Chủ đề tết 2023

Nhiều bộ, ngành chọn phương án nghỉ Tết 7 ngày

Theo đó, sau khi đưa ra lấy ý kiến, hai phương án đề xuất nghỉ Tết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nhận nhiều ý kiến góp ý khác nhau, thậm chí có đơn vị còn đưa ra phương án thứ 3.

Cụ thể, các bộ, ngành như: Nội Vụ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày liên tục theo phương án 1 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu ra.

Bộ Tài chính là cơ quan duy nhất lựa chọn phương án 2: nghỉ Tết 9 ngày.

Cũng góp ý về đề xuất nghỉ Tết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra phương án khác là nghỉ 8 ngày, từ ngày 19/1/2023 đến hết 26/1/2023, tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão, làm bù 1 ngày thứ Bảy sau đó.

Theo Cục An toàn lao động, với ngày làm việc xen kẽ nghỉ Tết với cuối tuần, doanh nghiệp, các cơ quan có thể tự bố trí nghỉ bù để công chức, lao động có kỳ nghỉ kéo dài. Còn lịch nghỉ Tết vẫn sẽ được thông báo chung.

Cục An toàn lao động cũng cho hay, phương án nghỉ Tết 7 ngày chưa phải là phương án cuối cùng.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn nghiên cứu, điều chỉnh trước khi trình Thủ tướng vào cuối tháng 9/2022.

Đối với ý kiến người lao động mong muốn được nghỉ trước Tết dài ngày hơn, cũng cần nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Phương án nghỉ 7 ngày bảo đảm hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết

Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra hai phương án để lấy ý kiến các bộ, ngành về đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 kéo dài 7 ngày và 9 ngày.

Về phương án nghỉ 7 ngày, công chức, viên chức sẽ nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết, từ ngày 20/1/2023 đến hết ngày 26/1/2023, tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão.

Còn phương án nghỉ 9 ngày thì người lao động nghỉ 1 ngày trước Tết và 9 ngày sau Tết, từ ngày 21 đến hết ngày 29/1/2023, tức từ ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão.

Trong hai phương án, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiêng về hướng chọn nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày, bởi cho rằng phương án này đảm bảo tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài và hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết./.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Ngày 26/9, theo thông tin từ Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH, trên cơ sở đồng tình từ nhiều bộ ngành, Cục đã báo cáo tổng hợp góp ý thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2023 lên Bộ LĐ-TB&XH để trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Sau khi đưa ra lấy ý kiến, 2 phương án đề xuất nghỉ Tết của Bộ LĐ-TB&XH đã nhận nhiều ý kiến góp ý khác nhau, thậm chí có đơn vị còn đưa ra phương án thứ 3.

Theo đó các bộ, ngành như: Nội Vụ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán 7 ngày liên tục theo phương án 1 Bộ LĐ-TB&XH đề xuất.

Phương án 2 nghỉ Tết 9 ngày là do Bộ Tài chính lựa chọn.

Ảnh minh hoạ Internet

Góp ý về đề xuất nghỉ Tết, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đưa ra phương án nghỉ 8 ngày, từ ngày 19/1/2023 đến hết ngày 26/1/2023, tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão, làm bù 1 ngày thứ Bảy sau đó.

Cũng theo Cục An toàn lao động, với ngày làm việc xen kẽ nghỉ Tết với cuối tuần, doanh nghiệp, các cơ quan có thể tự bố trí nghỉ bù để công chức, lao động có kỳ nghỉ kéo dài. Còn lịch nghỉ Tết vẫn sẽ được thông báo chung.

"Phương án nghỉ Tết 7 ngày như Cục trình có thể chưa phải là phương án cuối cùng khi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội còn nghiên cứu, điều chỉnh trước khi trình Thủ tướng vào cuối tháng này", vị lãnh đạo Cục An toàn lao động cho biết.

Về ý kiến người lao động mong muốn được nghỉ trước Tết dài ngày hơn, Cục An toàn lao động cho rằng cần nghiên cứu, đề xuất phương án phù hợp cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Các cơ quan Doanh nghiệp chủ động có phương án nghỉ phù hợp với đặc thù của cơ quan doanh nghiệp mình.

