Diện tích của thành phố Huế là bao nhiêu?

Có tới gần 90% người dân tỉnh Thừa Thiên Huế chọn tên gọi "thành phố Huế" khi tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương....

Thành phố Huế từ góc nhìn trên cao

Thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, sau hơn 1 tháng tỉnh này triển khai lấy ý kiến người dân về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, đa số người dân chọn phương án tên gọi "thành phố Huế" khi tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, tính đến ngày 21/2, đã có gần 30.000 lượt bình chọn cho các phương án được tỉnh Thừa Thiên Huế lấy ý kiến. Trong đó, phương án tên gọi khi cả tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đa số người dân đều chọn phương án tên gọi "thành phố Huế", với tỷ lệ 87,1%.

Đây cũng là tên gọi được các nhà nghiên cứu, học giả ủng hộ xét trên nhiều bình diện tại hội thảo quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế và phương án mô hình các đơn vị hành chính thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức trước đó. Theo các nhà nghiên cứu, học giả, việc đặt tên gọi "thành phố Huế" là đủ sức lan tỏa, thuận lợi trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Từ ngày 10/1/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế lấy ý kiến người dân về phương án mô hình thành lập thành phố trực thuộc Trung ương trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời gian 2 tháng.  

Thừa Thiên Huế lấy ý kiến của người dân về phương án thành lập các đơn vị hành chính, tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, tên gọi các đơn vị hành chính cấp huyện gồm quận phía nam sông Hương và quận phía bắc sông Hương khi chia thành phố Huế hiện tại thành 2 quận.

Về phương án thành lập các đơn vị hành chính, có 2 phương án được lấy ý kiến. Phương án 1 là thành lập 3 quận [quận phía bắc sông Hương, quận phía nam sông Hương và quận Hương Thủy], 2 thị xã [Hương Trà, Phong Điền] và 4 huyện; phương án 2 là thành lập 2 quận [quận phía bắc sông Hương, quận phía nam sông Hương], 3 thị xã [Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền] và 4 huyện.

Về tên gọi khi cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có 2 phương án, gồm phương án 1 sẽ lấy tên "thành phố Huế", và phương án 2 là "thành phố Thừa Thiên Huế".

Đối với tên gọi quận phía nam sông Hương, có 3 tên gọi được đưa ra để lấy ý kiến người dân là Thừa Thiên, Thuận Hóa, Ngự Bình. Quận phía bắc sông Hương cũng có 3 tên gọi để người dân lựa chọn là Phú Xuân, Thuận Hóa, Hương Giang. Ngoài tất cả những phương án trên, người dân cũng có thể đưa ra những phương án khác.

Theo Nghị quyết 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Năm 2023 cũng là năm mà tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thiện các hồ sơ trình các Bộ, ban, ngành, Chính phủ vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dốc toàn lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tạo những đột phá để đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.

Năm 2023, Thừa Thiên Huế xác định đẩy mạnh mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu trên cơ sở khai thác thế mạnh, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch dựa trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa; phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp tạo giá trị gia tăng, giá trị xuất khẩu lớn; nông nghiệp sạch, công nghệ cao; phát triển đô thị thông minh và bền vững. Huy động tối đa các nguồn lực, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển đô thị, hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế. Đồng thời đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, xây dựng chính quyền điện tử và đặc biệt là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Một trong những vấn đề quan trọng trước khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đó là vấn đề quy hoạch. Việc quy hoạch, phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế phải dựa trên nền tảng tài nguyên văn hóa, lịch sử và tài nguyên du lịch. Trên cơ sở đó hình thành một đô thị đẳng cấp: thứ nhất là thành phố du lịch dịch vụ đẳng cấp cao và thứ hai là một Trung tâm giáo dục đào tạo, Trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt. Từ đó thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư và nâng cao đời sống cho chính những người dân ở địa phương.

[LSVN] - Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, TP. Huế có 265,99km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 07 xã.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế  trao nghị quyết và tặng hoa chúc mừng cho các đơn vị.

Sáng ngày 25/6, tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị Công bố, bàn giao và triển khai thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế. 

Tham dự hội nghị có ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy; ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng các lãnh đạo trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh.

