Chọn đáp An không đúng giá cả thị trường có chức năng

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ. ư

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Chức năng của thị trường là gì.

Thị trường là gì?

Sự xuất hiện và phát triển của thị trường gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Hoặc có thể hiểu theo nghĩa khái quát hơn thì thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung – cầu, giá cả, giá trị… mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hóa tiêu thụ được xác định.

Dù là thị trường đơn giản hay thị trường hiện đại đều có sự tác động của các yếu tố cấu thành thị trường như: Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán, dẫn đến quan hệ cung – cầu, xác định giá cả và số lượng hàng hóa được trao đổi mua bán.

Chọn đáp An không đúng giá cả thị trường có chức năng

Các loại thị trường

Việc phân loại thị trường được dựa trên nhiều căn cứ khác nhau, cụ thể như sau:

– Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi thì thị trường gồm 04 loại:

+ Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các hàng hóa tồn tại dưới dạng hiện vật, hữu hình.

+ Thị trường các yếu tố sản xuất: là loại thị trường nhằm thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất xã hội, cụ thể là cung cấp các yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Thị trường hàng hóa tiêu dùng: là loại thị trường trao đổi các sản phẩm thông dụng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân toàn xã hội.

+ Thị trường dịch vụ: là hình thái thị trường mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người. Ví dụ: Đối với các sản phẩm cho thuê phòng tại các khách sạn, nhà nghỉ khi đi du lịch

– Căn cứ vào số lượng và vị trí của người mua, người bán thị trường được chia thành 3 hình thái cơ bản:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái thị trường mà ở đó số lượng người mua và người bán phải đông đảo, để đảm bảo cho mỗi người chỉ chiếm một vị trí rất nhỏ trên thị trường.

+ Thị trường độc quyền: Bao gồm cả độc quyền mua và độc quyền bán, được sinh ra khi mỗi bên chỉ có một người mua hoặc một người bán

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái thị trường có sự đan xen giữa cạnh tranh và độc quyền. Sự không hoàn hảo trong cạnh tranh có thể xuất phát từ những lợi thế chi phí sản xuất hoặc do những yếu tố cản trở cạnh tranh khác như: Thương hiệu của doanh nghiệp, giá cả…

– Căn cứ vào cách biểu hiện của nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực thị trường được chia thành 3 loại:

+ Thị trường thực tế: là loại thị trường mà trong đó các khách hàng có nhu cầu đã được đáp ứng thông qua hệ thống cung ứng hàng hóa dịch vụ của các nhà kinh doanh.  

+ Thị trường tiềm năng: là bộ phận thị trường mà trong đó khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán nhưng chưa được đáp ứng hàng hóa và dịch vụ.

+ Thị trường lý thuyết: là toàn bộ dân cư nằm trong vùng và thu hút khả năng phát triển của kinh doanh. Trong thị trường lý thuyết bao gồm cả khách hàng thực tế và khách hàng tiềm năng và các nhóm dân cư khác.

Thị trường có 03 chức năng chính, cụ thể như sau:

– Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi và mua bán, việc hàng hóa được sản xuất ra thì cần phải có người mua để tiêu thụ hàng hóa. Nếu hàng hóa bán được và bán với giá cả bằng giá trị thì xã hội đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động để sản xuất ra nó. Nếu hàng hóa không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hóa không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của xã hội nên xã hội không chấp nhận.Nếu hàng hóa bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có nghĩa là xã hội chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.

Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa, dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ không được thị trường chấp nhận.

– Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng hóa, giá cả, chất lượng…

Thị trường thông tin về tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung – cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hóa, giá cả thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Thị trường cho người sản xuất biết thông tin nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai, ở đâu.Thị trường chỉ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.

