Trong kỹ thuật tay ếch, khi 2 tay đạt góc độ bao nhiêu thì bắt đầu thu tay?

Kỹ thuật bơi ếch hiện đại với hướng dẫn chi tiết từng tư thế, động tác cùng cách hít thở dưới đây sẽ giúp bạn đạt được vận tốc bơi cao nhất, đồng thời bơi lâu mà không bị mệt. 

Bơi lội được xem như một trong những phương pháp kéo dài chân Bơi ếch là một trong những cách bơi cổ điển nhất và luôn được nhiều người lựa chọn khi học bơi. Cách bơi này đúng như tên gọi của nó, được mô phỏng giống như cách của con ếch bơi. Để bơi nhanh, bơi lâu mà không mệt cũng như đạt vận tốc cao, việc nắm được bí kíp kỹ thuật bơi ếch hiện đại sau đây sẽ vô cùng quan trọng.

1. Tại sao bơi ếch hiện đại ra đời?

Bơi ếch cổ điển được ra đời cách đây khoảng 4000 - 5000 năm với đặc trưng tay quạt rộng tới đùi và chân mở rộng sang hai bên. Cách bơi này khiến vận tốc của người bơi không thể đạt tới mức tối đa.

Chính vì vậy, bơi ếch đã nhiều lần được cải tiến kỹ thuật để tăng tốc độ và sức bền cho người bơi. Và bơi ếch hiện đại đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là kết quả của những cuộc cải tiến đó. Để lợi ích của bơi lội phát huy tác dụng tốt nhất, cùng tham khảo và áp dụng ngay kỹ thuật bơi ếch sau đây.

2. Kỹ thuật bơi ếch hiện đại chuẩn nhất

2.1. Tư thế thân người khi chuẩn bị bơi

Khi chuẩn bị bơi, bạn cần đưa người vào đúng tư thế thì việc bơi ếch mới có thể nhanh và chuẩn được.

  • Đầu hơi ngẩng lên. Cần lưu ý: Không ngẩng đầu lên cao vì điều này sẽ khiến cơ thể mất thăng bằng và người bạn sẽ chìm sâu xuống nước.
  • Lưng duỗi thẳng và hơi rướn lưng về phía trước.
  • Ngực hơi ưỡn về phía trước. Lưu ý chỉ ưỡn ngực một chút về phía trước chứ không vươn ngực quá nhiều. 
  • Siết cơ bụng và hóp bụng lại.
  • Tay giữ ngang bằng trong nước và duỗi thẳng về phía trước. Lòng bàn tay úp xuống nước. Điều này sẽ giúp bạn giảm lực cản của nước. 
  • Hai chân khép, chụm vào nhau và duỗi thẳng.

Tư thế bắt đầu

2.2. Hướng dẫn động tác chân khi bơi ếch hiện đại

Để hướng dẫn chi tiết và rõ ràng hơn, hướng dẫn cách bơi sẽ được chia làm 4 giai đoạn chính. Trên thực tế, 4 giai đoạn này sẽ diễn ra liên tục và liền nhau để bạn bơi trong nước. 

  • Co chân.
  • Xoay bàn chân.
  • Đạp nước.
  • Lướt nước. 

2.2.1. Giai đoạn 1: Co chân

  • Từ vị trí 2 chân chụm vào nhau, bạn tách dần hai đầu gối ra hai bên, đầu gối gập và đưa về phía trước. 
  • Tại tư thế này, bàn chân được thả lỏng, gót chân đưa sát về phía mông.
  • Động tác co chân không cần dùng lực quá mạnh, chỉ cần co chậm và nhẹ nhàng. 
  • Hít vào khi co chân.
  • Khi kết thúc động tác co chân, đùi phải tạo với thân người 1 góc khoảng 120 - 140 độ. 

2.2.2. Giai đoạn 2: Xoay bàn chân

Đây là một động tác rất quan trọng trong kỹ thuật bơi ếch hiện đại. Bởi xoay bàn chân đúng cách sẽ giúp bạn đạp nước tốt hơn. 

