Hưng Khánh Trung B, Xã Long Thới, Xã Phú Phụng, Xã Phú Sơn, Xã Sơn Định, Xã Tân Thiềng, Xã Vĩnh Bình, Xã Vĩnh Hòa, Xã Vĩnh Thành.

6. Huyện Giồng Trôm – có bao nhiêu xã, thị trấn?

Huyện Giồng Trôm có 1 thị trấn và 21 xã gồm:

  • Thị trấn Giồng Trôm.
  • Xã Bình Hòa, Xã Bình Thành, Xã Châu Bình, Xã Châu Hòa, Xã Hưng Lễ, Xã Hưng Nhượng, Xã Hưng Phong, Xã Long Mỹ, Xã Lương Hòa, Xã Lương Phú, Xã Lương Quới, Xã Mỹ Thạnh, Xã Phong Mỹ, Xã Phong Nẫm, Xã Phước Long, Xã Sơn Phú, Xã Tân Hào, Xã Tân Lợi Thạnh, Xã Tân Thanh, Xã Thạnh Phú Đông, Xã Thuận Điền.

7. Huyện Mỏ Cày Bắc – có bao nhiêu xã, thị trấn?

Huyện Mỏ Cày Bắc có 1 thị trấn và 12 xã gồm:

  • Thị trấn Phước Mỹ Trung.
  • Xã Hòa Lộc, Xã Hưng Khánh Trung A, Xã Khánh Thạnh Tân, Xã Nhuận Phú Tân, Xã Phú Mỹ, Xã Tân Bình, Xã Tân Phú Tây, Xã Tân Thành Bình, Xã Tân Thanh Tây, Xã Thành An, Xã Thạnh Ngãi, Xã Thanh Tân.

8. Huyện Mỏ Cày Nam – có bao nhiêu xã, thị trấn?

Huyện Mỏ Cày Nam có 1 thị trấn và 16 xã gồm:

  • Thị trấn Mỏ Cày.
  • Xã An Định, Xã An Thạnh, Xã An Thới, Xã Bình Khánh Đông, Xã Bình Khánh Tây, Xã Cẩm Sơn, Xã Đa Phước Hội, Xã Định Thủy, Xã Hương Mỹ, Xã Minh Đức, Xã Ngãi Đăng, Xã Phước Hiệp, Xã Tân Hội, Xã Tân Trung, Xã Thành Thới A, Xã Thành Thới B.

9. Huyện Thạnh Phú – có bao nhiêu xã, thị trấn?

Huyện Thạnh Phú có 1 thị trấn và 17 xã gồm:

  • Thị trấn Thạnh Phú.
  • Xã Phú Khánh, Xã Đại Điền, Xã Tân Phong, Xã Thới Thạnh, Xã Quới Điền, Xã Mỹ Hưng, Xã Mỹ An, Xã Hòa Lợi, Xã Bình Thạnh, Xã An Thạnh, Xã An Điền, Xã An Thuận, Xã An Qui, Xã An Nhơn, Xã Giao Thạnh, Xã Thạnh Hải, Xã Thạnh Phong.

Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn biết được: Tỉnh Bến Tre có bao nhiêu Huyện, Thị Xã, Thành Phố? Từ đó có thêm nhiều thông tin hay và bổ ích về “Xứ Dừa”.

Với dân số 265.938 người [4/1999], mật độ bình quân 752 người/km2, huyện Mỏ Cày có số dân đông nhất so với các huyện trong tỉnh, gấp hai lần Chợ Lách, bằng cả dân số của hai huyện Thạnh Phú và Chợ Lách cộng lại và xấp xỉ bằng dân số của tỉnh Bến Tre năm 1925. Về mật độ dân số, Mỏ Cày chỉ kém thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành.

Được hình thành từ nguồn phù sa của hai con sông lớn Hàm Luông và Cổ Phiên bồi đắp qua nhiều thế kỷ, Mỏ Cày có địa hình tương đối bằng phẳng, gồm những cánh đồng lúa, những ruộng mía và vườn cây ăn trái thỉnh thoảng xen kẽ một số cồn cát. Ngoài hai con sông lớn cặp hai bên bờ cù lao, Mỏ Cày còn có nhiều sông nhỏ và vừa [có sông rộng từ 100 đến 200m như sông Cái Cấm, sông Mỏ Cày, sông Thom] và những con rạch chia cắt dọc ngang, rất thuận lợi về mặt giao thông thủy.

Làng mạc được bao bọc bởi những con sông và ven sông thường là những vườn dừa, vườn cây ăn trái khác và những rừng dừa, rừng cây ăn trái khác và những rừng dừa nước, rừng bần tạo thành một khung cảnh thiên nhiên, với màu xanh bất tận. Đến mùa thu hoạch mía, hàng trăm lò đường đặt dọc theo ven sông tỏa ra trong không gian một mùi thơm ngào ngạt của những chảo mật mía đang sôi – mùi thơm đặc biệt dân dã ấy chỉ có thể bắt gặp được ở những vùng quê chuyên sản xuất mía đường.