Sau khi điều chỉnh TP. Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 652.572 người.

Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021. Theo đó sẽ sắp xếp 9 phường thuộc TP. Huế như sau: Thành lập phường Gia Hội trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 02 phường Phú Cát và Phú Hiệp. Nhập toàn diện tích tự nhiên, dân số của 02 phường Phú Bình và Thuận Lộc để thành lập 01 phường mới lấy tên là phường Thuận Lộc. Thành lập phường Đông Ba trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 02 phường Phú Hòa và Thuận Thành. 

Điều chỉnh 0,46km2 diện tích tự nhiên và dân số 7.548 người của phường Phú Thuận vào phường Tây Lộc; điều chỉnh 0,80km2 diện tích tự nhiên và dân số 4.926 người còn lại của phường Phú Thuận vào phường Thuận Hòa. Điều chỉnh địa giới hành chính của thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, huyện Phú Vang và TP. Huế. Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân và xã Thủy Bằng thuộc thị xã Hương Thủy vào thành phố Huế; Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô của phường Hương Hồ, phường Hương An. xã Hương Thọ, xã Hương Phong, xã Hương Vinh và xã Hải Dương thuộc thị xã Hương Trà vào TP. Huế; Điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số 20.850 của xã Phú Thượng, xã Phú Dương, xã Phú Mậu, xã Phú Thanh và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang vào TP. Huế.

Thành lập 04 phường thuộc TP. Huế gồm: Thành lập phường Hương Vinh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Hương Vinh; Thành lập phường Thủy Vân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Thủy Vân; Thành lập phường Phú Thượng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Thượng; Thành lập phường Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thuận An. 

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, TP. Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 07 xã. TP. Huế giáp huyện Phú Vang, huyện Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và biển Đông. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Thừa Thiên Huế có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 06 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố; 141 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 95 xã, 39 phường và 07 thị trấn.

Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế là một bước quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Qua đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu việc tổ chức triển khai thực hiện phải bám sát Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định của Trung ương; đồng thời vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn địa phương. Phải tạo sự đồng thuận thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân khi tổ chức thực hiện Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tạo động lực tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. 

Quá trình thực hiện không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; không có sự gián đoạn giữa đơn vị hành chính cũ và đơn vị hành chính mới; không gây xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức và Nhân dân; không làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn. 

Việc bàn giao tổ chức bộ máy, tài sản, hồ sơ, tài liệu... và chuyển giao trách nhiệm quản lý theo đơn vị hành chính mới phải được tiến hành đồng bộ, kịp thời, theo nguyên tắc thuộc địa bàn đơn vị hành chính nào thì được nhập, bàn giao nguyên hiện trạng. Trước khi bàn giao phải thực hiện thống kê, kiểm kê theo từng lĩnh vực quản lý, đảm bảo chính xác theo đúng quy định của pháp luật. Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền ký biên bản tổng hợp chung, giao nhận giữa các bên. Các cơ quan chuyên môn thực hiện việc thống kê, kiểm kê theo từng ngành, lĩnh vực đảm bảo đúng quy định.

Tại hội nghị, UBND TP. Huế đã thông báo về địa điểm, trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, các tổ chức hội đoàn thể và Công an của các phường mới sau sáp nhập; Công bố Quyết định chỉ định triệu tập viên để triệu tập kỳ họp đầu tiên của HĐND khóa mới.

thành phố Huế có bao nhiêu huyện?

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 5 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thành phố Huế [tỉnh lỵ] và 4 huyện: A Lưới, Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc.

thành phố Huế có bao nhiêu phương xã?

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, TP Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 652.572 người, có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 7 xã.

Huế có bao nhiêu thành phố?

Đối với định hướng về hành chính đô thị, từ nay đến năm 2025 xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với 9 đơn vị hành chính gồm 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện.

Khí hậu ở Huế như thế nào?

Khí hậu ở Huế mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt. Thời tiết chỉ lạnh khi gió mùa Đông Bắc tràn về và khô khi có ảnh hưởng của gió Lào. Thời tiết lạnh là thời kỳ ẩm vì mùa mưa đây lệch về Thu Đông.

Chủ Đề