  • Khi động tác co chân chưa kết thúc, bàn chân vẫn tiếp tục đưa về phía gần sát mông.
  • Lúc này, bạn xoay mũi chân của hai chân ra hai bên ngoài để mở rộng diện tích đạp nước. 
  • Kết thúc động tác co chân sẽ là lúc bắt đầu động tác đạp nước.

2.2.3. Giai đoạn 3: Đạp nước

Động tác đạp chân hết sức về phía sau này sẽ giúp bạn đẩy người tiến về phía trước. Chính vì vậy, hiệu quả của động tác chân được quyết định ở giai đoạn đạp nước này. 

  • Đầu tiên, dùng lực cơ đùi để duỗi khớp hông để cho cẳng chân vuông góc với hướng tiến lên của cơ thể.
  • Tiếp tới duỗi khớp đầu gối của hai chân.
  • Tốc độ đạp nước giai đoạn này phải nhanh với lực từ cơ chân mạnh để tăng tốc độ di chuyển. 
  • Hai chân sau khi đạp nước sẽ khép lại chụm vào nhau và duỗi thẳng trở lại. 

2.2.4. Giai đoạn 4: Lướt nước

Sau khi đạp nước, bạn nâng chân lên vị trí cao hơn để giảm lực cản của nước. Và đồng thời tiếp tục quay trở lại giai đoạn 1 để tạo thành chuỗi hoạt động bơi liên tục. 

Động tác chân trong bơi ếch

2.3. Hướng dẫn động tác tay khi bơi ếch hiện đại

2.3.1. Giai đoạn 1: Tỳ nước

Từ tư thế ban đầu hai tay duỗi thẳng đặt song song với mặt nước:

  • Đưa hai cánh tay về phía trước, tách sang hai bên và đồng thời chếch xuống phía dưới nước. Cổ tay hơi gập lại.
  • Động tác tỳ nước đúng sẽ giúp bạn nổi trên mặt nước và tiến về phía trước. 

2.3.2. Giai đoạn 2: Quạt nước

  • Cổ tay gập dần lại và tăng tốc độ quạt tay sang hai bên, xuống phía dưới nước và ra phía sau người.
  • Lòng bàn tay hướng từ ra ngoài quay dần vào trong và ra phía sau người. 
  • Lưu ý: giữ khuỷu tay ở vị trí cao hơn để nâng cao hiệu quả của việc quạt nước. 
  • Khi hai cánh tay tạo thành góc 120 độ thì thu tay vào phía trong. 
  • Thực hiện động tác quạt nước với tốc độ cao để thân hình nổi trên mặt nước. 

2.3.3. Giai đoạn 3: Thu tay

  • Bước 1: Ép khuỷu tay và bàn tay lên trên phía mặt nước, vào phía trong và ra sau người. 
  • Bước 2: Đưa khuỷu tay chuyển động hướng lên trên phía mặt nước, vào phía trong và ra phía trước người.
  • Thực hiện động tác nhanh, dứt khoát và khuỷu tay cần đặt thấp hơn bàn tay. Đồng thời, cẳng tay và cánh tay tạo thành một góc nhọn.

2.3.4. Giai đoạn 4: Duỗi tay

  • Duỗi thẳng khuỷu tay.
  • Lòng bàn tay hướng lên trên xoay dần úp xuống dưới và duỗi về phía trước. Thực hiện động tác này nhanh và liên tục để đưa người về phía trước. 

Động tác tay trong bơi ếch

Hy vọng với bí kíp hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch hiện đại trên đây đã giúp bạn có thể tự tập bơi ếch chính xác. Tập đoàn thể thao Elipsport luôn đồng hành cùng bạn trên chặng đường nâng cao sức khỏe bằng việc nghiên cứu và sản xuất các thiết bị chăm sóc sức khỏe và vóc dáng như: máy tập chạy bộ đa năng, ghế matxa toàn thân, xe đạp tập gym,...


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Bơi lội nói chung và bơi ếch nói riêng là bộ môn thể thao được nhiều người lựa chọn nhằm rèn luyện sức khỏe. Thành thạo kỹ thuật bơi ếch còn giúp bạn phòng tránh các tình huống nguy hiểm dưới nước. Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch từ cơ bản đến nâng cao được chúng tôi tổng hợp lại dưới đây.

