Cho biết tính nhiệt đới gió mùa của khí hậu An giảng được biểu hiện như thế nào

1SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚCTRƯỜNG THPT VĨNH TƯỜNGCHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIATẾN CHUYÊN ĐỀ:THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙAGiáo viên thực hiện: Trần Minh HiênTổ: Sử - Địa - GDCD - Ngoại ngữVĩnh Tường - 20152MỞ ĐẨU1. Lí do xây dựng chuyên đề- Nội dung chuyên đề phù hợp với cấu trúc chương trình ôn thi THPTQuốc gia.- Nội dung chuyên đề có tính lí luận, tính thực tiễn cao và có tính phânhóa nhận thức học sinh.- Có thể áp dụng và phát huy các hình thức, phương pháp dạy và học khácnhau trong đó có dạy học theo hướng tích hợp, hướng đến sự sáng tạo của người học.2. Mục tiêu của chuyên đề2.1. Kiến thức- Hiểu và trình bày được các biểu hiện cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa.- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa.- Hiểu được tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các thànhphần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.- Hiểu được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thànhphần tự nhiên: địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật.- Hiểu được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạtđộng sản xuất và đời sống.2.2. Kĩ năng- Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu, biểu đồ thuỷ chế sông ngòi.- Phân tích được mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu.- Có kĩ năng liên hệ được với thực tế để thấy các mặt thuận lợi và khókhăn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất và đời sống của nước ta.- Biết khai thác kiến thức từ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và Atlat địalí Việt Nam.2.3. Thái độ- HS có thái độ nghiêm túc trong học tập, nghiên cứu và hợp tác.- Có ý thức hơn trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên, môi trường.32.4. Định hướng các năng lực được hình thành- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo,tính toán.- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sửdụng số liệu thống kê,...3. Đối tượng, thời lượng bồi dưỡng của chuyên đề3.1. Đối tượng bồi dưỡngHọc sinh lớp 12, có nhu cầu học ôn, thi THPT Quốc gia môn Địa lí.3.2. Thời lượng bồi dưỡng3 tiết [45 phút / 1 tiết]NỘI DUNG1. Nội dung kiến thức cơ bản1.1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa1.1.1. Tính chất nhiệt đới* Nguyên nhânDo vị trí địa lí quy định: Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chítuyến Bắc bán cầu nên quanh năm có góc nhập xạ lớn, mọi nơi trên lãnh thổnước ta đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.* Biểu hiện4- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm nên nhiệt độ trungbình năm cao trên 200C [trừ vùng núi cao] vượt quá tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.- Số giờ nắng tùy nơi từ 1400 - 3000 giờ/năm.1.1.2. Lượng mưa, độ ẩm lớn* Nguyên nhân:- Do ảnh hưởng của Biển Đông với các khối khí di chuyển qua biển mangtheo lượng hơi ẩm lớn.- Lãnh thổ nước ta hẹp ngang làm ảnh hưởng của biển sâu vào đất liền.* Biểu hiện:- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm/năm, phân bố khôngđều, ở các sườn đón gió, khối núi cao lượng mưa trung bình có thể lên đến3500-4000mm/năm.1.1.3. Gió mùa* Nguyên nhân:- Do nước ta nằm trong khu vực gió mùa điển hình châu Á.- Do hình dạng lãnh thổ nước ta kéo dài thao chiều Bắc - Nam; do đặcđiểm địa hình các dãy núi chắn gió.