– Chức năng điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Sự vận động của các quy luật kinh tế của thị trường thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của xã hội.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Chức năng của thị trường là gì. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Kinh tế vi mô có đáp án kèm theo. Nội dung bao gồm 342 câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn, được phân thành 10 chương. Ngoài ra, trong mỗi chương còn có các câu hỏi trắc nghiệm dạng nhiều lựa chọn, câu hỏi đúng sai, cụ thể như sau:
1. Những vấn đề chung (68 câu với 19 câu đúng/sai)
2. Cung và cầu (125 câu với 61 câu đúng/sai)
3. Tiêu dùng (81 câu với 35 câu đúng/sai)
4. Sản xuất và chi phí (57 câu với 29 câu đúng/sai)
5. Cạnh tranh hoàn hảo (71 câu với 35 câu đúng/sai)
6. Độc quyền (22 câu với 11 câu đúng/sai)
7. Cạnh tranh độc quyền (74 câu với 35 câu đúng/sai)
8. Độc quyền tập đoàn (33 câu với 15 câu đúng/sai)
9. Cung và cầu lao động (34 câu với 15 câu đúng/sai)
10. Vai trò của chính phủ (71 câu với 39 câu đúng/sai)

Phần nội dung bên dưới là phần trắc nghiệm của chương 2, mời các bạn tham gia ôn tập.

MICRO_2_C2_1: Giá thị trường: ○ Đo sự khan hiếm ○ Truyền tải thông tin ○ Tạo động cơ. ● Tất cả đều đúng

○ a và b

MICRO_2_C2_2: Đường cầu cá nhân về một hàng hóa hoặc dịch vụ ● Cho biết số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân sẽ mua ở mỗi mức giá ○ Cho biết giá cân bằng thị trường ○ Biểu thị hàng hóa hoặc dịch vụ nào sẽ được thay thế theo nguyên lý thay thế ○ Tất cả đều đúng

○ a và c

MICRO_2_C2_3: Ý tưởng là có các hàng hóa hoặc dịch vụ khác có thể có chức năng là các phương án thay thế cho một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể gọi là: ○ Luật cầu ● Nguyên lý thay thế ○ Đường cầu thị trường ○ Nguyên lý khan hiếm

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C2_4: Nếu biết các đường cầu cá nhân của mỗi người tiêu dùng thì có thể tìm ra đường cầu thị trường bằng cách: ○ Tính lượng cầu trung bình ở mỗi mức giá ○ Cộng tất cả các mức giá lại ● Cộng lượng mua ở mức giá của các cá nhân lại ○ Tính mức giá trung bình

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C2_5: Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc trên một đường cầu cá nhân vì: ● Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác ○ Một số cá nhân rời bỏ thị trường ○ Một số cá nhân gia nhập thị trường ○ Lượng cung tăng

○ a và b

MICRO_2_C2_6: Khi giá tăng lượng cầu giảm dọc theo đường cầu thị trường vì: ○ Các cá nhân thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác ○ Một số cá nhân rời bỏ thị trường ○ Một số cá nhân gia nhập thị trường ○ Lượng cung tăng

● a và b

MICRO_2_C2_7: Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung cá nhân vì: ● Giá cao hơn tạo động cơ cho các hãng bán nhiều hơn ○ Nguyên lý thay thể dẫn đến các hãng thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác ○ Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra ở mỗi mức giá ○ b và c

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C2_8: Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì: ○ Ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hàng hóa hơn ○ Mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn ○ Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra ở mỗi mức giá ○ Ở giá cao hơn nhiều hãng thay thế các hàng hóa và dịch vụ khác hơn.

● a và b

MICRO_2_C2_9: Việc cắt giảm sản lượng dầu của OPEC làm tăng giá dầu vì: ○ Quy luật hiệu suất giảm dần ○ Quy luật đường cầu co dãn ● Đường cầu dốc xuống ○ Tất cả các lý do trên

○ Không lý do nào trong các lý do trên.

MICRO_2_C2_10: Tăng giá sẽ dẫn đến lượng cầu giảm vì: ○ Người cung sẽ cung số lượng nhỏ hơn ○ Một số cá nhân không mua hàng hóa này nữa ○ Một số cá nhân mua hàng hóa này ít đi ○ a và b

● b và c


MICRO_2_C2_11: Nếu trong hình

Chọn đáp An không đúng giá cả thị trường có chức năng
E là cân bằng ban đầu trong thị trường lương thực và E’ là cân bằng mới, yếu tố có khả năng gây ra sự thay đổi này là: ○ Thời tiết xấu làm cho đường cầu dịch chuyển ○ Thời tiết xấu làm cho đường cung dịch chuyển ● Thu nhập của người tiêu dùng tăng làm cho đường cầu dịch chuyển ○ Cả cung và cầu đều dịch chuyển

○ Không yếu tố nào trong các yếu tố trên.