Kỹ thuật bơi ếch tuy không đạt được tốc độ cao và nhanh như bơi sải hay bơi bướm nhưng nó bảo gồm những động tác tương đối đơn giản nên vẫn được nhiều người lựa chọn. Nhằm giúp bạn dễ tiếp thu, ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ hướng dẫn kỹ thuật bơi ếch từ cơ bản đến nâng cao được nhiều huấn luyện viên áp dụng cho học viên của mình. Cùng tham khảo nhé!

1. Kỹ thuật bơi ếch cơ bản.

Kỹ thuật bơi ếch chuẩn là kiểu bơi mô phỏng hình dáng con ếch khi đang di chuyển dưới nước. Trong tất cả các kiểu bơi, các thao tác của bơi ếch khá đơn giản tuy nhiên tốc độ di chuyển lại chậm nhất.

1.1. Kỹ thuật đạp chân khi bơi ếch.

Để bơi ếch đúng cách, trước tiên bạn cần thuần thục kỹ thuật đạp chân với 2 bước là tập chân trên cạn và tập chân dưới nước.

Tập chân trên cạn:

  • Bước 1: Bạn ngồi trên thành bể, hai chân co lại đồng thời mở rộng sang hai bên với lòng bàn chân hướng ra bên ngoài, tương tự như tư thế chân của ếch. 
  • Bước 2: Đạp mạnh chân sang hai bên sau đó khép hai chân thật nhanh rồi lập tức duỗi thẳng như tư thế ban đầu.

Trong các giáo trình hướng dẫn bơi ếch, kỹ thuật tập chân thường được rút ngắn thành tên các động tác liên hoàn bao gồm co [co chân] - bẻ [bẻ bàn chân hướng ra ngoài] - đạp [đạp nước] - khép. Bạn có thể ghi nhớ “câu thần chú” này để thực hiện việc tập chân trên cạn một cách dễ dàng.

Tập chân dưới nước:

Vịn hai tay lên thành bể hoặc ván tập rồi thực hiện các bước tập chân trên cạn. Chú ý nên tập ở khu vực nước cạn hoặc  mực nước chỉ cao ngang người để phòng tránh nguy hiểm.

Kỹ thuật đạp chân khi bơi ếch

1.2. Kỹ thuật quạt tay khi bơi ếch.

Khi tập bơi ếch, bạn cũng nên thành thạo kỹ thuật quạt tay trên cạn trước khi xuống dưới nước.

Tập tay trên cạn:

  • Bước 1: Đứng khom người về phía trước với hai tay duỗi thẳng, các lòng bàn tay hướng vào nhau đồng thời nghiêng một góc khoảng 45 độ so với mặt sàn.
  • Bước 2: Đẩy mạnh 2 tay sang hai bên cho đến khi cánh tay gần thẳng hàng với vai, lòng bàn tay hướng ra ngoài. 
  • Bước 3: Nhanh chóng khép hai cánh tay lại và lặp lại các bước như khi tập tay trên cạn.

Động tác tay rất quan trọng, bạn cần thực hiện đúng để tránh mất sức khi bơi.

Tập tay dưới nước:

  • Bước 1: Đứng dưới nước, khom người sao cho bàn tay và mặt nước cách nhau khoảng 10cm, lòng bàn tay và cánh tay duỗi thẳng, động tác tương tự như tập trên cạn. 
  • Bước 2: Vừa đi vừa quạt nước như các động tác tập tay trên cạn.

Kỹ thuật quạt tay khi bơi ếch

1.3. Kỹ thuật thở khi bơi ếch.

So với các kiểu bơi khác, kỹ thuật thở trong bơi ếch không quá phức tạp và khó thực hiện. Nguyên tắc quan trọng khi thở bạn cần nhớ đó là thở ra bằng miệng hoặc mũi và hít vào bằng miệng, kết hợp chặt chẽ với động tác quạt tay:

  • Bước 1: Lấy hơi trong khi nhô đầu khỏi mặt nước. Lưu ý, bạn không nên há miệng to để lấy hơi, thay vào đó hãy hóp bụng lại để hít hơi qua đường miệng. Cách này sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất, từ đó giúp bạn lấy hơi dễ dàng mà không mất sức hoặc hụt hơi.
  • Bước 2: Sau khi đã lấy đủ hơi, bạn nín thở [để tránh nước vào mũi, miệng dễ bị sặc] rồi nhanh chóng ngụp đầu xuống nước và nhẹ nhàng thở ra bằng miệng. 
  • Bước 3: Để quạt nước ra sau, bạn dùng sức ở 2 tay. Khi mới tập thở, trong động tác này bạn có thể kéo dài thời gian lấy hơi cũng như thở trong nước, sau đó dần rút ngắn lại. Theo các giáo viên, bạn nên dành 3 giây để nhô đầu trên mặt nước khi tập bơi ếch, đây cũng là thời gian chuẩn để lấy hơi.

Kỹ thuật thở khi bơi ếch

1.4. Kỹ thuật phối hợp tay chân khi bơi ếch.

Kỹ thuật phối hợp các động tác tay chân trong bơi ếch rất quan trọng bởi nó trực tiếp quyết định tốc độ và hiệu lực của động tác. Theo các giáo viên bơi lội chuyên nghiệp, trong một chu kỳ, các động tác bơi ếch sẽ diễn ra theo trình tự sau: Tỳ nước - hít vào; gần kết thúc quạt nước - bắt đầu co chân; thu tay - kết thúc động tác bằng cách co chân, duỗi tay gần thẳng, đạp chân đồng thời thở ra.

2. Kỹ thuật bơi ếch nhanh.

Sau khi bạn đã thực hiện thành thạo kỹ thuật bơi ếch cơ bản, có thể thử thách bản thân với kiểu bơi ếch nhanh như dưới đây nhé!

2.1. Về tư thế thân người.

  • Trong quá trình bơi ếch, cơ thể luôn ở hình dáng thuôn và gần mặt nước.
  • Thân người nằm tựa hoàn toàn lên ngực, 2 vai cùng trên một đường thẳng ngang với mặt nước.
  • Giữ đầu chắc chắn sao cho mực nước ngang chân tóc.

Kỹ thuật bơi ếch nhanh

2.2. Các động tác của chân.

Khi học cách bơi ếch thì động tác kỹ thuật của chân đóng vai trò rất quan trọng. Nó đòi hỏi bạn cần phải thực hiện thật chính xác và nhuần nhuyễn. Các động tác kỹ thuật chân của kiểu bơi này bao gồm:

- Rút chân về trước.

  • Cả hai chân duỗi thẳng và xuôi theo dòng nước.
  • Hai bàn chân đặt gần sát nhau, gần như thẳng hàng với cẳng chân.
  • Gót chân nằm dưới mặt nước 20cm và hơi cách xa nhau.
  • Khoảng cách giữa 2 đầu gối rộng bằng khoảng cách của vai.
  • Gót chân rút lên càng gần nhau càng tốt.
  • Cổ chân thả lỏng, bàn chân xoay ra ngoài.

- Đạp nước.

  • Gập bàn chân [mũi chân bẻ ra ngoài], đầu gối hướng vào trong.
  • Kết thúc động tác đạp nước khi bàn chân hướng ra sau và hơi hướng lên trên 
  • Duỗi thẳng đầu gối cho đến khi 2 bàn chân gần chạm nhau.

Kỹ thuật đạp nước

2.3. Các động tác của tay.

- Pha hiệu lực.

Tì nước:

  • Duỗi thẳng 2 tay sao cho lòng bàn tay nằm phía dưới, cách mặt nước khoảng 10 cm, các cánh tay hướng thẳng xuống đáy hồ.
  • Khép sát các ngón tay với 2 ngón cái chạm vào nhau.

Kéo nước:

  • Tăng dần tốc độ quạt của bàn tay bằng cách nhấn cả lòng bàn tay và cẳng tay xuống, hơi gập khủy tay và nâng lên cao hơn bàn tay.
  • Xoay cánh tay xoay vừa phải và đẩy nước ra sau, lòng bàn tay hướng về sau.
  • Cẳng tay tạo với cánh tay một góc 90 độ.
  • Đẩy bàn tay về phía trước ở tư thế phẳng.