* Biểu hiện:- Gió mùa mùa đông:+ Nguồn gốc: Xuất phát từ áp cao Xibia bán cầu bắc;+ Thời gian hoạt động: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau;+ Hướng gió thổi: Đông bắc;+ Phạm vi hoạt động: Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc.+ Tính chất: Nửa đầu mùa đông có tính chất lạnh khô, nửa sau mùa đôngcó tính chất lạnh ẩm.+ Đặc điểm hoạt động:• Miến Bắc: Tạo nên một mùa đông lạnh, nửa đầu mùa đông thời tiết lạnhkhô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở các vùng ven biển vàcác đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.• Xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lạiở dãy Bạch Mã.• Từ Đà Nẵng trở vào, ảnh hưởng của Tín phong thổi theo hướng đôngbắc nên gây mưa cho ven biển Trung Bộ và mùa khô cho Tây Nguyên, Nam Bộ.- Gió mùa mùa hạ:+ Nguồn gốc:• Đầu mùa hạ: Xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương.5• Giữa và cuối mùa hạ: Xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam.+ Thời gian hoạt động: Từ tháng V đến tháng X.+ Hướng gió tây nam ở Nam Bộ, Tây Nguyên, đông nam ở Bắc Bộ.+ Phạm vi hoạt động: Cả nước+ Tính chất: Nóng ẩm+ Đặc điểm hoạt động:• Đầu mùa hạ [Tháng V đến tháng VII]: Khối khí từ Bắc Ấn Độ Dươngthổi vào gây mưa lớn cho vùng đón gió trực tiếp là Nam Bộ và Tây Nguyên, khivượt dãy Trường Sơn trở nên khô nóng [ven biển Trung Bộ và phần Nam củaTây Bắc].• Giữa và cuối mùa hạ [Tháng VI đến tháng X]: Gió mùa tây nam hoạtđộng mạnh cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả hai miền Nam, Bắcvà mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.Riêng miền Bắc do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ nên gió này đổi hướngthành Đông Nam.* Ảnh hưởng hoạt động của gió mùa đến sự phân mùa khí hậu nước ta:- Miền Bắc: 2 mùa+ Mùa đông: Lạnh, ít mưa+ Mùa hạ: Nóng ẩm, mưa nhiều.- Miền Nam: Khí hậu phân chia thành 2 mùa mưa, khô rõ rệt; mùa khôhầu như không có mưa.- Miền Trung và Tây Nguyên có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.1.2. Các thành phần tự nhiên khác1.2.1. Địa hình* Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi:- Nguyên nhân:+ Do nước ta có lượng mưa lớn, tâp trung theo mùa.+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, có độ dốc lớn; lớp phủ thựcvật bị tàn phá.- Biểu hiện:+ Địa hình bị cắt xẻ thành khe rãnh, thung lũng sông, địa hình trơ sỏi đá;đất bị xói mòn, rửa trôi, các hiện tượng đất trượt, đá lở.+ Ở các vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ: Hang động, suối cạn,...* Bồi tụ nhanh ở vùng đồng bằng:- Bồi tụ diễn ra ở đồng bằng hạ lưu sông là kết quả của quá trình xâmthực, bào mòn ở miền núi.- Hàng năm, rìa phía đông nam đồng bằng sông Hồng, rìa tây nam đồngbằng sông của Cửu Long lấn ra biển từ vài chục đến hàng trăm mét.6Quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành vàbiến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.1.2.2. Sông ngòi* Biểu hiện:- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:+ Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2360 sông.+ Dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.- Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa:+ Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm.+ Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng vớimùa khô.* Nguyên nhân:- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn, quá trình xâmthực diễn ra mạnh.- Sông ngòi nước chảy qua nhiều dạng địa hình khác nhau- Khí hậu nước ta có sự phân hóa mùa sâu sắc.1.2.3. Đất- Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta.- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độmạnh tạo nên lớp đất dày.