Cuối quý III, đầu quý IV/2022, hoạt động thương mại và dịch vụ tiếp tục đà phục hồi và phát triển tích cực. Con số doanh thu thương mại và dịch vụ trên cả nước trong tháng 9 - đạt 493.1 ngàn tỉ đồng, tăng 2.9% so với tháng trước và tăng 36.1% so với cùng kỳ năm 2021 - đã tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp [DN] để bước vào mùa làm ăn quan trọng nhất trong năm.

Doanh nghiệp lạc quan trữ hàng

Những ngày này, nhiều DN đã chuẩn bị xong nguyên liệu, bắt tay vào sản xuất hàng Tết và gửi thông báo chào hàng đến các nhà phân phối.

Các siêu thị sẽ khuyến mại nhiều hơn, đậm hơn trong dịp Tết 2023 .Ảnh: Hoàng Triều

Tại nhà máy sản xuất của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản [Vissan], một số dây chuyền đã "chạy" sản lượng cho mùa Tết. Ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vissan, cho biết sức mua đang chuyển biến trong những ngày gần đây, dự báo sẽ tăng tốt trong quý IV/2022 và tháng 1-2023.

"Đến nay, tâm lý người tiêu dùng không còn căng thẳng vì dịch COVID-19 nên sẽ ăn Tết, chơi Tết "bù" cho năm rồi. Bên cạnh đó, Tết cổ truyền gần với Tết Dương lịch cũng là một động lực kích thích sức mua trong những tháng tới" - ông Dũng nêu cơ sở dự đoán lạc quan.

Từ dự đoán này, Vissan đã chuẩn bị ngân sách 710 tỉ đồng để dự trữ, sản xuất hàng Tết - tăng 20% so với cùng kỳ năm 2021. Theo kế hoạch, Vissan chuẩn bị 2.000 tấn thực phẩm tươi sống [chủ yếu là thịt heo], tăng 30% so với mức thực hiện Tết Nhân Dần 2022 cùng 4.200 tấn thực phẩm chế biến, tăng 10%. Vissan cam kết đủ hàng trước và sau Tết với giá ổn định.

Cũng nhận định tình hình hàng Tết năm nay sẽ khả quan và tăng nhiều so với năm 2021, các DN sản xuất thủy hải sản chế biến, bánh kẹo, nước ngọt/nước giải khát... mạnh dạn đặt mục tiêu sản lượng, doanh số cao. Các công ty sản xuất - kinh doanh thịt, trứng gia cầm cũng đã hoàn tất khâu chuẩn bị tại trại chăn nuôi và trại liên kết để bảo đảm nguồn hàng cung cấp cho thị trường từ nay đến Tết.

Công ty CP Ba Huân cho biết sẽ tăng sản lượng trứng gà, vịt cung cấp lên 20%. Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt dự đoán từ nay đến Tết, giá trứng gia cầm sẽ không biến động.

"Sản lượng trứng gia cầm đang rất dồi dào, DN đủ khả năng phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng 50% trong tháng chạp. TP HCM vừa điều chỉnh tăng giá trứng gia cầm trong chương trình bình ổn thị trường, trong khi giá xăng dầu đang trên đà giảm, giá các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm… là những yếu tố giữ ổn định giá trứng gia cầm trong thời gian tới" - ông Trương Chí Thiện, Tổng Giám đốc Vĩnh Thành Đạt, phân tích.

Tiếp nối đà tăng trưởng khá trong thời gian gần đây, các hệ thống phân phối lớn như Saigon Co.op, Central, MM Mega Market, Aeon, Lotte Mart, Winmart, Emart… đều chuẩn bị nguồn hàng chủ lực tăng ít nhất 20%-30% so với Tết 2022. Ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc vận hành chuỗi siêu thị Co.opmart [thuộc Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM - Saigon Co.op], cho hay do Tết Nguyên đán năm nay đến sớm nên Saigon Co.op tăng lượng dự trữ lên 30%-50%, tùy nhóm hàng. Thông thường, mức dự trữ hàng Tết tại Saigon Co.op khoảng 20%-30%.

"Khả năng sức mua toàn thị trường sẽ tăng khoảng 10% trong Tết sắp tới. Vì các hoạt động kinh doanh, khuyến mãi… hàng Tết tại hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op sẽ diễn ra trước Tết 2 tháng nên khoảng nửa cuối tháng 11-2022, Saigon Co.op sẽ "chạy" chương trình Tết. Năm nay, chương trình sẽ có nhiều đổi mới, mang lại nhiều trải nghiệm mua sắm và quyền lợi cho khách hàng" - ông Thắng thông tin.