MICRO_2_C2_12: Sự thay đổi của yếu tố nào trong các yếu tố sau đây sẽ không làm thay đổi đường cầu về thuê nhà? ○ Quy mô gia đình ● Giá thuê nhà ○ Thu nhập của người tiêu dùng ○ Giá năng lượng

○ Dân số của cộng đồng tăng

MICRO_2_C2_13: Hiệu suất giảm dần hàm ý: ○ Đường cầu dốc lên ○ Đường cầu dốc xuống ● Đường cung dốc lên ○ Đường cầu dốc xuống

○ Bất kỳ điều nào trong các điều trên đều có nghĩa

MICRO_2_C2_14: Khi nói rằng giá trong thị trường cạnh tranh là “quá cao so với cân bằng” nghĩa là (đã cho các đường cung dốc lên): ○ Không người sản xuất nào có thể bù đắp được chi phí sản xuất của họ ở mức giá đó ● Lượng cung vượt lượng cầu ở mức giá đó ○ Những người sản xuất rời bỏ ngành ○ Người tiêu dùng sẵn sàng mua tất cả những đơn vị sản phẩm sản xuất ra ở mức giá đó.

○ Lượng cầu vượt lượng cung ở mức giá đó.

MICRO_2_C2_15: Nắng hạn có thể sẽ: ○ Làm cho người cung gạo sẽ dịch chuyển đường cung của họ lên một mức giá cao hơn ○ Gây ra cầu cao hơn về gạo dẫn đến một mức giá cao hơn ○ Làm cho người tiêu dùng giảm cầu của mình về gạo. ● Làm cho đường cung về gạo dịch chuyển sang trái và lên trên

○ Làm giảm giá các hàng hóa thay thế cho gạo.

MICRO_2_C2_16: Một lý do làm cho lượng cầu về một hàng hóa tăng khi giá của nó giảm là: ○ Giảm giá làm dịch chuyển đường cung lên trên ● Mọi người cảm thấy mình giàu thêm một ít và tăng việc sử dụng hàng hóa trên ○ Cầu phải tăng để đảm bảo cân bằng khi giá giảm ○ Ở các mức giá thấp hơn người cung cung nhiều hơn

○ Giảm giá làm dịch chuyển đường cầu lên trên

MICRO_2_C2_17: Mức giá mà ở đó số lượng hàng hóa người mua muốn mua để tiêu dùng cao hơn số lượng người bán muốn sản xuất để bán (đường cung dốc lên) ○ Nằm ở bên trên giá cân bằng dài hạn ● Nằm ở bên dưới giá cân bằng dài hạn ○ Sẽ gây ra sự dịch chuyển của đường cầu trong dài hạn ○ Không thể có ngay cả trong ngắn hạn

○ Không câu nào đúng

MICRO_2_C2_18: Trong thị trường cạnh tranh giá được xác định bởi: ○ Chi phí sản xuất hàng hóa ○ Thị hiếu của người tiêu dùng ○ Sự sẵn sàng thanh toán của người tiêu dùng ○ Số lượng người bán và người mua

● Tất cả các yếu tố trên

MICRO_2_C2_19: Tăng cung hàng hóa X ở một mức giá xác định nào đó có thể do ○ Tăng giá của các hàng hóa khác ○ Tăng giá của các yếu tố sản xuất ● Giảm giá của các yếu tố sản xuất ○ Không nắm được công nghệ

○ Không yếu tố nào trong các yếu tố trên

MICRO_2_C2_20: Đường cung thị trường ○ Là tổng các đường cung của những người sản xuất lớn nhất trên thị trường ○ Luôn luôn dốc lên ● Cho thấy cách thức mà nhóm các người bán sẽ ứng xử trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo ○ Là đường có thể tìm ra chỉ khi tất cả những người bán hành động như những người ấn định góa

○ Là đường có thể tìm ra chỉ nếu nếu thị trường là thị trường quốc gia