- Mưa nhiều rửa trôi các chất ba-zơ dễ tan [Ca2+, Mg2+ và K+] làm đấtchua, đồng thời có sự tích tụ ô-xít sắt và ô-xít nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loạiđất này gọi là đất feralit đỏ vàng.1.2.4. Sinh vật- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho vùng khí hậu nóng ẩm làrừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. Hiện nay, phổ biến là rừng thứ sinhvới các hề sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau.- Thành phần loài: Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.+ Thực vật: các loài cây họ đậu, vang, dâu tằm...+ Động vật: Công, trĩ, gà lôi, bò sát....- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh phát triển trên đấtferalit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.71.3. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuấtvà đời sống1.3.1. Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp* Thuận lợi:- Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều hiện phát triển nôngnghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.- Phát triển mô hình nông - lâm kết hợp nhằm nâng cao năng suất câytrồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống.* Khó khăn:Tính thất thường của các yếu tố thời tiết, khí hậu gây khó khăn cho hoạtđộng canh tác, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh...trong sản xuất nông nghiệp.1.3.2. Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống* Thuận lợi:- Phát triển các ngành kinh tế: Lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải,du lịch, khai thác, xây dựng nhất là trong mùa khô.* Khó khăn:- Các hoạt động khai thác, du lịch, giao thông vận tải,... chịu ảnh hưởngtrực tiếp sự phân mùa của khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.- Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.- Các thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán gây tổn thất lớn cho các ngành sảnxuất, thiệt hại về người và tải sản.- Các hiện tượng thời tiết bất thường như dông, lốc, mưa đá, rét hại,sương muối, khô nóng... gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.- Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.2. Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp2.1. Các dạng câu hỏi, bài tập đặc trưng- Nêu, kể: Các hệ thống sông chính, các nhóm đất, các loại thảm thực vật,các miền và các vùng khí hậu.- Trình bày: Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa- Phân tích, chứng minh: Nguyên nhân dẫn đến tính chất nhiệt đới ẩm giómùa, các thành phần tự nhiên sông ngòi, đất, địa hình, sinh vật mang tính chấtnhiệt đới ẩm gió mùa.- Giải thích: Mối quan hệ giữa các thành thành phần, yếu tố tự nhiên.- Bài tập: Vẽ biểu đồ, nhận xét, phân tích, giải thích bảng số liệu thống kê.82.2. Phương pháp đặc thù- Giảng giải, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề,...- Hình thành kỹ năng khai thác tri thức địa lí từ bản đồ, Atlat địa lí, cácbảng số liệu thống kê, các vấn đề tự nhiên, kinh tế - xã hội thực tế.- Hình thức tổ chức dạy học:+ Học sinh hoạt động cá nhân, cặp, nhóm+ Giáo viên tổ chức, hướng dẫn, đưa ra phương pháp, phát huy tính tíchcực, chủ động, hướng đến sự sáng tạo cho người học.3. Mô tả các mức độ nhận thức và năng lực được hình thành3.1. Bảng mô tả mức độ nhận thứcNội dungkiến thứcNhận biết- Trình bàyđượcbiểuhiệnđặcđiểm nhiệt1. Khí hậuđới ẩm giónhiệt đới ẩmmùa của khígió mùahậu nước ta2. Các thành - Trình bàyphầntự đượcbiểunhiên kháchiện của đặcđiểm nhiệt đớiẩm gió mùatrongcácthành phần tựnhiên:địahình,sôngThông hiểuVận dụng- Phân tích - Sử dụng bảngđượcnguyên số liệu để vẽ vànhân hình thành phân tích đượcnên đặc điểm biểu đồ khí hậukhí hậu nhiệt - Sử dụng bảnđới ẩm gió đồ Địa lí tựmùa.nhiên và AtlatĐịa lí Việt Namđể giải thích cácđặc điểm khí hậuVN.- Phân tích được - Sử dụng bảngtác động của khí số liệu để vẽ vàhậu nhiệt đới ẩm phân tích đượcgió mùa đến các biểu đồ chế độthành phần tự nước sông ngòi.nhiên khác vàcảnh quan thiên - Sử dụng bản đồnhiên.Địa lí tự nhiên vàAtlat Địa lí ViệtVận dụngcao- Phân tíchđượcmốiliên hệ giữacác nhân tốhình thành vàphân hóa khíhậu.- Phân tíchđượcmốiquan hệ tácđộnggiữacácthànhphần, yếu tốtự nhiên tạonêntínhthống nhất9ngòi, đất vàsinh vật.- Sử dụngAtlat Địa líViệt Nam đểnhậnbiếtđược các hệthốngsônglớn, các nhómvà các loại đấtchính, các loạithảm thức vậtchính ở nướcta.3.Ảnhhưởng củathiên nhiênnhiệt đới ẩmgió mùa đếnsản xuất vàđời sốngNam để giải thíchcác đặc điểmnhiệt đới ẩm giómùa trong cácthành phần tựnhiên: địa hình,sông ngòi, đất vàhệ sinh thái rừng.- Phân tích đượcảnh hưởng củathiênnhiênnhiệt đới ẩm giómùa đến cácmặt hoạt độngsản xuất và đờisống.củathiênnhiên nhiệtđới ẩm giómùa.- Liên hệthực tế đểthấyđượccácmặtthuận lợi vàtrở ngại củakhí hậu đốivới sản xuấtcủa nước ta.4. Định hướng năng lực được hình thành:- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sáng tạo, tính toán.- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng sốliệu thống kê, tranh ảnh.3.2. Câu hỏi và bài tập3.2.1. Mức độ nhận biếtCâu 1. Tính chất nhiệt đới, ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiệnnhư thế nào?Hướng dẫn trả lời:a. Tính chất nhiệt đới:- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C10- Tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm.- Nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạdương quanh năm.b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000 mm. Lượng mưa phân bốkhông đều, sườn đón gió và các khối núi cao từ 3500 - 4000 mm.- Độ ẩm không khí cao trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.Câu 2. Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và nêu ảnh hưởngcủa gió mùa đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?Hướng dẫn trả lời:a. Hoạt động của gió mùa ở nước ta:* Gió mùa mùa đông: [Gió mùa Đông Bắc]- Nguồn gốc: Xuất phát từ cao áp Xibia- Thời gian hoạt động: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau- Hướng gió: Đông bắc- Tính chất:+ Nửa đầu mùa đông: Lạnh, khô+ Nửa sau mùa đông: Lạnh, ẩm, có mưa phùn.- Phạm vi hoạt động và ảnh hưởng:+ Hoạt động ở miền Bắc [dãy Bạch Mã trở ra Bắc]+ Miền Bắc có một mùa đông lạnh, có từ 2 đến 3 tháng lạnh nhiệt độ nhỏhơn 180C.+ Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa phùn cho ven biển BắcBộ, Bắc Trung Bộ.+ Càng xuống phía Nam gió mùa Đông Bắc suy yếu và bị chặn lại ở Bạch Mã.Riêng từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong Bắc bán cầu thổi theo hướng đôngbắc gây mưa cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, còn Nam Bộ và Tây Nguyênlà mùa khô.* Gió mùa mùa hạ: [Gió mùa Tây Nam]- Nguồn gốc:+ Đầu mùa hạ: Áp cao bắc Ấn Độ Dương+ Giữa và cuối mùa hạ: Áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu- Thời gian hoạt động : Từ tháng V đến tháng X- Hướng gió: Tây nam; đông nam ở Bắc Bộ- Tính chất: Nóng, ẩm, mưa nhiều- Phạm vi hoạt động và ảnh hưởng:• Đầu mùa hạ [Tháng V đến tháng VII]: Khối khí từ Bắc Ấn Độ Dươngthổi vào gây mưa lớn cho vùng đón gió trực tiếp là Nam Bộ và Tây Nguyên, khi11vượt dãy Trường Sơn tràn xuống đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần NamTây Bắc trở nên khô nóng.• Giữa và cuối mùa hạ [Tháng VI đến tháng X]: Gió mùa tây nam hoạtđộng mạnh cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn cho cả hai miền Nam, Bắcvà mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.Riêng miền Bắc do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ nên gió này đổi hướngthành Đông Nam.b. Ảnh hưởng của gió mùa đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa cáckhu vực:- Miền Bắc có 2 mùa: Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.- Miền Nam có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập vềmùa mưa và mùa khô.Câu 3. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện qua thành phầnđất, sinh vật như thế nào?Hướng dẫn trả lời:a. Đất đai- Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta.- Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độmạnh tạo nên lớp đất dày.- Mưa nhiều rửa trôi các chất ba-zơ dễ tan [Ca 2+, Mg2+ và K+] làm đấtchua, đồng thời có sự tích tụ ô-xít sắt và ô-xít nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loạiđất này gọi là đất feralit đỏ vàng.- Đất Feralit là loại đất chủ yếu ờ vùng đồng núi nước ta [chiếm hơn 60%S nước ta].b. Sinh vật- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủyếu ở nước ta.- Thành phần loài:+ Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc cáchọ cây nhiệt đới như: Họ Đậu, Dâu tằm, Dầu…Động vật trong rừng là các loàichim, thú nhiệt đới…+ Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi caoCâu 4: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa biểu hiện qua thành phầnsông ngòi nước ta như thế nào?Hướng dẫn trả lời:12- Mạng lưới sông ngòi dày đặc:+ Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2360 sông.+ Đi dọc bờ biển, trung bình cứ 20 km gặp một cửa sông.- Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa:+ Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm.+ Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.- Chế độ nước theo mùa: Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng vớimùa khô.3.2.2. Câu hỏi thông hiểuCâu 1. Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?Hướng dẫn trả lời:- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, mỗi năm có hai lần Mặt Trời lênthiên đỉnh nên lãnh thổ nước ta nhận được lượng nhiệt và lượng bức xạ Mặt Trờilớn.- Vị trí tiếp giáp với Biển Đông, các khối khí di chuyển qua biển đã mangtheo nhiều hơi ẩm gây mưa cho lãnh thổ nước ta.- Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong Bắc bán cầu vàkhu vực hoạt động mạnh của gió mùa Châu Á nên quanh năm chịu tác động củagió mùa mùa hạ và gió mùa mùa mùa đông.Câu 2. Hãy giải thích đặc điểm sông ngòi nước ta. Vì sao chế độ nướccủa sông ngòi nước ta thất thường?Hướng dẫn trả lời:- Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ cao, độ ẩmlớn và mưa nhiều, cùng với địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích và bị chiacắt, quá trình xâm thực diễn ra mạnh nên mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiềunước, giàu phù sa.- Do nước ta có chế độ mưa theo mùa nên chế độ nước sông cũng theo mùa.- Chế độ mưa thất thường nên chế độ nước sông ngòi thất thường.Câu 3. Gió mùa mùa đông có những thuận lợi và khó khăn gì đốivới hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Miền Bắc nước ta?13Hướng dẫn trả lời:− Thuận lợi:Gió mùa mùa đông đã tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc nước tavới từ 2 - 3 tháng lạnh, thời tiết này rất thích hợp để miền Bắc phát triển cácloại rau, quả vụ đông có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới; đa dạng cơ cấu câytrồng, cơ cấu mùa vụ nông nghiệp.− Khó khăn:Các hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa đông: Rét hại kéo dài,sương muối, băng giá,... ảnh hưởng tới kế hoạch thời vụ nông nghiệp; nguycơ phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển củacây trồng, vật nuôi.Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:a. Kể tên các nhóm và các loại đất chính ở nước ta.b. Đất feralit có đặc tính gì và ảnh hưởng như thế nào đến sử dụngđất trong trồng trọt?Hướng dẫn trả lời:a. Tên các nhóm và các loại đất chính ở nước ta:- Nhóm đất feralit, gồm các loại:+ Đất feralit trên đá badan+ Đất feralit trên đá vôi+ Đất feralit trên các loại đá khác- Nhóm đất phù sa:+ Phù sa sông+ Đất phèn+ Đất mặn+ Đất cát biển+ Đất xám trên phù sa cổ- Nhóm đất khác và núi đá: Các loại đất khác và núi đáb. Đặc tính của đất feralit và ảnh hưởng đến sử dụng đất trong trồng trọt:14- Đặc tính của đất feralit:+ Tầng phong hóa dày, đất thoáng khí, thoát nước tốt,+ Đất nghèo các chất badơ, nhiều ôxít sắt, nhôm; đất chua, dễ bị thoáihóa, xói mòn, rửa trôi.- Ảnh hưởng đến sử dụng đất trong trồng trọt:+ Đất feralit thích hợp để trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, một sốloại cây ăn quả và đồng cỏ phát triển chăn nuôi, nhưng không thích hợp để trồnglúa và các cây ngắn ngày.+ Trong quá trình trồng trọt cần phải cải tạo đất, giảm độ chua của đất.+ Có biện pháp canh tác hợp lí tránh xói mòn, rửa trôi đất.3.2.3. Câu hỏi vận dụngCâu 1. Tại sao vào đầu mùa đông miền Bắc nước ta có kiểu thời tiếtlạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn vùng ven biển?Hướng dẫn trả lời:- Vào đầu mùa đông, gió mùa Đông Bắc xuất phát từ cao áp Xibia đi qualục địa châu Á rộng lớn bị mất hơi ẩm khi đến lãnh thổ nước ta, vì vậy gây nênkiểu thời tiết lạnh và khô.- Cuối mùa đông, trung tâm áp cao Xibia dịch chuyển ra phía biển, giómùa Đông Bắc thổi qua biển, các khối khí được cung cấp thêm ẩm khi đi vàonước ta, tạo ra kiểu thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở vùng ven biển.Câu 2. Dựa vào bảng số liệu sau:Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểmĐịa điểmLượng mưaLượng bốc hơiCân bằng ẩm[mm][mm][mm]15Hà Nội1676989687Huế286810001868TP. Hồ Chí Minh19311686245Hãy nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địađiểm trên.Hướng dẫn trả lời:Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm là không đồng đều:- Lượng mưa có sự khác biệt ở các địa điểm: Huế có lượng mưa cao nhất[2868mm], sau đó đến TP. Hồ Chí Minh [1931mm] và thấp nhất là Hà Nội[1676mm].- Lượng bốc hơi trong năm lớn nhất thuộc về TP.Hồ Chí Minh [1686mm],tiếp đến là Huế [1000mm], sau đó là Hà Nội [989mm].- Cân bằng ẩm có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Cao nhất ở Huế[1868mm], tiếp đến Hà Nội [687mm] và thấp nhất là TP.HCM [245mm].Câu 3: Cho bảng số liệu:Nhiệt độ lượng mưa của trạm khí tượng Hà NộiThángIIINhiệt độ [oc] 16,4 17,0Lượng mưa[mm]18,6 28,2IIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXII27,224,621,418,2265,4 130,743,423,420,223,7 27,328,828,928,243,890,1188,230,288,318,5920a. Vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ lượng mưa trong năm ở trạm khí tượng Hà Nội.b. Nhận xét chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội.Hướng dẫn trả lời:16a. Vẽ biểu đồ:Tham khảo biểu đồ sau đây:mmoCBIỂU ĐỒ THÊ HIỆN NHIỆT ĐỘ LƯỢNG MƯA Ở HÀ NỘIb. Nhận xét:- Chế độ nhiệt: [Dẫn chứng số liệu]+ Nhiệt độ trung bình năm+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất17+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất+ Biên độ nhiệt trung bình năm- Chế độ mưa:+ Tổng lượng mưa các tháng trong năm+ Các tháng mưa nhiều [P>= 100mm]

+ Các tháng mưa ít [P

Chủ Đề