Sản phẩm thân thiện sức khỏe là điểm nhấn

Khảo sát từ các hệ thống bán lẻ cho thấy sau 1 năm TP HCM xóa giãn cách xã hội do dịch bệnh, người dân có nhu cầu sum họp gia đình hoặc thăm viếng, tặng quà cho nhau. Nghiên cứu độc quyền của TikTok cũng cho kết quả 77% người được hỏi sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho Tết 2023. Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra rằng người tiêu dùng chấp nhận mở hầu bao cho những sản phẩm an toàn, "tốt nhất" về mặt chất lượng, dinh dưỡng để sử dụng hoặc làm quà biếu, tặng.

Nắm bắt xu hướng này, một số DN sản xuất các mặt hàng chăm sóc sức khỏe, hàng dinh dưỡng chủ động tăng sản lượng lên 40%-50% trong tháng Tết 2023. Các DN bán lẻ cũng đang tăng chủng loại mặt hàng, hình thức kinh doanh nhóm hàng có lợi cho sức khỏe. Đơn cử, hệ thống MM Mega Market tập trung vào các mặt hàng dinh dưỡng như nước uống dinh dưỡng, bánh dinh dưỡng, rau hữu cơ, rau an toàn… trong nước lẫn nhập khẩu.

Ông Đinh Quang Khôi, Giám đốc Marketing MM Mega Market, cho biết hệ thống sẽ triển khai một số hoạt động nhằm kích cầu nhóm hàng này. Song song đó, MM Mega Market sẽ giảm số lượng giỏ quà gói sẵn là các mặt hàng thực phẩm công nghệ. Thay vào đó là các sản phẩm tốt cho sức khỏe như trái cây, ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng, nước uống dinh dưỡng… Nhóm hàng trái cây nhập khẩu hứa hẹn sẽ có sự bùng nổ về sản lượng, giá bán cũng như cách thức bán 1 số mặt hàng.

Cũng lấy điểm nhấn là các mặt hàng thân thiện với sức khỏe, Lotte Mart sẽ bắt đầu giới thiệu nhiều giỏ quà Tết đặc biệt, gồm trái cây cao cấp nhập khẩu từ đầu tháng 11-2022. Hệ thống này cũng giới thiệu thêm nhiều sản phẩm organic trong nước lẫn ngoại nhập, phục vụ nhóm khách hàng có thu nhập khá trở lên.

Hệ thống Co.opmart thì tận dụng lợi thế chuỗi phân phối rộng khắp cả nước, tiếp tục đẩy mạnh chương trình "Tết xa thêm gần", dành ưu tiên cho các sản phẩm phục vụ bữa ăn gia đình: nhận đặt giỏ quà, hàng hóa và giao hàng trên cả nước.

"Có nhiều hình thức, mức giá giỏ quà phù hợp với các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Saigon Co.op cũng sẽ mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm mua sắm cuối năm thông qua các chương trình khuyến mãi theo chủ đề riêng, phiên chợ xanh…" - đại diện Saigon Co.op cho hay. 

Khuyến mãi nhiều hơn, đậm hơn

Một điểm chung khác của mùa Tết năm nay là các DN đều tăng ngân sách cho hoạt động khuyến mãi nhằm tạo sức bật cho thị trường, đồng thời đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ lượng hàng lớn đã chuẩn bị. Cụ thể, các hệ thống phân phối sẽ phối hợp cùng các nhà cung cấp thực hiện khuyến mãi nhiều hơn, sớm hơn. Tương tự, nhiều nhà sản xuất cũng xác định sẽ tăng khuyến mãi để kéo doanh số các tháng cuối năm 2022.

Ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết sau nhiều biến cố, người tiêu dùng vẫn đang tiết kiệm chi tiêu và quan tâm nhiều đến giá cả hàng hóa. Vì vậy, để bán được hàng, từ nay đến cuối năm, công ty sẽ duy trì các hoạt động khuyến mại theo hình thức cuốn chiếu. Các mặt hàng thực phẩm chế biến sẽ luân phiên được giảm giá đến 25%, thực phẩm tươi sống cũng sẽ luân phiên giảm giá nhưng ở mức thấp hơn...

Chủ Đề