Đất đai Mỏ Cày rất thích hợp cho sự tăng trưởng của 3 loại cây chính: lúa, dừa và mía. Hai loại cây sau tạo thành thế mạnh về cây công nghiệp của huyện, mang lại cho nền kinh tế Mỏ Cày hàng năm một nguồn thu to lớn.

Một đặc sản khác nổi tiếng của Mỏ Cày là cây thuốc lá, đặc biệt thuốc trồng ở những con giồng thuộc các xã Đa Phước Hội, An Thạnh, vùng quanh thị trấn và vùng phía tây bắc Mỏ Cày. Là vùng đất màu mỡ, được thiên nhiên ưu đãi về mặt sản xuất nông nghiệp [trừ một ít xã vùng nam Mỏ Cày, hàng năm vào những tháng gió chướng, nước biển dâng lên, nên đồng ruộng bị nhiễm nước lợ, năng suất cây trồng bị ảnh hưởng, còn đại đa số ruộng đất được tưới nước ngọt của hai con sông Hàm Luông và Cổ Chiên], con người ở đây lại siêng năng, cần cù, có nhiều sáng tạo trong sản xuất, do đó nhìn chung đời sống dân chúng khá sung túc.

Tuy nhiên, với diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện [26.000 ha] so với số dân, bình quân diện tích tính theo đầu người thấp, cho nên muốn nâng cao nhanh chóng đời sống của nhân dân ở đây không thể chỉ trồng cây đơn thuần những hoa lợi từ đất, mà phải mở ra một phương hướng mới trong phát triển kinh tế. Hiện nay, An Thạnh và Khánh Thạnh Tân đã trở thành hai làng nghề thủ công làm chỉ xơ dừa xuất khẩu lớn nhất của tỉnh. Kế hoạch mở rộng và phát triển thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, vừa để sử dụng hết sức lao động dư thừa của địa phương, vừa tăng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm nông nghiệpxuất khẩu.

Huyện đã tập trung sức phát triển sản xuất nông nghiệp, kết hợp với tiểu thủ công nghiệp, chế biến, sắp xếp bố trí lại cây trồng, vật nuôi, từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ yếu là cây trồng và vật nuôi, đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay diện tích đất trồng dừa của huyện là 8.500 ha, đất trồng mía 6.300 ha, đất trồng lúa 3.000 ha. Nhìn chung, diện tích các loại cây này có giảm, nhưng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh, đưa giống mới vào thay thế những giống cũ, thoái hóa, nên năng suất tăng nhanh. Mía đạt từ 100 – 120 tấn/ha, lúa tăng lên 3 vụ, sản lượng bình quân từ 40 đến 42 tạ/ha. Trong khi đó diện tích cây ăn quả, gồm nhiều loại như nhãn, bưởi, cam, quýt, chôm chôm, sapôchê tăng lên 6.430 ha.

Chăn nuôi cũng có bước phát triển đáng kể. Đàn heo siêu thị tăng, có năm đạt đến 100 ngàn con. Gia cầm tăng gấp hai lần. Nổi bật nhất là việc sử dụng mặt nước ao hồ, mương vườn để nuôi tôm càng xanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích mặt nước đang sử dụng tăng gấp 5 lần so với trước. Công tác khuyến nông được quan tâm, xem đây như một biện pháp tốt nhất để đẩy nhanh phát triển nông nghiệp.

Việc tận dụng nguyên liệu tại chỗ từ cây mía, cây dừa được coi như là điều kiện để phát triển thủ công nghiệp như: xe chỉ xơ dừa, kết thảm, làm than thiêu kết, ép dầu, lò đường, cối kết, kẹo dừa. Những nghề truyền thống được phục hồi như chằm nón, đóng ghe, làm gạch ngói, lại phát triển thêm những nghề mới như may banh gia công, thêu xuất khẩu, chế biến thức ăn gia súc.

Ngay từ đầu sau ngày giải phóng, trên cơ sở xác định thế mạnh là sản xuất nông nghiệp, lãnh đạo huyện đã chú trọng đến việc đầu tư cho công tác thủy lợi. Và công tác này được từng bước phát triển hoàn chỉnh. Các kênh rạch được nạo vét thường xuyên. Đặc biệt, những công trình ngăn mặn ở Vàm Đồn, Cái Lức, Rạch Đập, Vàm Tân Hưng... trữ nước ngọt phục vụ trên 40.000 ha diện tích canh tác.

Lưới điện quốc gia đã được kéo về phủ khắp 26/26 xã và 1 thị trấn. Số hộ dân sử dụng điện đạt 60% trong tổng số hộ của toàn huyện. Mạng lưới điện thoại đã được nối kết 26/26 xã và 1 thị trấn. Toàn huyện có một trạm bưu điện, 8 bưu cục và 9 điểm bưu điện văn hóa xã. Bình quân 1,6 máy/100 dân.

Cho đến nay, hệ thống giao thông trong huyện, cả đường thủy và đường bộ được nối liền thông suốt đến tận vùng sâu, vùng xa. Không kể hệ thống quốc lộ 60, 57, tỉnh lộ 888, 882, các tuyến đường trong huyện dài 61 km, đường liên xã dài 180 km và đường liên ấp dài 494 km đã được nâng cấp, tạo sự đi lại, vận chuyển thuận lợi cho người dân. Cầu khỉ, về cơ bản đã được xóa, thay thế bằng cầu bê-tông. Xe 4 bánh có thể đến được trung tâm 26/26 xã và 1 thị trấn trong huyện.

Sự nghiệp văn hóa, giáo dục đã có bước phát triển vượt bậc so với trước kia. Toàn huyện hiện có 13 trường mẫu giáo độc lập, 16 đơn vị còn gắn với trường phổ thông, 27 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở, 5 trường phổ thông trung học. Những lớp học ca ba đã hoàn toàn xóa bỏ. Số trẻ 6 tuổi ra lớp đạt gần 100%, 27/27 xã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ học sinh giỏi mỗi năm một tăng. Điều đáng ghi nhận là số học sinh thi đỗ vào cao đẳng và đại học ngày một đông. Việc chăm lo giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn dân. Ông Nguyễn Văn Cảnh ở xã Hương Mỹ đã hiến gần 1 ha đất để xây dựng trường phổ thông trung học. Vợ chồng ông Đặng Văn Thành, 9 năm liền tặng trên 100 suất học bổng [mỗi suất 200.000đ] cho trường tiểu học cơ sở xã An Thạnh. Và còn biết bao gương sáng có những đóng góp tiền của, công sức cho sự nghiệp “trồng người”.

Mức hưởng thụ văn hóa của người dân trong huyện ngày càng được nâng cao. Số hộ có phương tiện nghe nhìn chiếm 86,15%. Đài truyền thanh huyện, thư viện huyện cùng với 26 đài xã và trên 30 trạm truyền thanh ấp đã góp phần không nhỏ “xóa đói” thông tin trong nhân dân. Nhiều cuộc thi, hội diễn, liên hoan văn nghệ được tổ chức thường xuyên đã góp phần làm cho sinh hoạt ở nông thôn rộn rịp, tươi vui. Cuộc vận động “xây dựng nông thôn mới”, “xây dựng gia đình văn hóa”, “xây dựng ấp văn hóa” đã làm cho nông thôn Mỏ Cày có bước đổi thịt thay da thật sự.

Một bệnh viện khu vực hiện đại 200 giường bên cù lao Minh được xây dựng tại thị trấn Mỏ Cày và đi vào hoạt động vào giữa năm 2000 sẽ kết hợp với hệ thống y tế đã có của huyện cùng với đội ngũ y bác sĩ, cán bộ chuyên môn, tạo nên nhiều thuận lợi mới trong công tác chăm lo sức khỏe của người dân.

Là một huyện có số dân đông nhất tỉnh, có tiềm năng đất đai phong phú, có nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân có trình độ giác ngộ và có truyền thống yêu nước, lại nằm trên một địa bàn có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế với bên ngoài, huyện Mỏ Cày có đầy đủ những yếu tố để đẩy nhanh tốc độ xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa. Những thành tích đã đạt được là quan trọng, cần được ghi nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, còn không ít vấn đề đang tồn tại cùng những khó khăn đòi hỏi một năng lực và quyết tâm cao để giải quyết và vượt qua. Tốc độ phát triển kinh tế, nhìn trên toàn cục còn chậm, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với một số huyện bạn, còn 8.406 hộ nghèo [chiếm 13,3%] trong đó 749 hộ nghèo thuộc diện chính sách [chiếm 8,9%], lực lượng lao động nhàn rỗi thiếu việc làm thường xuyên còn ở mức 10%.

Bến Tre có bao nhiêu huyện xã?

Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm Thành phố Bến Tre và 8 huyện: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm, Bình Đại, Ba Tri, Thạch Phú. Trong đó có với 164 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 7 thị trấn, 10 phường và 147 xã.

Có bao nhiêu dân tộc sinh sống ở Bến Tre?

Đối với tỉnh Bến Tre hiện có dân số trên 1,2 triệu người ngoài dân tộc Kinh còn 22 dân tộc anh em cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh [giảm 02 dân tộc so năm 2017], đông nhất là dân tộc Hoa 5.183 người; dân tộc Khmer 773 người, còn lại các dân tộc có số lượng từ vài chục người và có dân tộc cũng chỉ 2, 3 người như: ...

Tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2023 tỉnh Bến Tre có bao nhiêu thành phố huyện?

Tỉnh Bến Tre hiện có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 8 huyện.

Tại sao gọi là Mỏ Cày?

Mỏ cày vốn là tên một bộ phận của cái cày. Bộ phận này bắt đầu từ chỗ tay cầm đến lưỡi cày. Phần đầu của nó khá giống mỏ con chim nên người Việt xưa gọi là mỏ cày. Mỏ cày là một từ tổ rất phổ biến ở miền Trung.

Chủ Đề