Chèo:

  • Lòng bàn tay tạo ra tác động chèo trong bơi ếch.
  • Hơi nghiêng lòng bàn tay vào trong đồng thời hơi hướng lên trên, cách cằm dưới mặt nước khoảng 20 - 25 cm.
  • Bàn tay và cẳng tay quét hướng vào trong sau đó ra sau.

- Đẩy tay về trước.

  • Đẩy bàn tay về phía trước để tạo thành tư thế phẳng ngay dưới nước.
  • Khép sát khuỷu tay vào thân người, duỗi thẳng cánh tay về phía trước.
  • Khép sát ngón tay, hướng lòng bàn tay xuống dưới.

Động tác tay khi bơi ếch

3. Kỹ thuật bơi ếch không mệt.

Dưới đây là những kỹ thuật giúp bạn không cảm thấy mệt khi bơi ếch được xa:

  • Thuần thục cách hít thở: Không riêng gì bơi ếch, hít thở và lấy hơi rất quan trọng trong mọi kiểu bơi. Tuy nhiên chúng ta thường bỏ qua điều này và chỉ chú trọng tới các động tác tay chân. Nếu muốn bơi ếch không mệt, bạn cần rèn luyện thuần thục cách hít thở cũng như lấy hơi. Lý do là vì khi hít thở đúng cách sẽ giúp bạn bơi lâu nhưng không đuối sức, cơ thể cũng không bị thiếu oxy. Theo đó bạn hãy hít thở sâu và chậm, khi hít thở  có thể hơi hé miệng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn. Chú ý thở ra khi ở trong nước và hít vào lúc ngoi lên. Thêm vào đó, bạn không nên chủ động nhấc đầu khỏi mặt nước mà hãy dùng vai để nâng đầu lên.
  • Chú ý kỹ thuật tay: Những cử động của tay trong quá trình bơi ếch nên có thể hiểu là cách “xé nước”. Khi đó, bạn đẩy nước sang hai bên bằng cách  dùng bàn tay và hai cánh tay để loại bỏ bớt lực cản của nước lên cơ thể và tiến về phía trước. Cần lưu ý thêm rằng, để bơi ếch được xa, bạn nên rẽ nước bằng cánh tay, không cần mở cánh tay quá rộng hơn vai vì vừa mất sức vừa không đem lại hiệu quả như mong đợi.
  • Cách đạp chân: Đây là kiểu bơi mô phỏng lại động tác của loài ếch, do vậy vùng chân sẽ là cơ quan chính và hoạt động nhiều nhất trong khi bơi. Nếu muốn bơi được xa, bạn cần nghiên cứu kỹ về cách đặt chân, phải làm gì khi đã mỏi….
  • Duy trì tư thế đúng khi bơi: Dù bạn hít thở như thế nào, tay chân đã tập đúng thì yếu tố cốt lõi để bơi ếch được xa đó là giữ đúng tư thế. Cách đặt tay như thế nào, chân nhịp nhàng xa sao, mắt luôn hướng thẳng về phía trước, luôn cố định thân trên và không di chuyển.

Kỹ thuật bơi ếch không mệt

4. Lưu ý về tư thế trong kỹ thuật bơi ếch.

Để thực hiện đúng các tư thế trong kỹ thuật bơi ếch, bạn cần chú ý một số điều sau:

  • Đảm bảo thân người hoàn toàn nằm trên mặt nước sao cho ngực và hai vai luôn trên một đường thẳng, ngang với mặt nước.
  • Mực nước cần nằm ngang với chân tóc, không để đầu chìm quá sâu.
  • Tuyệt đối tránh việc chủ động nhấc đầu lên trong khi bơi.
  • Đầu luôn nằm dưới cánh tay, tay chụm lại để giảm bớt lực cản của nước.

5. Tổng kết.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật bơi ếch cơ bản cũng như những cách giúp bạn bơi nhanh mà không mệt. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn tập luyện hiệu quả và cơ thể linh hoạt hơn. Bên cạnh đó đừng quên kết hợp xen kẽ với các bộ môn khác để gia tăng sức mạnh tổng thể bạn nhé!

Đọc thêm ▾

Rút gọn ▴

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề